Trung Quốc lấn biển, đảo vì không ngại sức ép bên ngoài?

VOV.VN- Hành vi của Trung Quốc không chỉ ỷ vào“sức mạnh nội tại” mà còn do môi trường bên ngoài để nước này lấn tới.

Trong những ngày gần đây, hành động xây dựng và cải tạo phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông đã vấp phải sự phản đối của nhiều nước trên thế giới trong đó có Mỹ và các nước trong khu vực. Tại sao Trung Quốc vẫn tiếp diễn những sai trái của mình? Và các nước liên quan sẽ có những hành động cụ thể nào đối với hành vi này của Trung Quốc?

Tàu Trung Quốc (bên trái) "chèn ép tàu Philippines ở khu vực bãi Cỏ Mây (Ảnh AFP)

Trung Quốc tiếp tục “lộng hành”  

Trong lịch sử thế giới, những mâu thuẫn giữa các quốc gia ngoài yếu tố kinh tế thì chủ yếu bắt nguồn từ vấn đề chủ quyền đối với lãnh thổ, lãnh hải và không phận. Trong bối cảnh khu vực Biển Đông và Hoa Đông luôn luôn căng thẳng bởi vấn đề chủ quyền, một nguyên nhân dẫn đến việc này là do có quốc gia đơn phương áp đặt chính sách đơn phương, xem nhẹ qui định chung mang tính quốc tế. 

Theo giáo sư Purama Cherani thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách Ấn Độ, việc tôn trọng chủ quyền lãnh thổ là qui phạm quốc tế, đa số nước trên thế giới đều tôn trọng quyền này. Tuy nhiên, ở khu vực Châu Á, qui phạm về tôn trọng quyền lãnh thổ dường như đang bị xem nhẹ. Chính vì lẽ đó những tranh chấp tại khu vực thường liên quan tới lãnh thổ, lãnh hải và không phận.

Giáo sư Purama Cherani nhận định, nước vi phạm nhiều tới qui phạm này là Trung Quốc, bởi Trung Quốc đã đưa ra chiến lược làm thay đổi hiện trạng một cách từ từ và “phép thử” này của Trung Quốc sẽ không bao giờ thay đổi và dừng lại.

Bên cạnh sự trỗi dậy do sức mạnh của chính Trung Quốc, nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang được nhiều nước, ngay cả những nước lớn “e nể”. Đối trọng lớn nhất của Trung Quốc là Mỹ cũng phải cân nhắc mỗi khi bàn về những vấn đề liên quan tới Trung Quốc. 

Giáo sư Nhật Bản Takubo-chuyên nghiên cứu về chính trị thế giới cho rằng các vấn đề ở Mỹ đều phải “mổ xẻ” tại Quốc hội, cho nên có nhiều vấn đề không thể giải quyết được ngay lập tức. Mặt khác chính sách ngoại giao không phải là vấn đề lớn nhất trong chính trị Mỹ mà là lý giải các vấn đề trong nước mới là điều quan trọng. Giáo sư cũng phân tích thêm hai nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trong xã hội Mỹ: dư luận xã hội Mỹ không chấp nhận “máu của những thanh niên Mỹ chảy” không vì lợi ích của chính bản thân nước Mỹ và áp lực phải giảm ngân sách quốc phòng do thâm hụt tài chính.

Chính vì vậy Mỹ không cũng khó có những quyết định mạnh mẽ và dứt khoát đối với những vấn đề ngoài quốc gia, nếu như vấn đề đó không đạt được sự đồng thuận của toàn xã hội. Ngoài Mỹ, ở khu vực Châu Á, Nhật Bản là nước có nhiều vấn đề “khó chịu” với Trung Quốc, nhưng thời gian gần đây việc hai nước từng bước cải thiện quan hệ, khiến dư luận lo ngại rằng Trung Quốc sẽ càng “được thể” tại Biển Đông và Hoa Đông. 

Nhật Bản vừa phê phán vừa cải thiện quan hệ với Trung Quốc 

Nhật Bản vừa phê phán vừa cải thiện quan hệ với Trung Quốc là một diễn biến mới và có thể sẽ xuyên suốt trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong năm 2015. 

Nhật Bản luôn luôn phê phán hành vi tăng cường sức mạnh quân đội không minh bạch và thay đổi hiện trạng đơn phương của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông và Hoa Đông. 

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc rầm rộ cải tạo bãi Vành Khăn (Ảnh AFP)

Trong Sách Xanh ngoại giao 2015, Nhật Bản nhận định: Là một nước lớn cùng với việc phát triển kinh tế, Trung Quốc đang hy vọng sẽ nắm giữ vai trò tích cực đối với khu vực và qui mô thế giới. Do đó, Trung Quốc đã liên tiếp tăng kinh phí cho quốc phòng trong những năm gần đây, đồng thời thiết lập mới và trang bị cho Cơ quan chấp hành luật Biển – đại diện cho Cục Hải dương Trung Quốc nhưng không nằm trong sự quản lý của Quân đội Trung Quốc.   

Trung Quốc dựa trên chủ trương không thừa nhận trật tự dựa trên Luật pháp quôc tế tại không phận khu vực Biển Đông và Hoa Đông, thường xuyên có những hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại khu vực này. 

Tại khu vực Biển Đông, Trung Quốc đã ngang nhiên hạ đặt trái phép Giàn khoan Hải Dương- 981 vào Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tháng 5/2014. 

Ngoài ra, Trung Quốc vẫn xúc tiến việc xây dựng đường băng, xây dựng những công trình với qui mô lớn tại đây, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại về diễn biến tại khu vực này.  

Thủ tướng Abe đã từng chỉ trích gay gắt hành động của Trung Quốc và cho rằng hành động này đã làm tổn hại đến hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới. Hơn thế nữa, việc ghi lại những hành vi của Trung Quốc trong Sách Xanh thể hiện việc Nhật Bản luôn luôn “đề cao cảnh giác” Trung Quốc. 

Tuy nhiên, Nhật Bản cũng coi Trung Quốc là nước có tiềm năng trong quan hệ kinh tế. Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2015 ghi rõ: Nhật Bản và Trung Quốc là nước láng giềng có chung vùng biển Hoa Đông, có giao lưu văn hóa, con người và quan hệ kinh tế mật thiết với nhau. Có thể nói đó là mối quan hệ không thể tách rời nhau (đúng chữ là: cắt cũng không thể rời- PV). Năm 2014, lần đầu tiên khách du lịch Trung Quốc tới Nhật vượt con số 2 triệu người, đạt 2,49 triệu người, là con số kỷ lục trong vòng 16 tháng liên tiếp kể từ tháng 9/2013. 

Tuy vậy, hai nước vẫn có những điểm bất đồng ở lĩnh vực chính trị cũng như vấn đề mang tính xã hội. Là hai nước láng giềng nhưng những mâu thuẫn, cạnh tranh không thể tránh khỏi. Năm 2014 là năm mà hai nước đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện quan hệ. Những ý kiến của Ngoại trưởng hai nước trao đổi trong các Hội nghị cấp cao ASEAN tháng 8/2014 và Đại Hội đồng LHQ diễn ra năm 2014 đến nay đã từng bước được thực hiện. 

Sách Xanh khẳng định rằng Nhật Bản và Trung Quốc cùng có trách nhiệm đóng góp vào hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới. Do vậy, một quan hệ Nhật-Trung ổn định là điều không thể thiếu trong tiến trình hòa bình, ổn định của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và đối với nhân dân hai nước. 

Với những diễn biến trên, hành vi của Trung Quốc không chỉ do nước này ỷ vào “sức mạnh nội tại” mà còn do môi trường bên ngoài vẫn để Trung Quốc lấn tới. Nếu sức ép từ bên ngoài đủ mạnh, chắc chắn Trung Quốc cũng sẽ phải “kiêng dè” hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản tìm cách cải tạo đất quanh nhà máy điện hạt nhân
Nhật Bản tìm cách cải tạo đất quanh nhà máy điện hạt nhân

Nhật Bản đang tính tới khả năng trồng loại cây có khả năng hấp thụ phóng xạ xung quanh khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1

Nhật Bản tìm cách cải tạo đất quanh nhà máy điện hạt nhân

Nhật Bản tìm cách cải tạo đất quanh nhà máy điện hạt nhân

Nhật Bản đang tính tới khả năng trồng loại cây có khả năng hấp thụ phóng xạ xung quanh khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1

Philippines tố cáo Trung Quốc mở rộng việc cải tạo đảo ở Biển Đông
Philippines tố cáo Trung Quốc mở rộng việc cải tạo đảo ở Biển Đông

VOV.VN - Hành động cải tạo đảo của Trung Quốc trên Biển Đông là “rất đáng kể” và họ làm việc này bất chấp sự phản đối của các nước khác.

Philippines tố cáo Trung Quốc mở rộng việc cải tạo đảo ở Biển Đông

Philippines tố cáo Trung Quốc mở rộng việc cải tạo đảo ở Biển Đông

VOV.VN - Hành động cải tạo đảo của Trung Quốc trên Biển Đông là “rất đáng kể” và họ làm việc này bất chấp sự phản đối của các nước khác.

Chùm ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo phi pháp trên biển Đông
Chùm ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo phi pháp trên biển Đông

VOV.VN - Chùm ảnh mới chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã xây một đường băng ở khu vực Trường Sa trên Biển Đông và có thể họ còn xây tiếp nữa.

Chùm ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo phi pháp trên biển Đông

Chùm ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo phi pháp trên biển Đông

VOV.VN - Chùm ảnh mới chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã xây một đường băng ở khu vực Trường Sa trên Biển Đông và có thể họ còn xây tiếp nữa.

Mỹ tố Trung Quốc cải tạo phi pháp 810 hecta đất trên Biển Đông
Mỹ tố Trung Quốc cải tạo phi pháp 810 hecta đất trên Biển Đông

VOV.VN - Lầu Năm Góc nhận định, có nhiều khả năng cho thấy “Trung Quốc đang cố gắng thay đổi tình hình thực địa bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng ở Biển Đông”.

Mỹ tố Trung Quốc cải tạo phi pháp 810 hecta đất trên Biển Đông

Mỹ tố Trung Quốc cải tạo phi pháp 810 hecta đất trên Biển Đông

VOV.VN - Lầu Năm Góc nhận định, có nhiều khả năng cho thấy “Trung Quốc đang cố gắng thay đổi tình hình thực địa bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng ở Biển Đông”.

ASEAN kêu gọi Trung Quốc chấm dứt cải tạo, lấn biển tại Biển Đông
ASEAN kêu gọi Trung Quốc chấm dứt cải tạo, lấn biển tại Biển Đông

VOV.VN -Ngoại trưởng Malaysia: “Chúng tôi đánh giá cao nếu Trung Quốc ngừng các hoạt động cải tạo xâm lấn biển tại khu vực biển Đông”.

ASEAN kêu gọi Trung Quốc chấm dứt cải tạo, lấn biển tại Biển Đông

ASEAN kêu gọi Trung Quốc chấm dứt cải tạo, lấn biển tại Biển Đông

VOV.VN -Ngoại trưởng Malaysia: “Chúng tôi đánh giá cao nếu Trung Quốc ngừng các hoạt động cải tạo xâm lấn biển tại khu vực biển Đông”.

Trung Quốc bao biện về việc cải tạo rầm rộ các bãi đá ở Biển Đông
Trung Quốc bao biện về việc cải tạo rầm rộ các bãi đá ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 18/4 đã lên tiếng bác bỏ chỉ trích của nhóm G7 về việc nước này đang rầm rộ cải tạo nhiều bãi đá ở Biển Đông.

Trung Quốc bao biện về việc cải tạo rầm rộ các bãi đá ở Biển Đông

Trung Quốc bao biện về việc cải tạo rầm rộ các bãi đá ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 18/4 đã lên tiếng bác bỏ chỉ trích của nhóm G7 về việc nước này đang rầm rộ cải tạo nhiều bãi đá ở Biển Đông.