TNS Mỹ: “Mỹ cần cứng rắn với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông”

VOV.VN - Chính phủ Mỹ phải cứng rắn hơn nữa trước những động thái ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông.

Theo AP, đề xuất trên được các nghị sĩ Mỹ đưa ra trong bối cảnh Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng cảnh báo những hành vi hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ khiến tình hình trong khu vực trở nên căng thẳng hơn và Trung Quốc sẽ tự đẩy mình vào thế bị cô lập.

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Lassen. Ảnh Hải quân Mỹ

Theo các nghị sĩ Mỹ, Chính phủ Mỹ phải ra lệnh cho Hải quân thực hiện các cuộc tuần tra ở Biển Đông một cách thường xuyên hơn thay vì chỉ ở mức vài tháng một lần trong thời gian qua.

Trước đó, kể từ tháng 10/2015, Hải quân Mỹ đã hai lần điều các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Lassen và USS Curtis Wilbur đến tuần tra ở Biển Đông. Các tàu này cũng đã áp sát các bãi đá [mà Trung Quốc cải tạo phi pháp thành các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa-ND] nhằm thực thi quyền tự do hàng hải tại đây.

Chính phủ Mỹ “chỉ đóng vai trò người quan sát”?

Phát biểu trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 27/4, Thứ trưởng Ngoại giao Antony Blinken cam kết, những hoạt động tuần tra tương tự của Hải quân Mỹ sẽ diễn ra thường xuyên hơn.

Các Nghị sĩ Đảng Cộng hòa cũng đồng tình với quan điểm này của ông Blinken. Nghị sĩ Bob Corker lên tiếng: “Tôi không hiểu sao chúng ta không thể thực hiện việc này theo tuần hoặc theo tháng” và chỉ ra rằng, khoảng 60% số lượng tàu Hải quân Mỹ (khoảng 80 chiếc) đang hiện diện tại Thái Bình Dương.

Ông Corker nhấn mạnh, Trung Quốc hiện đang tự cho mình là đối thủ có khả năng thách thức Mỹ trong khu vực: “Việc chỉ tìm cách giải quyết bất đồng với Trung Quốc sẽ khó có thể coi là một “công thức để đi đến thành công” nhất là khi điều này đòi hỏi Mỹ phải chấp nhận giảm tầm ảnh hưởng cũng như lợi ích của mình ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Nghị sĩ Cory Gardner cho rằng, việc Mỹ chỉ thực hiện các cuộc tuần tra ở Biển Đông 3 tháng một lần “là không đủ để gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc”.

Thứ trưởng Blinken cũng chia sẻ quan điểm với Nghị sĩ Marco Rubio rằng, mục tiêu của Trung Quốc là chiếm toàn bộ Biển Đông. Ông Blinken cho rằng, Trung Quốc đang tự cô lập mình với các nước láng giềng và cố tình “làm leo thang căng thẳng và gây bất ổn”.

Theo ông Blinken, tình hình căng thẳng trong khu vực chỉ có thể được cải thiện, nếu Trung Quốc chấp nhận thay đổi cách tiếp cận và giải thích rõ về yêu sách chủ quyền của mình theo đúng luật pháp quốc tế.

“Chừng nào Mỹ còn hiện diện trong khu vực thì những lợi ích mang tính chiến thuật mà Trung Quốc nhận được từ các tiền đồn [mà nước này đang xây dựng phi pháp trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông-ND] sẽ không thể khỏa lấp được sự giận dữ từ những nước láng giềng vốn đang ngày càng nghi ngờ những động thái gần đây của Trung Quốc và tìm cách xích lại gần với Mỹ”, ông Blinken tuyên bố.

Không chỉ có các nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa, Nghị sĩ Robert Menendez của Đảng Dân chủ cũng lên tiếng cáo buộc Trung Quốc đang tìm cách “thống trị” Biển Đông và đề xuất Chính phủ Mỹ cần phải thể hiện một quan điểm cứng rắn hơn.

Theo ông Menendez, sức mạnh thực sự của Mỹ chỉ có thể được thể hiện đầy đủ và hiệu quả khi được bộc lộ trọn vẹn: “Từ lâu, Trung Quốc vẫn luôn theo đuổi chính sách hiếu chiến và bành trướng của mình trong khi Mỹ chỉ đóng vai trò là người quan sát hoặc khá hơn là người phản đối mà chưa thực sự hành động”.

Nghị sĩ Mỹ “ép” Chính phủ phải chủ động hơn

Trong bối cảnh đó, 4 nghị sĩ Mỹ đã đề xuất dự luật mang tên Sáng kiến An ninh Hàng hải ở châu Á-Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy việc hỗ trợ các đồng minh tăng cường an ninh trong khu vực cũng như mở rộng các hoạt động quân sự của Mỹ tại đây để thực thi quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.

Theo các chuyên gia, dự luật này nhằm gây sức ép với Tổng thống Obama trước thời điểm ông sẽ công du các nước trong khu vực vào tháng 5 tới. Nhiều nghị sĩ Mỹ cho rằng, ông Obama cần phải cứng rắn hơn để “răn đe” các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông.

“Dự luật này sẽ khích lệ Chính phủ thêm quyết tâm hơn trong việc thực thi chính sách xoay trục sang châu Á của mình”, một nghị sĩ Mỹ giấu tên cho biết.

Cũng theo nghị sĩ này, dự luật nói trên cũng nhằm gửi một thông điệp đến Trung Quốc về việc các nghị sĩ này nhận định như thế nào về chính sách đầy hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như giúp trấn an các đồng minh và các đối tác trong khu vực.

Theo đó, dự luật này yêu cầu Chính phủ Mỹ phải báo cáo với Quốc hội về kế hoạch cụ thể các cuộc tuần tra của Hải quân Mỹ cũng như những hành động của Trung Quốc tại các khu vực có xảy ra tranh chấp ở Biển Đông.

Ngoài ra, dự luật này cũng giúp cải thiện vị thế của Philippines với tư cách là đồng minh thân cận có thể hỗ trợ Mỹ duy trì an ninh trong khu vực và cho phép nước này tiếp nhận nhiều loại trang thiết bị quân sự hiện đại của Mỹ.

Nghị sĩ Đảng Dân chủ Ben Cardin- một thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ- nhấn mạnh, dự luật này chính là “lời đáp trả” cho những hành vi “bất chấp luật pháp quốc tế” cũng như việc Trung Quốc tăng cường quân sự hóa Biển Đông.

Ngoài ra, các thượng nghị sĩ Mỹ cũng cho rằng, Mỹ cần thể hiện quan điểm rõ ràng hơn trước thời điểm Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA) sắp đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông [dự kiến vào tháng 6 tới-ND].

Nghị sĩ Ben Cardin tuyên bố, với việc PCA sắp đưa ra phán quyết của mình, “giờ là lúc Mỹ, đồng minh và các đối tác trong khu vực và trên thế giới cần phải thực hiện những bước đi rõ ràng nhằm ủng hộ một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc tiếp tục tìm cách chia rẽ ASEAN trong tranh chấp Biển Đông
Trung Quốc tiếp tục tìm cách chia rẽ ASEAN trong tranh chấp Biển Đông

VOV.VN - Việc Trung Quốc tuyên bố đạt được thỏa thuận với Lào, Campuchia và Brunei trong tranh chấp ở Biển Đông được cho là nhằm gây chia rẽ ASEAN.

Trung Quốc tiếp tục tìm cách chia rẽ ASEAN trong tranh chấp Biển Đông

Trung Quốc tiếp tục tìm cách chia rẽ ASEAN trong tranh chấp Biển Đông

VOV.VN - Việc Trung Quốc tuyên bố đạt được thỏa thuận với Lào, Campuchia và Brunei trong tranh chấp ở Biển Đông được cho là nhằm gây chia rẽ ASEAN.

Lo Trung Quốc hiếu chiến ở Biển Đông, các nước ồ ạt sắm chiến đấu cơ
Lo Trung Quốc hiếu chiến ở Biển Đông, các nước ồ ạt sắm chiến đấu cơ

VOV.VN - Chính phủ các nước Đông Nam Á đang tăng cường thay thế những chiến đấu cơ lỗi thời để đối phó với một Trung Quốc “ngày càng hiếu chiến” ở Biển Đông.

Lo Trung Quốc hiếu chiến ở Biển Đông, các nước ồ ạt sắm chiến đấu cơ

Lo Trung Quốc hiếu chiến ở Biển Đông, các nước ồ ạt sắm chiến đấu cơ

VOV.VN - Chính phủ các nước Đông Nam Á đang tăng cường thay thế những chiến đấu cơ lỗi thời để đối phó với một Trung Quốc “ngày càng hiếu chiến” ở Biển Đông.

Tàu chiến Nhật Bản cập cảng Subic của Philippines ở Biển Đông
Tàu chiến Nhật Bản cập cảng Subic của Philippines ở Biển Đông

VOV.VN - Đây là lần thứ hai trong vòng ba tuần, tàu Nhật Bản vào vịnh Subic nơi chỉ cách bãi cạn Scarborough Trung Quốc đang kiểm soát khoảng 200 km.

Tàu chiến Nhật Bản cập cảng Subic của Philippines ở Biển Đông

Tàu chiến Nhật Bản cập cảng Subic của Philippines ở Biển Đông

VOV.VN - Đây là lần thứ hai trong vòng ba tuần, tàu Nhật Bản vào vịnh Subic nơi chỉ cách bãi cạn Scarborough Trung Quốc đang kiểm soát khoảng 200 km.

6 chiến đấu cơ Mỹ tuần tra quanh bãi cạn Scarborough ở Biển Đông
6 chiến đấu cơ Mỹ tuần tra quanh bãi cạn Scarborough ở Biển Đông

VOV.VN - 6 chiến đấu cơ Mỹ tham gia tập trận Balikatan với Philippines đã tiến hành tuần tra quanh khu vực bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.

6 chiến đấu cơ Mỹ tuần tra quanh bãi cạn Scarborough ở Biển Đông

6 chiến đấu cơ Mỹ tuần tra quanh bãi cạn Scarborough ở Biển Đông

VOV.VN - 6 chiến đấu cơ Mỹ tham gia tập trận Balikatan với Philippines đã tiến hành tuần tra quanh khu vực bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.