Vị khách nào sẽ đến dự lễ duyệt binh lớn chưa từng có của Trung Quốc?

VOV.VN - 30 quốc gia đã thông báo cử đại diện đến dự Lễ duyệt binh Kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II tai Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 3/9 tới.

Tân Hoa xã dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Minh cho biết trong số các vị nguyên thủ tham gia lễ duyệt binh lần này có Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, Tổng thống Myanmar Thein Sein và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.

Bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, cùng những người đứng đầu của 10 tổ chức quốc tế và các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Trung Quốc.

Đội hình các nữ quân nhân Trung Quốc diễu hành qua tấm pano có hình Chủ tịch Tập Cận Bình trong buổi tập luyện hôm 23/8. (ảnh: Sputnik)

Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder, và cựu Thủ tướng Nhật Tomiichi Murayama cũng sẽ tới tham dự buổi lễ này với tư cách cá nhân theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong một cuộc họp báo trước đó, Phó trưởng Ban chỉ đạo Lễ duyệt binh của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (GPND TQ) Khúc Duệ cho biết, đây là lễ duyệt binh có quy mô lớn nhất từ trước đến giờ và sẽ có hơn 10.000 binh sĩ Quân đội Trung Quốc cùng khoảng 1.000 binh sĩ nước ngoài từ 17 nước tham dự buổi lễ này. Ông này cũng tiết lộ rằng, Quân đội Trung Quốc sẽ sử dụng hơn 200 máy bay chiến đấu các loại và giới thiệu nhiều loại vũ khí mới trong lễ duyệt binh lần này. 

Nhiều nước từ chối tham dự

Lễ duyệt binh năm nay vắng bóng đa số các nhà lãnh đạo đến từ phương Tây như Mỹ, Anh... và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Ngày 24/8, Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Suga đã thông báo lý do Thủ tướng Abe không thể tới Bắc Kinh từ 2-4/9 vì “ông rất bận với lịch làm việc dày đặc trong Quốc hội”.

Khoảng đầu tháng 9 sẽ là thời gian “chạy nước rút về đích” trong cuộc tranh luận tại Thượng viện Quốc hội, gắn với gói sửa đổi luật pháp trong lĩnh vực quốc phòng, Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản cho biết.

Trong khi đó, theo hãng tin Kyodo, Nhật Bản dường như chỉ muốn thực hiện chuyến thăm vào ngày 2 hoặc 4/9 trong khi Bắc Kinh lại muốn thời điểm là chiều 3/9 nên hai bên không đạt được thỏa thuận.

Sputnik dẫn nhận định của chuyên viên Valery Kistanov - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) cho rằng “lời từ chối này có phần hơi bất ngờ”.

Còn về nguyên nhân nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từ chối tới dự lễ duyệt binh ở Bắc Kinh, theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, một phần là bởi mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đang theo chiều hướng “không suôn sẻ”. Trung Quốc không hài lòng việc Triều Tiên tiếp tục theo đuổi các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.

Trong cuộc họp báo ngày 25/8, khi được hỏi về quan điểm của Trung Quốc khi lãnh đạo Mỹ, Anh và nhiều nước phương Tây từ chối đến Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Minh cho biết: “Cử ai đến dự lễ là quyền của mỗi quốc gia. Với Trung Quốc, những ai có mặt đều là khách. Chúng tôi hoan nghênh tất cả”.

Pháp thông báo Ngoại trưởng Laurent Fabius sẽ đến Bắc Kinh, trong khi dẫn đầu đoàn đại biểu Anh là cựu Bộ trưởng Tư pháp Kenneth Clarke. Cựu Thủ tướng Tony Blair cùng đại sứ các nước Mỹ, Đức, Canada và Liên minh châu Âu (EU) cũng góp mặt, ông Zhang cho biết thêm.

Đứng bên cạnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Quảng trường Thiên An Môn ngày hôm đó sẽ là Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Sudan Omar Hassan al-Bashir, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro… và lãnh đạo các nước có quan hệ mật thiết với Bắc Kinh.

Ngoài ra, Triều Tiên cử đại diện là ông Choe Ryong Hae, thư ký Ủy ban Trung ương Đảng Lao Động Triều Tiên - một trong các nhân vật thân tín của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, tới buổi diễu hành.

Lễ duyệt binh lớn chưa từng có

Theo Tân Hoa xã, khoảng 10.000 binh sĩ (chủ yếu là quân đội Trung Quốc, Nga, Mông Cổ…) cùng nhiều khí tài quân sự sẽ duyệt binh tại quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh ngày 2/9 tới.

Trung Quốc sẽ phô diễn khí tài quân sự tại lễ duyệt binh. (ảnh: Sputnik)

Tất cả đều là “vũ khí chiến trường chủ lực do Trung Quốc sản xuất”, và 84% số thiết bị được lần đầu đưa ra trình diễn. Trong cuộc diễn tập vào cuối tuần qua, xe tăng và chiến đấu cơ của quân đội Trung Quốc rầm rộ tiến qua lễ đài.

Theo Bộ chỉ huy Quân đoàn pháo binh số 2, tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 và tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 sẽ tham gia Lễ duyệt binh.

Chuyên gia phòng không của Trung Quốc là ông Fu Qianshao nói rằng: chiến đấu cơ mới nhất J-15, được trang bị cho tàu sân bay, cũng có mặt trong buổi tập này.

Đúng như nhận định của các quan chức châu Âu và Mỹ, lễ kỷ niệm lần này sẽ là cơ hội để Bắc Kinh phô trương sức mạnh quân sự, giữa thời điểm căng thẳng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quân đội Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại Thành Đô
Quân đội Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại Thành Đô

VOV.VN- Quân đội Trung Quốc đang tiến hành tập trận bắn đạn thật tại Quân khu Thành Đô với sự tham gia của 140.000 binh sĩ.

Quân đội Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại Thành Đô

Quân đội Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại Thành Đô

VOV.VN- Quân đội Trung Quốc đang tiến hành tập trận bắn đạn thật tại Quân khu Thành Đô với sự tham gia của 140.000 binh sĩ.

Trung Quốc phô trương sức mạnh trong Lễ duyệt binh lớn chưa từng có
Trung Quốc phô trương sức mạnh trong Lễ duyệt binh lớn chưa từng có

VOV.VN - Trung Quốc sẽ trình diễn gần như toàn bộ vũ khí mới vào Lễ duyệt binh lớn chưa từng có hôm 3/9 tới đây.

Trung Quốc phô trương sức mạnh trong Lễ duyệt binh lớn chưa từng có

Trung Quốc phô trương sức mạnh trong Lễ duyệt binh lớn chưa từng có

VOV.VN - Trung Quốc sẽ trình diễn gần như toàn bộ vũ khí mới vào Lễ duyệt binh lớn chưa từng có hôm 3/9 tới đây.

Nga - Trung: vừa thân thiết vừa kiềm chế lẫn nhau?
Nga - Trung: vừa thân thiết vừa kiềm chế lẫn nhau?

VOV.VN -Quan hệ Nga – Trung Quốc đang được cho ở thời kỳ trăng mật vì những lợi ích song trùng trong bối cảnh biến động của thế giới.

Nga - Trung: vừa thân thiết vừa kiềm chế lẫn nhau?

Nga - Trung: vừa thân thiết vừa kiềm chế lẫn nhau?

VOV.VN -Quan hệ Nga – Trung Quốc đang được cho ở thời kỳ trăng mật vì những lợi ích song trùng trong bối cảnh biến động của thế giới.

Nga, Trung Quốc so kè trong Olympics Quân sự Quốc tế 2015
Nga, Trung Quốc so kè trong Olympics Quân sự Quốc tế 2015

VOV.VN - Đội quân sự của Nga đã củng cố vị thế vượt Trung Quốc trong màn 3 của nội dung “Môi trường An toàn” trong Thế vận hội Quân sự Quốc tế 2015.

Nga, Trung Quốc so kè trong Olympics Quân sự Quốc tế 2015

Nga, Trung Quốc so kè trong Olympics Quân sự Quốc tế 2015

VOV.VN - Đội quân sự của Nga đã củng cố vị thế vượt Trung Quốc trong màn 3 của nội dung “Môi trường An toàn” trong Thế vận hội Quân sự Quốc tế 2015.

Thủ tướng Nhật Abe từ chối lời mời của Trung Quốc dự diễu binh
Thủ tướng Nhật Abe từ chối lời mời của Trung Quốc dự diễu binh

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã “cự tuyệt” lời mời của Trung Quốc tham dự một cuộc diễu binh đánh dấu kết thúc Thế chiến thứ 2.

Thủ tướng Nhật Abe từ chối lời mời của Trung Quốc dự diễu binh

Thủ tướng Nhật Abe từ chối lời mời của Trung Quốc dự diễu binh

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã “cự tuyệt” lời mời của Trung Quốc tham dự một cuộc diễu binh đánh dấu kết thúc Thế chiến thứ 2.

Tập trận hải quân Nga- Trung tại Viễn Đông
Tập trận hải quân Nga- Trung tại Viễn Đông

VOV.VN - Cuộc tập trận chung với sự tham gia của 22 tàu, 20 máy bay và trực thăng, hơn 500 binh lính và 40 xe, diễn ra từ 21-28/8 tại Vladivostok, Nga

Tập trận hải quân Nga- Trung tại Viễn Đông

Tập trận hải quân Nga- Trung tại Viễn Đông

VOV.VN - Cuộc tập trận chung với sự tham gia của 22 tàu, 20 máy bay và trực thăng, hơn 500 binh lính và 40 xe, diễn ra từ 21-28/8 tại Vladivostok, Nga