Lưu học sinh Việt Nam vững tâm ở lại Bắc Kinh giữa đại dịch Covid-19

VOV.VN - Giữa tâm bão dịch Covid-19 quét qua Trung Quốc, vẫn có một số lưu học sinh Việt Nam tin tưởng bám trụ tại đây.

Trong những ngày nước này ở thời kỳ đỉnh dịch, chính phủ ta đưa du học sinh ở tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) về nước, vẫn còn không ít các bạn lưu học sinh Việt Nam khác lưu lại các tỉnh, thành của Trung Quốc, trong đó có Bắc Kinh. Đến nay, các biện pháp quản lý của trường vẫn chưa được nới lỏng dù tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc đã được cải thiện rõ rệt.

Nhiều du học sinh như vậy an tâm ở lại và nghiêm túc tuân thủ các quy định của nước sở tại.

Nghiên cứu sinh Quang Hùng trong khuôn viên nhà trường ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Nguyễn Quang Hùng, nghiên cứu sinh hệ thạc sĩ của Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh, là một người như thế. Hùng nằm trong 5 nghiên cứu sinh của Việt Nam còn ở lại trường này trong đại dịch Covid-19. Do là năm đầu sang Trung Quốc học tập, Hùng vốn định ở lại để cảm nhận cái Tết đầu tiên nơi xa xứ. Nhưng dịch bệnh bất ngờ bùng phát tại Vũ Hán và nhanh chóng lan ra khắp các tỉnh, thành ở Trung Quốc đã phá vỡ mọi dự định ban đầu.

Mọi sinh hoạt và học tập trong khuôn viên trường

Đã vài tháng nay Hùng chỉ biết đến khuôn viên trường, tất cả sinh hoạt thường nhật kể từ khi nhà trường áp dụng quy định hạn chế đi lại gần như chỉ gói gọn trong ký túc xá, căng tin và siêu thị. Nhưng mọi việc không đáng sợ như người ngoài vẫn nghĩ.

Hùng chia sẻ: "Dịch Covid-19 xảy ra ở Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và học tập của em trong thời gian qua, tuy nhiên không phải tất cả đều diễn ra một cách tiêu cực. Tuy không thể ra ngoài suốt gần 2 tháng nhưng vì khuôn viên trường rất rộng nên cảm giác bí bách tuy có nhưng không nghiêm trọng. Việc học của em vẫn thực hiện theo đúng tiến trình từ 26/2, tuy nhiên phải sử dụng hình thức học online. Ban đầu chưa quen nhưng dần đã thích ứng được bằng cách tái sắp xếp thời gian biểu, chủ động về tài liệu và nhờ thầy cô giúp đỡ. Cuối cùng, gia đình, người thân, thầy cô, bạn bè thường xuyên hỏi thăm, nên em nghĩ rằng trong đợt dịch này người ta không phải đang xa cách nhau, mà xét từ một góc độ nào đó chúng ta đang xích lại gần nhau hơn về mặt tinh thần. Điều đó làm em thấy ấm áp hơn, vững vàng hơn."

Quy định nghiêm ngặt

Mặc dù giờ đây (cuối tháng 3, đầu tháng 4) tình hình dịch bệnh ở Bắc Kinh nói riêng và Trung Quốc nói chung đã tốt lên rất nhiều, nhưng ngôi trường nơi Hùng đang theo học vẫn siết chặt quản lý, thậm chí còn nghiêm ngặt hơn do liên tục có các ca bệnh nhập cảnh.

Nhà ăn trong trường của Quang Hùng thực hiện nghiêm quy định mỗi người một bàn.

Theo đó, việc đo thân nhiệt đã tăng từ 1 lên 2 lần/ngày, chưa kể mỗi lần ra vào ký túc xá lại phải đo. Khuyến cáo hạn chế tối đa tụ tập đông người và quy định giữ khoảng cách tối thiểu từ 1-2m tại nơi công cộng là điều không bàn cãi. Thậm chí, nhà trường còn tuyên bố sẽ kỷ luật những du học sinh nào cố tình đến Trung Quốc trước khi trường mở cửa trở lại. Việc hạn chế đi lại cũng được thực hiện tối đa. Trừ các trường hợp đặc biệt, như ra sân bay hoặc bị sốt phải đưa đến các cơ sở y tế, còn lại gần như không có một lý do nào được chấp nhận cho việc ra khỏi khuôn viên trường. Nếu thật cần thiết, phải thông báo với giảng viên phụ trách và phải được sự đồng ý.

Hùng bảo mặc dù vẫn khá lo lắng nhưng bạn luôn tin tưởng và hy vọng các biện pháp của Trung Quốc và Bắc Kinh sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả. Đó cũng là một trong những lý do mà Hùng và một số bạn nghiên cứu sinh quyết định ở lại Bắc Kinh, ngay cả khi dịch ở đây bùng phát mạnh.

Lựa chọn có trách nhiệm với Tổ quốc mình

Hùng nói: "Sau khi bùng phát dịch, em thấy các biện pháp chống dịch của Bắc Kinh và trường rất nghiêm túc, nên cảm thấy yên tâm hơn. Ngoài ra, Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã rất quan tâm đến du học sinh còn ở lại Bắc Kinh. Ngày 26/1 một nhóm “người Việt ở lại Bắc Kinh qua Tết” đã được lập trên nền tảng Wechat, có sự tham gia của đại diện Đại sứ quán, để theo dõi tình hình sức khỏe và việc di chuyển. Các phương thức liên lạc với Đại sứ quán cũng như đường dây nóng hỗ trợ công dân cũng làm em cảm thấy khá yên tâm. Ngoài ra, em khá ấn tượng với thông điệp của Việt Nam “Chính phủ không bao giờ bỏ rơi bạn”. "

Với Hùng, quyết định ở lại là kết quả của việc suy nghĩ cẩn trọng và có trách nhiệm. Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin từ phía Trung Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các nhà khoa học; theo dõi diễn biến và các biện pháp phòng chống dịch của Trung Quốc, nhà trường và cả ở trong nước, cũng như xem xét đến khả năng lây nhiễm cho bản thân và cộng đồng khi thực hiện chuyến bay về nước, thì chính sự quan tâm và cam kết của chính phủ Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã giúp bạn đi đến quyết định tiếp tục ở lại Bắc Kinh kể cả khi dịch lây lan nhanh và phức tạp. Trong những ngày tới, Hùng vẫn sẽ cùng với các bạn du học sinh Việt Nam khác tuân thủ nghiêm túc những quy định của nhà trường. Với bạn, đây là cách tốt nhất để thể hiện tinh thần trách nhiệm của một lưu học sinh Việt Nam với đất nước sở tại và với chính Tổ quốc mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công ty Metran sẽ cung cấp 15.000 máy thở cho thị trường Việt Nam
Công ty Metran sẽ cung cấp 15.000 máy thở cho thị trường Việt Nam

VOV.VN -Công ty Metran của một Việt kiều ở Nhật Bản dự kiến sẽ cung cấp cho thị trường Việt Nam 15.000 máy thở để phục vụ công tác chống dịch Covid-19.

Công ty Metran sẽ cung cấp 15.000 máy thở cho thị trường Việt Nam

Công ty Metran sẽ cung cấp 15.000 máy thở cho thị trường Việt Nam

VOV.VN -Công ty Metran của một Việt kiều ở Nhật Bản dự kiến sẽ cung cấp cho thị trường Việt Nam 15.000 máy thở để phục vụ công tác chống dịch Covid-19.

Số ca Covid-19 tăng mạnh, Mỹ nên học kinh nghiệm xử lý của Trung Quốc
Số ca Covid-19 tăng mạnh, Mỹ nên học kinh nghiệm xử lý của Trung Quốc

VOV.VN - Trước tình hình Covid-19 ở Mỹ diễn biến nguy hiểm, giới chức nước này có thể học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc trong ứng phó với dịch bệnh này.

Số ca Covid-19 tăng mạnh, Mỹ nên học kinh nghiệm xử lý của Trung Quốc

Số ca Covid-19 tăng mạnh, Mỹ nên học kinh nghiệm xử lý của Trung Quốc

VOV.VN - Trước tình hình Covid-19 ở Mỹ diễn biến nguy hiểm, giới chức nước này có thể học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc trong ứng phó với dịch bệnh này.

Nguyên nhân khiến dịch Covid-19 bùng phát mạnh bất ngờ ở châu Âu và Mỹ
Nguyên nhân khiến dịch Covid-19 bùng phát mạnh bất ngờ ở châu Âu và Mỹ

VOV.VN - Dư luận không khỏi ngỡ ngàng khi nhiều nước châu Âu và Mỹ có sự bùng phát dữ dội dịch Covid-19. Nhưng những diễn biến đó đều có nguyên nhân hiện hữu.

Nguyên nhân khiến dịch Covid-19 bùng phát mạnh bất ngờ ở châu Âu và Mỹ

Nguyên nhân khiến dịch Covid-19 bùng phát mạnh bất ngờ ở châu Âu và Mỹ

VOV.VN - Dư luận không khỏi ngỡ ngàng khi nhiều nước châu Âu và Mỹ có sự bùng phát dữ dội dịch Covid-19. Nhưng những diễn biến đó đều có nguyên nhân hiện hữu.

Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản vượt khó giữa đại dịch Covid-19
Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản vượt khó giữa đại dịch Covid-19

VOV.VN - Theo thống kê này, số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản xếp thứ 2 sau Trung Quốc và chủ yếu là sinh viên diện tự túc kinh phí. 

Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản vượt khó giữa đại dịch Covid-19

Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản vượt khó giữa đại dịch Covid-19

VOV.VN - Theo thống kê này, số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản xếp thứ 2 sau Trung Quốc và chủ yếu là sinh viên diện tự túc kinh phí. 

Du học sinh Việt Nam tại Mỹ lựa chọn ở lại trong dịch Covid-19
Du học sinh Việt Nam tại Mỹ lựa chọn ở lại trong dịch Covid-19

VOV.VN -Tại Mỹ, nhiều sinh viên Việt Nam vẫn khá bình tĩnh và quyết định ở lại mặc dù vẫn có lo ngại về sự lây lan của dịch bệnh.

Du học sinh Việt Nam tại Mỹ lựa chọn ở lại trong dịch Covid-19

Du học sinh Việt Nam tại Mỹ lựa chọn ở lại trong dịch Covid-19

VOV.VN -Tại Mỹ, nhiều sinh viên Việt Nam vẫn khá bình tĩnh và quyết định ở lại mặc dù vẫn có lo ngại về sự lây lan của dịch bệnh.

Đại dịch Covid-19 là khủng hoảng toàn cầu tồi tệ nhất từ Thế chiến 2
Đại dịch Covid-19 là khủng hoảng toàn cầu tồi tệ nhất từ Thế chiến 2

VOV.VN - Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tuyên bố vào hôm 31/3 rằng đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng toàn cầu tồi tệ nhất kể từ Thế chiến 2.

Đại dịch Covid-19 là khủng hoảng toàn cầu tồi tệ nhất từ Thế chiến 2

Đại dịch Covid-19 là khủng hoảng toàn cầu tồi tệ nhất từ Thế chiến 2

VOV.VN - Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tuyên bố vào hôm 31/3 rằng đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng toàn cầu tồi tệ nhất kể từ Thế chiến 2.