Tổng thống Macron không phải là cứu tinh, cả EU phải tự cứu lấy mình

VOV.VN - Vấn đề của Liên minh châu Âu (EU) nằm ở mô hình của khối cũng như những khác biệt lợi ích giữa các nước thành viên.

Chính trị gia theo đường lối trung dung Emmanuel Macron trở thành Tổng thống Pháp thay vì nhân vật cực hữu và bài châu Âu Marine Le Pen, cả châu Âu thở phào vì EU đã thoát khỏi “khúc cua tử thần”. Nhưng Macron không phải là vị cứu tinh. Và EU không thể cầu may để thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại - Andrea Kluth, tổng biên tập của hãng tin tài chính kinh tế của Đức Handelsblatt Global bình luận.

Lá cờ Đức, EU và Pháp tại một quảng trường ở Berlin (Đức) như mối liên hệ mật thất giữa 2 đầu tàu kinh tế Đức - Pháp với tương lai của EU. Ảnh: DPA.

Châu Âu vừa tránh được một “viên đạn”. Việc một người ủng hộ bài ngoại và từ chối hội nhập như bà Marine Le Pen trở thành Tổng thống Pháp cũng có nghĩa quá trình sụp đổ của liên minh khu vực sẽ diễn ra. Với việc ông Macron giành chiến thắng, thế giới ít nhất có thể hy vọng rằng Pháp và Đức – hai động lực chính của liên minh vẫn tiếp tục hoạt động. Nước Pháp sẽ cải cách và trở thành một đối tác mạnh để đưa châu Âu trở lại.

Nhưng phải nhận ra rằng Tổng thống đắc cử Macron có thể sẽ không làm được gì nếu sau một tháng nữa, cuộc bầu cử Quốc hội ở Pháp không giúp tạo ra sự hậu thuẫn về lập pháp cho ông. Lộn xộn có thể sẽ trở lại với nước Pháp nếu không có tiến bộ nào trên thực tế. Trong trường hợp đó, chiến thắng của bà Le Pen sẽ chỉ bị trì hoãn tới năm 2022 mà thôi. Câu hỏi là liệu điều đó có ý nghĩa gì với EU? Phải chăng khối này đang trên đường trở nên lỗi thời?

Vấn đề mô hình

Vậy hãy nhớ lại khái niệm “châu Âu” khởi đầu như thế nào. Đó là lúc kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai, và đồng thời Chiến tranh Lạnh bắt đầu.

Với người Mỹ và người Anh, mục tiêu với Lục địa Già là “đẩy người Nga đi, đưa người Mỹ vào và kiềm chế tối đa người Đức” như lời của Hastings Ismay, Tổng thư ký đầu tiên của NATO. Các đồng minh phương Tây nhanh chóng quyết định rằng Tây Âu, gồm cả nước Đức cựu thù phải lớn mạnh trở lại để có thể chống lại những kẻ thù chung ở phía Đông. Và Kế hoạch Marshall ra đời.

Năm 1957 tại Rome, 6 nước Tây Âu lập ra Cộng đồng Kinh tế châu Âu, tiền thân của EU ngày nay. Nước Mỹ là người hài lòng nhất. Vì lợi ích của tất cả, châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức đã bỏ qua những ân oán xưa để hợp tác. Một điểm chung nữa: 6 thành viên sáng lập nằm trên lãnh thổ địa lý của đế chế Charlemagne, trị vì tại Rome. Có lẽ một Hợp chủng quốc Hoa Kỳ của châu Âu đã ra đời tại đây, một phần của phương Tây xuyên Đại Tây Dương.

Nếu 6 quốc gia này cứ tiếp tục đi theo đường hướng đó, người Mỹ có thể nhìn thấy hình bóng của họ trong đó. Từ năm 1776, 13 bang rất khác nhau về mọi thứ, một số duy trì chế độ nô lệ, số khác thì đã bãi bỏ - cùng tạo nên một liên bang lỏng lẻo để chống lại kẻ thù chung – thực dân Anh.

Nhưng phải vài thập kỷ sau đó, khi các bang này phải giải quyết cuộc khủng hoảng nợ, một bản Hiến pháp mới ra đời, đưa các khoản nợ và cả tính chính danh của liên kết này lên mức độ liên bang. Đó là bởi người Mỹ bầu ra Quốc hội và Tổng thống (thông qua các đại cử tri), họ chấp nhận rằng nhà nước Mỹ phát hành trái phiếu chung và thu lại qua các loại thuế liên bang. Đây là ý tưởng của Alexander Hamilton, cựu bộ trưởng Ngân khố Mỹ và là một trong những người sáng lập ra nước Mỹ.

Những khác biệt về lợi ích

Châu Âu có thể đi theo con đường này, nhưng họ không chọn như vậy. Một phần là vì lợi ích của các nhà nước thành viên ngay từ đầu đã quá xa nhau. Tây Đức tham gia vì họ cần phải tồn tại hòa bình với Pháp, nhưng trên tất cả là để tham gia trở lại vào cộng đồng được thừa nhận rộng rãi. Ngay từ đầu, Đức đã nhường hoàn toàn quyền dẫn dắt cho nước Pháp.

Người Pháp lại có quan điểm ngược lại. Họ than vãn về việc đánh mất sức mạnh của nước Pháp, sự suy sụp từ một đế chế tới một quyền lực hạng trung. Người Pháp vì thế, xem “Châu Âu” như là phương tiện để giành thêm quyền lực toàn cầu so với những gì mà họ có thể có.

Ba nước Benelux (gồm Bỉ, Hà Lan và Luxembourg) lại trông đợi được “ngồi cùng mâm” với những cường quốc. Và Italy tham gia với hy vọng liên kết chính bản thân mình với mô hình quản trị tốt hơn của các nước miền bắc dãy Alps, thay vì chỉ vùng vẫy trong những lộn xộn của nền chính trị La Mã.

Tất cả những điều đó tương phản với 13 bang của nước Mỹ vào cuối thế kỷ 18, lợi ích của các thành viên sáng lập EEC chưa bao giờ là hướng tâm, mà cũng chẳng phải là ly tâm.

Dẫu sao, người ta đã có thể nghĩ tới kịch bản: một liên bang nảy sinh từ bên trong Hợp chúng quốc của châu Âu, nếu EEC chỉ tập trung vào việc làm sâu sắc hơn sự hội nhập, chứ không chỉ là việc mở rộng thành viên.

Các nước này có thể ngồi lại với nhau để thảo luận về một hiệp ước hiến pháp giống như bản Hiến pháp mà nước Mỹ cho ra mắt ở Philadenphia năm 1787. Điều này thậm chí còn vượt trước cả Hamilton. Châu Âu có thể có một cơ quan lập pháp dân cử chung, một quân đội chung, cùng phát hành các khoản nợ và thu thuế chung.

Nhưng châu Âu đã chọn lối đi khác.

Năm 1973, Anh, Đan Mạch và Ireland tham gia với những lý do hoàn toàn khác. Người Anh thấy những sự lôi cuốn mạnh hơn với khối Thịnh vượng chung và thậm chí là một nước Mỹ nói tiếng Anh hơn là từ những nước thành viên khác.

Họ coi EEC không phải là định mệnh như Pháp và Đức, mà là một cơ hội thương mại tốt. Thái độ của họ đầy tính thực dụng khi chịu ảnh hưởng của các cân nhắc giữa chi phí và lợi nhuận – hiển nhiên không bao giờ thay đổi.

Điều đó lý giải về những tâm trạng khác nhau trong cuộc đàm phán Brexit sắp tới. Những năm 1980, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tham gia. Ba nước này chỉ vừa mới thoát khỏi chế độ độc tại và nay muốn đạt tới mô hình dân chủ hiện đại.

Năm 1995, Phần Lan, Áo và Thụy Điển gia nhập mà chả cần nỗ lực nhiều.  Và kể từ đó, các thành viên mới đều là những nước từng thuộc nhóm Đông Âu cũ. Họ muốn thuộc về một phương Tây tự do, nhưng đồng thời cũng muốn thúc đẩy bản sắc dân tộc của chính mình. Họ không thấy lợi ích dù nhỏ nhất để hòa tan chính mình vào Hợp chúng quốc châu Âu. Điều đó lý giải về thái độ của Hungary hay Ba Lan trước cuộc khủng hoảng người tị nạn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điều gì sẽ đến với châu Âu trong năm 2017?
Điều gì sẽ đến với châu Âu trong năm 2017?

VOV.VN - Theo dự đoán, năm 2017 sẽ là tiếp tục là một năm khó khăn, đầy thử thách đối với châu Âu.

Điều gì sẽ đến với châu Âu trong năm 2017?

Điều gì sẽ đến với châu Âu trong năm 2017?

VOV.VN - Theo dự đoán, năm 2017 sẽ là tiếp tục là một năm khó khăn, đầy thử thách đối với châu Âu.

Phải chăng Mỹ đã thất bại trong việc trấn an châu Âu?
Phải chăng Mỹ đã thất bại trong việc trấn an châu Âu?

VOV.VN - Tổng thống Mỹ vừa tung ra những “quân cờ” chính trị, ngoại giao và quân sự mạnh nhất sang trấn an châu Âu nhưng hiệu quả mang lại không như mong muốn.

Phải chăng Mỹ đã thất bại trong việc trấn an châu Âu?

Phải chăng Mỹ đã thất bại trong việc trấn an châu Âu?

VOV.VN - Tổng thống Mỹ vừa tung ra những “quân cờ” chính trị, ngoại giao và quân sự mạnh nhất sang trấn an châu Âu nhưng hiệu quả mang lại không như mong muốn.

Liên minh châu Âu trước những thách thức sau 60 năm tồn tại
Liên minh châu Âu trước những thách thức sau 60 năm tồn tại

VOV.VN - Ngày 25/3 tới, tại Roma (Italy), EU sẽ long trọng kỷ niệm 60 năm thành lập trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều thách thức để tồn tại và phát triển.

Liên minh châu Âu trước những thách thức sau 60 năm tồn tại

Liên minh châu Âu trước những thách thức sau 60 năm tồn tại

VOV.VN - Ngày 25/3 tới, tại Roma (Italy), EU sẽ long trọng kỷ niệm 60 năm thành lập trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều thách thức để tồn tại và phát triển.

“Sách trắng” về tương lai châu Âu nói gì?
“Sách trắng” về tương lai châu Âu nói gì?

VOV.VN - Với 32 trang và 5 kịch bản, “Sách trắng” đề cập đến phương hướng cải tổ nhằm mở ra “một chương mới” cho lịch sử EU thời hậu Brexit.

“Sách trắng” về tương lai châu Âu nói gì?

“Sách trắng” về tương lai châu Âu nói gì?

VOV.VN - Với 32 trang và 5 kịch bản, “Sách trắng” đề cập đến phương hướng cải tổ nhằm mở ra “một chương mới” cho lịch sử EU thời hậu Brexit.

Châu Âu thở phào nhẹ nhõm khi  Emmanuel Macron đắc cử Tổng thống Pháp
Châu Âu thở phào nhẹ nhõm khi Emmanuel Macron đắc cử Tổng thống Pháp

VOV.VN – Chính giới và báo giới Phương Tây nhìn chung phản ứng tích cực nhưng cũng chỉ ra nhiều thách thức cho ông Macron.

Châu Âu thở phào nhẹ nhõm khi  Emmanuel Macron đắc cử Tổng thống Pháp

Châu Âu thở phào nhẹ nhõm khi Emmanuel Macron đắc cử Tổng thống Pháp

VOV.VN – Chính giới và báo giới Phương Tây nhìn chung phản ứng tích cực nhưng cũng chỉ ra nhiều thách thức cho ông Macron.