Thụy Sĩ rút đơn gia nhập EU: Cú sốc với nỗ lực nhất thể hóa châu Âu

VOV.VN - Thụy Sĩ quyết định rút đơn sau khi các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, chỉ có 16% người ủng hộ nước này gia nhập EU.

Sau 24 năm đệ trình đơn xin gia nhập EU, cả Thượng viện và Hạ viện Thụy Sĩ đã đồng ý rút lại lá đơn này. Vậy yếu tố nào đứng đằng sau quyết định này của hai viện Thụy Sĩ?

Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy, chỉ có 16% người ủng hộ nước này gia nhập EU. (Ảnh: Alamy)

“Lá đơn ma”

Đơn xin gia nhập EU của Thụy Sĩ có từ năm 1992 nhưng từ đó đến nay, hầu như quốc gia này chưa từng có những động thái chính trị đáng kể nào để thúc đẩy việc đó. Chính vì thế, báo chí Thụy Sĩ gọi đây là một “lá đơn ma” mà nhiều người dân Thụy Sĩ thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của nó.

Vì lí do đó mà Hội đồng quốc gia, tương đương Quốc hội, và Hội đồng Nhà nước, tương đương Thượng viện của Thụy Sĩ đã quyết định là cần thông báo chính thức rằng, Thụy Sĩ đã từ bỏ lá đơn xin gia nhập đó.

Theo lý giải của các Hội đồng này thì đã đến lúc cần nói rõ cho châu Âu biết rằng, Thụy Sĩ không còn ý định đó tuy nhiên theo các nhà kinh tế thì động thái này của Thụy Sĩ có thể là do lo ngại các ảnh hưởng xấu của nguy cơ nước Anh rời khỏi EU nên Thụy Sĩ muốn sớm có hành động nhằm ổn định tình hình.

Ngày càng ít người dân ủng hộ gia nhập EU

Kể từ khi đệ trình đơn xin gia nhập EU, năm nào Thụy Sĩ cũng tổ chức thăm dò dư luận về quan điểm của người dân đối với việc gia nhập EU. Nếu cách đây hơn 20 năm, tỷ lệ ủng hộ có lúc lên tới 50%, thì càng về sau con số càng giảm dần, và mới nhất chỉ còn 16% trong cuộc thăm dò năm 2016 vừa qua.

Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập, lâu nay nước này đã không tham gia vào phe nào hay khối nào mà tự lựa chọn con đường riêng của mình. Lựa chọn này của Thụy Sĩ đang thành công khi quốc gia này là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới và người dân hưởng mức sống cao hàng đầu thế giới.

Vì thế, không có lí do gì buộc người dân Thụy Sĩ phải từ bỏ con đường mà họ đang thành công. Hơn 2 thập kỷ trước, EU, khi đó còn là Cộng đồng kinh tế châu Âu, còn đang mang lại những triển vọng phát triển rất tốt nên Thụy Sĩ muốn gia nhập.

EU vẫn đang chìm đắm trong khủng hoảng sâu sắc cả về kinh tế lẫn thể chế. (Ảnh: Alamy)

Nhưng càng về sau, nhất là từ khủng hoảng 2008 đến nay, mô hình phát triển của EU bộc lộ rất nhiều hạn chế và EU vẫn đang chìm đắm trong khủng hoảng sâu sắc cả về kinh tế lẫn thể chế. Điều dĩ nhiên là khi đó, mức độ thiện cảm của người dân Thụy Sĩ với EU sẽ giảm đi.

Không ai lại từ bỏ một mô hình thành công để tìm đến với một mô hình khác đang thất bại. Nói cách khác là người dân Thụy Sĩ không còn nhìn EU như một hình mẫu lý tưởng nữa nên việc họ từ chối gia nhập EU là điều rất dễ hiểu.

Thụy Sĩ được đánh giá là quốc gia có mức độ hội nhập EU rất sâu rộng, ví dụ như giao dịch thương mại với EU chiếm tới 70-80%, đồng thời tham gia Hiệp ước tự do đi lại Schengen. Tuy nhiên, việc rút đơn hoàn toàn chỉ là một động thái mang ý nghĩa biểu tượng về chính trị hơn là tác động thực tế.

Lo bị tác động của Brexit

Mối lo lớn nhất với Thụy Sĩ bây giờ là các tác động của việc nước Anh có thể rút khỏi EU. Hiện tại thì trước các mối lo về Brexit thì đồng franc Thụy Sĩ đã tăng giá so với các đồng tiền khác và điều này có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu cũng như lĩnh vực du lịch của Thụy Sĩ, những thế mạnh của nền kinh tế nước này.

Theo các chuyên gia của ngân hàng Credit Suisse thì GDP nước này sẽ tăng trưởng ít trong năm 2016 ở mức 1% do lo ngại từ hệ quả của Brexit. Đó mới là mối lo chính của người Thụy Sĩ, còn về mức độ hội nhập của Thụy Sĩ với EU thì việc rút đơn của nước này sẽ không có tác động gì đáng kể.

Sức hút của EU giảm mạnh

Cử tri Anh sẽ đi bỏ phiếu về việc đi hay ở của nước Anh trong EU vào ngày 23/6. (Ảnh: AFP)

Cách đây hơn 1 năm, Iceland cũng đã rút đơn xin gia nhập EU, bây giờ đến lượt Thụy Sĩ. Cùng với cuộc trưng cầu ý dân chuẩn bị diễn ra tại Anh – nơi mà các cuộc thăm dò dư luận cho thấy tỷ lệ ủng hộ Brexit đang vươn lên dẫn trước, có ý kiến cho rằng dường như EU đang giảm dần sức hút.

Thực ra điều này rất dễ hiểu bởi thời gian qua, chúng ta thấy có nhiều giảm sút trong các giá trị sức mạnh của EU. Trước hết là việc xuống giá đồng euro, cuộc khủng hoảng nợ công tại hầu hết các quốc gia thành viên, nặng nề nhất tại Hy Lạp kéo theo hàng loạt ảnh hưởng đến các quốc gia khác, rồi khủng hoảng người nhập cư bộc lộ nhiều bất cập trong chính sách chung.

Một loạt các vấn đề nảy sinh khiến các quốc gia không khỏi có suy nghĩ rằng chính sự ràng buộc trong EU đã khiến đất nước họ phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Chính tâm lý đó đã tạo thuận lợi cho các đảng cực hữu phát triển và ngày càng lớn mạnh tại các quốc gia châu Âu, thu hút ngày càng đông các thành phần muốn ly khai khỏi EU.

Đặc biệt cuộc khủng hoảng người tị nạn cũng như nguy cơ khủng bố đe dọa là những nguyên nhân quan trọng khiến ngày càng nhiều người không còn thấy nhất thể hóa châu Âu là tuyệt vời./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hoài nghi gia tăng trước khi Anh trưng cầu ý dân đi hay ở EU
Hoài nghi gia tăng trước khi Anh trưng cầu ý dân đi hay ở EU

VOV.VN - Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, xu hướng ủng hộ Anh ở lại EU chiếm ưu thế rất mong manh so với xu hướng muốn Anh rời khỏi khối này. 

Hoài nghi gia tăng trước khi Anh trưng cầu ý dân đi hay ở EU

Hoài nghi gia tăng trước khi Anh trưng cầu ý dân đi hay ở EU

VOV.VN - Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, xu hướng ủng hộ Anh ở lại EU chiếm ưu thế rất mong manh so với xu hướng muốn Anh rời khỏi khối này. 

Các quan chức EU đồng loạt lên tiếng kêu gọi Anh ở lại
Các quan chức EU đồng loạt lên tiếng kêu gọi Anh ở lại

VOV.VN - Chủ tịch Hội đồng châu Âu Jean-Claude Juncker cho rằng, Anh  rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ mở ra một giai đoạn bất ổn toàn cầu.

Các quan chức EU đồng loạt lên tiếng kêu gọi Anh ở lại

Các quan chức EU đồng loạt lên tiếng kêu gọi Anh ở lại

VOV.VN - Chủ tịch Hội đồng châu Âu Jean-Claude Juncker cho rằng, Anh  rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ mở ra một giai đoạn bất ổn toàn cầu.

Đức, Pháp cảnh báo Brexit có thể dẫn tới sự tan rã của EU
Đức, Pháp cảnh báo Brexit có thể dẫn tới sự tan rã của EU

VOV.VN - Ngày 15/6 ngoại trưởng Đức và Pháp cảnh báo việc Anh rời bỏ mái nhà chung châu Âu có thể làm chao đảo và dẫn tới sự tan rã của EU.

Đức, Pháp cảnh báo Brexit có thể dẫn tới sự tan rã của EU

Đức, Pháp cảnh báo Brexit có thể dẫn tới sự tan rã của EU

VOV.VN - Ngày 15/6 ngoại trưởng Đức và Pháp cảnh báo việc Anh rời bỏ mái nhà chung châu Âu có thể làm chao đảo và dẫn tới sự tan rã của EU.

Nguy cơ tan rã EU do Brexit
Nguy cơ tan rã EU do Brexit

VOV.VN - Giới chức EU càng ngày càng thừa nhận nguy cơ lớn từ việc Anh rời bỏ EU (Brexit)m trong đó có nguy cơ tan rã khối EU.

Nguy cơ tan rã EU do Brexit

Nguy cơ tan rã EU do Brexit

VOV.VN - Giới chức EU càng ngày càng thừa nhận nguy cơ lớn từ việc Anh rời bỏ EU (Brexit)m trong đó có nguy cơ tan rã khối EU.

Dư luận cảnh báo nước Anh trước giờ G về Brexit (Anh rời EU)
Dư luận cảnh báo nước Anh trước giờ G về Brexit (Anh rời EU)

VOV.VN - Số lượng người ủng hộ Anh rời bỏ EU tiếp tục gia tăng trong khi một số chính trị gia nỗ lực thuyết phục dân chúng ủng hộ ở lại.

Dư luận cảnh báo nước Anh trước giờ G về Brexit (Anh rời EU)

Dư luận cảnh báo nước Anh trước giờ G về Brexit (Anh rời EU)

VOV.VN - Số lượng người ủng hộ Anh rời bỏ EU tiếp tục gia tăng trong khi một số chính trị gia nỗ lực thuyết phục dân chúng ủng hộ ở lại.