Vũ khí hóa học - công cụ nguy hiểm trong cuộc chiến tại Syria

VOV.VN - Chính phủ Mỹ và lực lượng đối lập Syria, “kẻ tung, người hứng”, một lần nữa tố cáo quân đội Syria tấn công bằng vũ khí hóa học.

Chỉ vài ngày sau khi Mỹ tung tin chính phủ Syria đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công vũ khí hóa học, phe đối lập đã lập tức cáo buộc quân đội Syria vừa thực hiện một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học.

Một bé gái được điều trị sau vụ tấn công nghi bằng vũ khí hóa học ở Idlib. (Ảnh: EPA)

Một lần nữa vũ khí hóa học lại tiếp tục là một công cụ được phe đối lập sử dụng để tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ trong cuộc chiến tại Syria nhằm thoát khỏi thế yếu trong cuộc đối đầu với quân đội chính phủ. Điều này cũng đang làm gia tăng xung đột Nga-Mỹ trong cuộc chiến tại Syria.

Ngày 1/7, quân đội Syria đã phủ nhận cáo buộc của một nhóm phiến quân cho rằng binh sĩ quân đội đã sử dụng khí Chlorine tấn công các tay súng của họ trong các trận giao tranh ở phía Đông thủ đô Damascus. Quân đội Syria cho rằng đây là sự bịa đặt.

Trong thông báo do truyền thông nhà nước Syria đưa ra, một quan chức cấp cao quân đội Syria khẳng định, quân đội Syria không sử dụng bất kỳ vũ khí hóa học nào và sẽ không sử dụng chúng trong bất kỳ thời điểm nào.

Trước đó, ngày 30/6, nhóm phiến quân Failaq al-Rahman nói rằng hơn 30 người đã bị nghẹt thở do hậu quả từ một cuộc tấn công ở khu vực Ain Tarma thuộc vùng Đông Ghouta, nơi các lực lượng chính phủ Syria đang giao tranh với các phần tử nổi dậy.

Những tuyên bố của nhóm phiến quân đưa ra chỉ bốn ngày sau khi Nhà Trắng cáo buộc quân đội Syria đang chuẩn bị một cuộc tấn công hóa học vào phe đối lập, đồng thời khẳng định các lực lượng chính phủ ''sẽ phải trả giá đắt'' cho hành động của mình.

Trước đó, hồi tháng 4 truyền thông mạng xã hội của phe đối lập đã tuyên truyền rằng, quân đội Syria đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công vào lực lượng của họ tại Idlib làm 87 người thiệt mạng, bao gồm 31 trẻ em.

Và cũng chỉ chờ có thế, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã coi đó là một lý do, để  phóng 59 tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat của quân đội Syria.

Dư luận lo ngại, nếu một kịch bản về một vụ tấn công vũ khí hóa học được dựng lên thì đối đầu trực diện giữa Nga-Mỹ có thể diễn ra trong những ngày tới và nếu điều này xảy ra, đây sẽ là một cuộc đối đầu khốc liệt hơn rất nhiều so với những cuộc đối đầu trước đó.

Bởi tình hình tại Syria giờ đây đã rất khác so với 4 năm trước.

Hiện giờ, cả Mỹ và Nga, mỗi bên đều ủng hộ cho một lực lượng khác nhau ở Syria. Nga hậu thuẫn cho chính quyền của Tổng thống Syria al-Assad và Mỹ hậu thuẫn cho các lực lượng nổi dậy. Đáng chú ý, thời gian gần đây, lực lượng chính phủ do Nga hậu thuẫn đã chiếm ưu thế trên chiến trường.

Khi cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bước vào giai đoạn cuối, IS suy yếu và tạo ra những khoảng trống ở Syria, thì các cường quốc lại hướng tới việc tranh giành ảnh hưởng để dựng lên một thể chế chính trị mới nhằm cạnh tranh ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực điểm nóng này.

“Những động thái của Mỹ cho thấy nước này đang muốn dấn sâu thêm vào cuộc chiến tại Syria”, Ông Tarek Alabed, một nhà phân tích chính trị ở Damascus nhận định. “Những diễn biến trên cũng cho thấy, không có gì đáng ngạc nhiên nếu cả Nga, Mỹ hay các nước khác muốn dấn sâu vào cuộc chiến tại Syria nhằm khẳng định vai trò của mình trong cuộc chiến tại Syria chứ không muốn nhìn thấy nước khác làm chủ cuộc chơi”.

Chính vì thế, cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Đức giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ trong vài ngày tới được xem là một cơ hội để hai bên tìm kiếm tiếng nói chung.

Dư luận hy vọng, hai cường quốc có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình quốc tế sẽ đối thoại với nhau, tìm kiếm một tiếng nói chung giải quyết những căng thẳng của hai bên cũng như những vấn đề nóng của thế giới trong đó có cuộc chiến tại Syria./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga tố Mỹ dùng chiêu bài “vũ khí hóa học” để dọn đường đánh Syria
Nga tố Mỹ dùng chiêu bài “vũ khí hóa học” để dọn đường đánh Syria

VOV.VN - Chiến dịch thông tin của Mỹ về cái gọi là "Syria chuẩn bị sử dụng vũ khí hóa học" là nhằm dọn đường cho cuộc can thiệp quân sự mới vào Syria.

Nga tố Mỹ dùng chiêu bài “vũ khí hóa học” để dọn đường đánh Syria

Nga tố Mỹ dùng chiêu bài “vũ khí hóa học” để dọn đường đánh Syria

VOV.VN - Chiến dịch thông tin của Mỹ về cái gọi là "Syria chuẩn bị sử dụng vũ khí hóa học" là nhằm dọn đường cho cuộc can thiệp quân sự mới vào Syria.

OPCW khẳng định khí độc sarin đã được sử dụng ở miền Bắc Syria
OPCW khẳng định khí độc sarin đã được sử dụng ở miền Bắc Syria

VOV.VN - Khí độc sarin đã được sử dụng trong một vụ tấn công ở miền Bắc Syria hồi tháng 4 khiến hàng chục người thiệt mạng.

OPCW khẳng định khí độc sarin đã được sử dụng ở miền Bắc Syria

OPCW khẳng định khí độc sarin đã được sử dụng ở miền Bắc Syria

VOV.VN - Khí độc sarin đã được sử dụng trong một vụ tấn công ở miền Bắc Syria hồi tháng 4 khiến hàng chục người thiệt mạng.

Kịch bản nào cho cuộc đối đầu Nga - Mỹ tại Syria?
Kịch bản nào cho cuộc đối đầu Nga - Mỹ tại Syria?

VOV.VN - Thế giới đang lo ngại về nguy cơ đụng độ quân sự ở Syria giữa hai “ông lớn” là Nga và Mỹ trong bối cảnh IS suy yếu và tạo ra nhiều khoảng trống.

Kịch bản nào cho cuộc đối đầu Nga - Mỹ tại Syria?

Kịch bản nào cho cuộc đối đầu Nga - Mỹ tại Syria?

VOV.VN - Thế giới đang lo ngại về nguy cơ đụng độ quân sự ở Syria giữa hai “ông lớn” là Nga và Mỹ trong bối cảnh IS suy yếu và tạo ra nhiều khoảng trống.

Phe đối lập Syria tố quân đội Chính phủ dùng vũ khí hóa học
Phe đối lập Syria tố quân đội Chính phủ dùng vũ khí hóa học

VOV.VN - Syria vừa bác bỏ cáo buộc của 1 nhóm phiến quân đối lập rằng quân đội nước này đã tấn công họ bằng vũ khí hóa học.

Phe đối lập Syria tố quân đội Chính phủ dùng vũ khí hóa học

Phe đối lập Syria tố quân đội Chính phủ dùng vũ khí hóa học

VOV.VN - Syria vừa bác bỏ cáo buộc của 1 nhóm phiến quân đối lập rằng quân đội nước này đã tấn công họ bằng vũ khí hóa học.

Thế giới 7 ngày: Khủng hoảng Qatar dịu bớt, tranh cãi Syria bùng lên
Thế giới 7 ngày: Khủng hoảng Qatar dịu bớt, tranh cãi Syria bùng lên

VOV.VN-Khủng hoảng giữa Qatar với các nước Arab còn căng thẳng song có chiều hướng dịu bớt, trong khi tranh cãi Nga - Mỹ về vũ khí hóa học Syria được khơi lại.

Thế giới 7 ngày: Khủng hoảng Qatar dịu bớt, tranh cãi Syria bùng lên

Thế giới 7 ngày: Khủng hoảng Qatar dịu bớt, tranh cãi Syria bùng lên

VOV.VN-Khủng hoảng giữa Qatar với các nước Arab còn căng thẳng song có chiều hướng dịu bớt, trong khi tranh cãi Nga - Mỹ về vũ khí hóa học Syria được khơi lại.