Ukraine trong chính sách “tái cân bằng chiến lược” của Mỹ

VOV.VN - Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Mỹ là nền kinh tế ít bị ảnh hưởng nhất về ngắn hạn và được hưởng lợi nhiều nhất về lâu dài.

Kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Mỹ Obama và các nhà quân sự dưới quyền ông đã có một số điều chỉnh chính sách theo hướng cân bằng và tỏ sự quan tâm hơn đối với các khu vực khác, đặc biệt là châu Âu…

Với cách ứng xử của Mỹ với Pháp qua chuyến thăm của ông Hollande, bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về sự phục hưng quan hệ Mỹ - châu Âu, nhất là thái độ sốt sắng của Mỹ trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine… khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Phục hưng quan hệ Mỹ - châu Âu

Trong thời gian vừa qua 25% nhu cầu khí đốt của EU phụ thuộc vào Nga, riêng Đức là quốc gia phụ thuộc khá lớn vào nguồn khí đốt của Nga (30%), trong khi quan hệ thương mại với Đức - Nga cũng rất phát triển, đạt hơn 75 tỷ USD mỗi năm.

50% khí đốt của Nga được vận chuyển qua hệ thống đường ống chạy qua Ukraine và “50% kim ngạch thương mại của Nga là với các nước trong EU. Nga còn phụ thuộc vào nhập khẩu từ EU đối với các mặt hàng tiêu dùng trong nước”.

Ông John Kerry trấn an đồng minh Đức về tình hình Ukraine (Ảnh AP)

Từ lâu Mỹ đã quan ngại về mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau giữa Tây Âu và Nga ngày càng gia tăng, dễ tạo nên nguy cơ “độc lập” xa rời Mỹ của châu Âu, nhất là Đức đã gắn quá chặt và quá sâu vào Nga đạt mức hơn 30% nhu cầu năng lượng. Vì thế, khủng hoảng Ukraine là dịp may để Mỹ phá vỡ những mối quan hệ này và thay bằng sự phụ lớn hơn của châu Âu vào nền kinh tế Mỹ.

Về mục tiêu dài hạn Mỹ muốn Đức và châu Âu phụ thuộc vào nguồn khí đốt tự nhiên của Mỹ. Hiện nước này đang dư giả khí tự nhiên do việc mở rộng thăm dò và khai thác những năm gần đây, khiến Mỹ đang có nhu cầu xuất khẩu khí đốt tự nhiên vừa để duy trì mức giá có lợi cho Mỹ vừa tạo thêm sự phụ thuộc của thị trường EU và thị trường Mỹ. Và đây cũng là cơ hội tốt cho chính quyền của Tổng thống Barack Obama buộc ngành lập pháp Mỹ phải nới lỏng việc xuất khẩu khí tự nhiên.

Mặt khác cuộc khủng hoảng Ukraine cũng tạo cơ hội tốt cho các nhà kinh doanh nông nghiệp Mỹ trong việc xuất khẩu lúa mì của họ sang châu Âu tăng lên nhờ sự tách rời kinh tế EU - Nga. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ cũng được lợi lớn nhờ nhu cầu trang bị lại cho quân đội Ukraine trong tương lai gần.

Đặc biệt là việc tái khởi động các dự án quốc phòng bị cắt giảm trước đây trị giá gần 50 tỷ USD của các nước thành viên NATO do khó khăn trong khủng hoảng nợ công.

Ngày 24/3, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua với 78 phiếu thuận và 17 phiếu chống về dự luật viện trợ cho Ukraine 1 tỷ USD và thúc đẩy các biện pháp cải cách của IMF.

Còn theo nhiều nguồn thạo tin, thì Ukraine cũng đã bắt đầu thuê một đơn vị lính Mỹ thuộc công ty Academi liên kết với CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ đến huấn luyện cho quân đội Ukraine. Công ty này cũng đã từng tham gia cuộc chiến ở Afghanistan và hiện đang có mặt tại Iraq.

Tái cân bằng chiến lược

Có thể nói rằng, trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thông Obama, Mỹ đã có sự “thiên vị” đối với khu vực châu Á–Thái Bình Dương, nhưng sau một thời gian điều chỉnh chính sách, Mỹ cũng đã nhận ra châu Á–Thái Bình Dương tuy rất quan trọng về mặt chiến lược nhưng đó là tầm của thời tương lai. 

Còn quan hệ Mỹ - châu Âu vẫn là nơi mà Mỹ có nhiều đồng minh chiến lược “chí cốt” hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Các quốc gia châu Âu đã từng chia sẻ nhiều với Mỹ về hệ thống chính trị, về giá trị lịch sử - văn hóa và cũng có những giá trị chung mang tính toàn cầu hơn. Từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, các đồng minh châu Âu luôn sát cánh và cùng chia trách nhiệm với Mỹ.

Tính từ năm 2013 đến nay, trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry đã hơn 8 lần công du châu Âu trong khi đối với châu Á con số đó chỉ là 5 lần.

Ngoại trưởng Mỹ (giữa) thân mật với các nhà lãnh đạo mới ở Ukraine (Ảnh Reuters)

Về kinh tế, tuy châu Âu vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công, nhưng vẫn là nơi có tổng GDP hàng đầu thế giới và lớn hơn cả Mỹ. FTA Mỹ - châu Âu nếu được thông qua vào thời gian tới sẽ là khu vực thương mại tự do lớn và quan trọng nhất trên thế giới.

Vì thế, Mỹ một mặt đang đẩy mạnh chiến lược “xoay trục” sang châu Á–Thái Bình Dương, nhưng cũng đồng thời thực hiện chiến lược tái cân bằng và phục hưng quan hệ Mỹ - châu Âu. Và khủng hoảng Ukraine là cơ hội tốt để Mỹ thực hiện hiệu quả hơn việc “tái cân bằng chiến lược”. Nếu Mỹ thành công trong cả hai chiến lược nói trên Mỹ sẽ tạo được thế đứng chân trên cả hai bờ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Cùng với chiến lược “xoay trục” sang châu Á–Thái Bình Dương của Mỹ và cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài trong khu vực Eurozone đã tác động không nhỏ đến khả năng quân sự của NATO, việc giảm ngân sách quốc phòng, việc phụ thuộc ngày càng sâu hơn về kinh tế vào Nga, nhất là về năng lượng, khí đốt và thương mại, khiến nảy sinh nguy cơ xa rời Mỹ của các thành viên NATO.

Mỹ đã sớm nhận ra điều này và đang thực hiện một chính sách được gọi là “tái cân bằng chiến lược” giữa hai bờ Đại tây Dương và Thái Bình Dương. Vì thế, việc Mỹ đạo diễn chính cuộc khủng hoảng ở Ukraine là nằm trong chính sách “tái cân bằng chiến lược” của Mỹ và Mỹ đã thu lợi lớn từ cuộc khủng khoảng Ukraine hiện nay.

Ngoại trưởng Nga Lavrov (trái) không mấy thân thiện với ông Kerry (Ảnh Reuters)

Theo giới phân tích, trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Mỹ là nền kinh tế ít bị ảnh hưởng nhất về ngắn hạn và cũng được hưởng lợi nhiều nhất về lâu dài.

Với vị thế lãnh đạo, Mỹ đã thúc đẩy đồng minh EU ủng hộ phe đối lập làm cuộc đảo chính lật đổ chính phủ hợp hiến của Tổng thống Yanukovych, can thiệp xúi dục Ukraine ngả hẳn về phương Tây, áp đặt lệnh trừng phạt chống lại Nga…

Ngoài việc hô hào thì cho đến nay Quốc hội Mỹ mới chỉ thông qua quyết nghị cho Ukraine vay 1 tỷ USD (24/3)- một khoản tiền quá nhỏ so với nhu cầu 35 tỷ USD mà Ukraine yêu cầu. Tuy nhiên, cái lợi mà Washington thu được thì lại rất đáng kể./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine chuẩn bị bước đầu tiên cho cuộc bầu cử Tổng thống
Ukraine chuẩn bị bước đầu tiên cho cuộc bầu cử Tổng thống

VOV.VN - Danh sách các ứng cử viên tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Ukraine đã lên đến con số 10.

Ukraine chuẩn bị bước đầu tiên cho cuộc bầu cử Tổng thống

Ukraine chuẩn bị bước đầu tiên cho cuộc bầu cử Tổng thống

VOV.VN - Danh sách các ứng cử viên tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Ukraine đã lên đến con số 10.

Nga kêu gọi ủng hộ giải pháp “liên bang” cho Ukraine
Nga kêu gọi ủng hộ giải pháp “liên bang” cho Ukraine

VOV.VN - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi các cường quốc Phương Tây ủng hộ đề xuất này

Nga kêu gọi ủng hộ giải pháp “liên bang” cho Ukraine

Nga kêu gọi ủng hộ giải pháp “liên bang” cho Ukraine

VOV.VN - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi các cường quốc Phương Tây ủng hộ đề xuất này

Ngoại trưởng Nga-Mỹ điện đàm về vấn đề Ukraine
Ngoại trưởng Nga-Mỹ điện đàm về vấn đề Ukraine

Cuộc điện đàm này nằm trong sáng kiến của Mỹ và diễn ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin điện đàm với Tổng thống B.Obama về Ukraine.

Ngoại trưởng Nga-Mỹ điện đàm về vấn đề Ukraine

Ngoại trưởng Nga-Mỹ điện đàm về vấn đề Ukraine

Cuộc điện đàm này nằm trong sáng kiến của Mỹ và diễn ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin điện đàm với Tổng thống B.Obama về Ukraine.

Ukraine đóng băng việc cung cấp vũ khí cho Nga
Ukraine đóng băng việc cung cấp vũ khí cho Nga

Quyền Tổng Giám đốc Tập đoàn vũ khí Ukraine cũng thừa nhận rằng Tập đoàn này sẽ phải chịu thiệt hại kinh tế khi đóng băng quan hệ với Nga.

Ukraine đóng băng việc cung cấp vũ khí cho Nga

Ukraine đóng băng việc cung cấp vũ khí cho Nga

Quyền Tổng Giám đốc Tập đoàn vũ khí Ukraine cũng thừa nhận rằng Tập đoàn này sẽ phải chịu thiệt hại kinh tế khi đóng băng quan hệ với Nga.

Trung Quốc không mấy quan tâm tới vấn đề Ukraine
Trung Quốc không mấy quan tâm tới vấn đề Ukraine

VOV.VN - Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng với tư cách cá nhân Trung Quốc không quan tâm tới vấn đề Ukraine.

Trung Quốc không mấy quan tâm tới vấn đề Ukraine

Trung Quốc không mấy quan tâm tới vấn đề Ukraine

VOV.VN - Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng với tư cách cá nhân Trung Quốc không quan tâm tới vấn đề Ukraine.

Ông Putin điện đàm với Obama đề nghị đàm phán về Ukraine
Ông Putin điện đàm với Obama đề nghị đàm phán về Ukraine

VOV.VN -Lãnh đạo 2 nước nhất trí rằng, ông Kerry và ông Lavrov sẽ tiếp tục có những cuộc gặp để thảo luận các bước đi tiếp theo.

Ông Putin điện đàm với Obama đề nghị đàm phán về Ukraine

Ông Putin điện đàm với Obama đề nghị đàm phán về Ukraine

VOV.VN -Lãnh đạo 2 nước nhất trí rằng, ông Kerry và ông Lavrov sẽ tiếp tục có những cuộc gặp để thảo luận các bước đi tiếp theo.

Nga cáo buộc phương Tây “che đậy” tình hình Ukraine
Nga cáo buộc phương Tây “che đậy” tình hình Ukraine

VOV.VN - Ngoại trưởng Nga Lavrov cũng khẳng định Nga không có ý định và không có lợi ích gì khi đưa quân vào Ukraine.

Nga cáo buộc phương Tây “che đậy” tình hình Ukraine

Nga cáo buộc phương Tây “che đậy” tình hình Ukraine

VOV.VN - Ngoại trưởng Nga Lavrov cũng khẳng định Nga không có ý định và không có lợi ích gì khi đưa quân vào Ukraine.

Nga- Mỹ bất đồng về giải quyết khủng hoảng tại Ukraine
Nga- Mỹ bất đồng về giải quyết khủng hoảng tại Ukraine

VOV.VN -Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ và Nga cho thấy những khác biệt về lập trường trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Nga- Mỹ bất đồng về giải quyết khủng hoảng tại Ukraine

Nga- Mỹ bất đồng về giải quyết khủng hoảng tại Ukraine

VOV.VN -Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ và Nga cho thấy những khác biệt về lập trường trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Nga- Mỹ tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho vấn đề Ukraine
Nga- Mỹ tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho vấn đề Ukraine

VOV.VN - Mặc dù khẳng định nỗ lực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao nhưng 2 bên vẫn không ngừng có những lời cảnh báo và răn đe lẫn nhau.

Nga- Mỹ tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho vấn đề Ukraine

Nga- Mỹ tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho vấn đề Ukraine

VOV.VN - Mặc dù khẳng định nỗ lực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao nhưng 2 bên vẫn không ngừng có những lời cảnh báo và răn đe lẫn nhau.

Ngoại trưởng Nga - Mỹ bàn tiếp về Ukraine tại Paris
Ngoại trưởng Nga - Mỹ bàn tiếp về Ukraine tại Paris

VOV.VN - Cuộc gặp được coi như việc thực thi một “thỏa thuận” đạt được giữa Nga- Mỹ 2 ngày trước đó.

Ngoại trưởng Nga - Mỹ bàn tiếp về Ukraine tại Paris

Ngoại trưởng Nga - Mỹ bàn tiếp về Ukraine tại Paris

VOV.VN - Cuộc gặp được coi như việc thực thi một “thỏa thuận” đạt được giữa Nga- Mỹ 2 ngày trước đó.