Thế giới 24h: Cử tri Anh chọn Brexit, Thủ tướng Cameron từ chức

VOV.VN - Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố từ chức sau khi người dân Anh khiến cả thế giới sốc khi bỏ phiếu chấp thuận rời khỏi EU.

Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố từ chức. Ảnh AP

1. Trong tuyên bố đầy bất ngờ của mình ngày 24/6, sau khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý về Brexit được công bố, ông Cameron nhấn mạnh:

“Người dân Anh đã bỏ phiếu cho việc rời khỏi EU và quyết định này phải được tôn trọng. Ý chí của người dân Anh chính là mệnh lệnh mà Chính phủ phải thực hiện. Không ai có quyền nghi ngờ gì về kết quả bỏ phiếu lần này.

Tôi rất tự hào được đảm nhiệm vị trí Thủ tướng trong 6 năm qua và không có gì phải hối hận cả. Người dân Anh đã đưa ra một quyết định rất rõ ràng và tôi cho rằng, đất nước này cần một nhà lãnh đạo mới.

Theo quan điểm của mình, tôi nghĩ rằng chúng ta cần một tân Thủ tướng ngay khi Đại hội Đảng Bảo thủ diễn ra vào tháng 10 tới”.

2. Một cơn lốc xoáy cực mạnh với sức gió lên đến 125km/h đã tiến vào tỉnh Giang Tô, Trung Quốc khiến 98 người thiệt mạng và 800 người bị thương.

Lốc xoáy san phẳng nhiều ngôi nhà tại Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh Reuters

Giới chức tỉnh Giang Tô cho biết, cơn lốc xoáy này tiến vào tỉnh vào sáng 23/6 và đã “san bằng” nhiều tòa nhà tại đây. Tại thành phố Diêm Thành, thời tiết cực đoan cùng với lốc xoáy đã khiến ít nhất 500 người bị thương. Hơn 700 nhân viên cứu hỏa đã được điều động để cùng tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn.

Cơn lốc xoáy với sức gió lên đến 125km/h này đã cuốn theo rất nhiều hòn đá có kích cỡ bằng nắm tay. Dù các quan chức khí tượng thủy văn địa phương đã phát đi cảnh báo về thời tiết cực đoan và bắt đầu sơ tán khẩn cấp người dân ngay khi cơn lốc xoáy đổ bộ vào tỉnh nhưng vẫn không hạn chế được con số thương vong.

Rất nhiều người dân địa phương cho biết, họ đã trở tay không kịp khi có tin lốc xoáy đổ bộ vào tỉnh. Nhiều nhân chứng sau khi trải qua giây phút kinh hoàng cho biết, họ có cảm tưởng như “ngày tận thế” đã đến.

3. Tòa án Tối cao Mỹ ngày 23/6 đã giáng một đòn mạnh đối với kế hoạch nhập cư của Tổng thống Mỹ Barack Obama khi không thông qua kế hoạch này.

Tòa án Tối cao Mỹ hiện có 8 thẩm phán, chia thành 2 phe, với 4 thẩm phán theo trường phái bảo thủ và 4 theo trường phái tự do, đang chia rẽ nghiêm trọng trước việc ủng hộ hay phản đối kế hoạch nhập cư của người đứng đầu Nhà Trắng.

Tổng thống Obama thất vọng với phán quyết của Tòa án tối cao. Ảnh AP

Trong cuộc bỏ phiếu hôm qua, có 4 phiếu ủng hộ và 4 phiếu phản đối kế hoạch này. Kết quả này cũng đồng nghĩa với việc Tòa án Tối cao Mỹ không thông qua kế hoạch nhập cư, ngầm ủng hộ quyết định của tòa án cấp dưới trước đó đã bác bỏ kế hoạch này của ông Obama.

Kế hoạch nhập cư của Tổng thống Obama được cho là đã giúp khoảng 4 triệu người định cư bất hợp pháp ở Mỹ không bị trục xuất và được phép làm việc ở Mỹ. Vào năm 2014, ông Obama đã đơn phương thông qua kế hoạch này bằng một mệnh lệnh hành chính mà không thông qua Quốc hội.

Tuy nhiên, ngay trước thời điểm mệnh lệnh hành chính này bắt đầu có hiệu lực hồi năm ngoái, chính quyền của 25 bang, đứng đầu là bang Texas đã đâm đơn kiện quyết định này. Theo lập luận của các bang, quyết định này của Tổng thống Obama là sự lạm quyền.

4. Chính phủ Colombia và Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) sáng 24/ 6 đã chính thức ký thỏa thuận ngừng bắn cuối cùng.

Lễ ký kết diễn ra tại thủ đô La Habana của Cuba, dưới sự chủ trì của đại diện cao cấp nhất hai bên là Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos và thủ lĩnh FARC Timoleon Jimenez. Tham dự lễ ký còn có Chủ tịch Cuba Raul Castro, nước đồng bảo trợ hòa đàm, và người đứng đầu nhiều quốc gia Mỹ Latin khác.

Đại diện Chính phủ Colombia và FARC bắt tay trước sự chứng kiến của Chủ tịch Cuba Raul Castro. Ảnh Reuters

Phát biểu tại lễ ký, Tổng thống Colombia Santos đã nhấn mạnh đến ý nghĩa lịch sử của việc ký kết thỏa thuận đối với nền hòa bình của Colombia sau hơn 50 năm qua:

“Tương lai đã nằm trong tầm tay của chúng ta, ở nơi đó, chúng ta có thể tồn tại và phát triển trong hòa bình. Vẫn còn rất nhiều điểm quan trọng cần phải được nhất trí giữa các bên và chúng tôi đã đồng ý với FARC rằng, chúng tôi sẽ giải giáp vũ khí của họ trong thời gian sớm nhất”, ông Santos.

Cùng chung quan điểm với Tổng thống Colombia, thủ lĩnh Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia Rodgrigo Londono cũng cho rằng, việc ký thỏa thuận góp phần chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ tại nước này, qua đó thúc đẩy tiến trình xây dựng nền hòa bình lâu dài và ổn định cho quốc gia Mỹ Latin này.

5. Đêm 23/6 (theo giờ Hà Nội), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ra tuyên bố lên án 2 vụ phóng thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, gọi đây là hành vi "vi phạm nghiêm trọng" lệnh cấm quốc tế.

Trong tuyên bố được toàn bộ 15 thành viên thông qua, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho biết “lấy làm tiếc” vì Triều Tiên tiếp tục theo đuổi chương trình tên lửa đạn đạo và các vụ phóng thử vừa qua làm gia tăng căng thẳng tình hình.

Hình ảnh một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh AP

Hội đồng Bảo an hối thúc 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc gia tăng nỗ lực nhằm thực thi đầy đủ những biện pháp trừng phạt Triều Tiên, đặc biệt là những biện pháp cứng rắn nhất trong 2 thập niên qua mới được Hội đồng Bảo an nhất trí thông qua hồi tháng 3 vừa qua.

Hội đồng Bảo an cũng nhắc lại đề nghị Triều Tiên chấm dứt mọi sự vi phạm, ngừng tất cả các hoạt động thử hạt nhân cũng như tên lửa đạn đạo, đồng thời tuân thủ 5 nghị quyết mà Liên Hợp Quốc đã áp đặt kể từ khi quốc gia này tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên vào năm 2006.

Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Triều Tiên tuyên bố nước này “không có ý định” nối lại cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân.

Phát biểu tại Đối thoại hợp tác Đông Bắc Á 2016 diễn ra tại Bắc Kinh, Vụ phó Vụ Bắc Mỹ Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-Hui nhấn mạnh, hiện nước này không có ý định tham gia đàm phán thảo luận về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, trong bối cảnh chính sách thù địch của Mỹ vẫn tồn tại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trưng cầu dân ý Brexit: người dân Anh “vẫy tay từ biệt” EU
Trưng cầu dân ý Brexit: người dân Anh “vẫy tay từ biệt” EU

VOV.VN - Với tỷ lệ 51,9% cử tri ủng hộ và 48,1% phản đối Brexit trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6, người Anh ngày 24/6 đã chọn rời khỏi Liên minh châu Âu.

Trưng cầu dân ý Brexit: người dân Anh “vẫy tay từ biệt” EU

Trưng cầu dân ý Brexit: người dân Anh “vẫy tay từ biệt” EU

VOV.VN - Với tỷ lệ 51,9% cử tri ủng hộ và 48,1% phản đối Brexit trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6, người Anh ngày 24/6 đã chọn rời khỏi Liên minh châu Âu.

Châu Âu rúng động trước việc cử tri Anh chọn Brexit
Châu Âu rúng động trước việc cử tri Anh chọn Brexit

VOV.VN - Một làn sóng rúng động tràn ngập khắp châu Âu khi rất nhiều nước trong EU cảm thấy “khó có thể nuốt trôi” việc cử tri Anh bỏ phiếu chọn Brexit.

Châu Âu rúng động trước việc cử tri Anh chọn Brexit

Châu Âu rúng động trước việc cử tri Anh chọn Brexit

VOV.VN - Một làn sóng rúng động tràn ngập khắp châu Âu khi rất nhiều nước trong EU cảm thấy “khó có thể nuốt trôi” việc cử tri Anh bỏ phiếu chọn Brexit.

Tổng thống Mỹ Obama nhận "tin dữ" về Brexit khi vừa ăn trưa xong
Tổng thống Mỹ Obama nhận "tin dữ" về Brexit khi vừa ăn trưa xong

VOV.VN - Các cố vấn của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo cho ông về kết quả cuộc trưng cầu dân ý Brexit khi ông vừa ăn trưa xong.

Tổng thống Mỹ Obama nhận "tin dữ" về Brexit khi vừa ăn trưa xong

Tổng thống Mỹ Obama nhận "tin dữ" về Brexit khi vừa ăn trưa xong

VOV.VN - Các cố vấn của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo cho ông về kết quả cuộc trưng cầu dân ý Brexit khi ông vừa ăn trưa xong.

Nga và Trung Quốc được gì, mất gì khi Anh rời EU?
Nga và Trung Quốc được gì, mất gì khi Anh rời EU?

VOV.VN - Nga và Trung Quốc khá thân nhau nhưng lại khác biệt trong thái độ về việc Anh rời EU. Sự kiện Brexit khiến họ được gì, mất gì?

Nga và Trung Quốc được gì, mất gì khi Anh rời EU?

Nga và Trung Quốc được gì, mất gì khi Anh rời EU?

VOV.VN - Nga và Trung Quốc khá thân nhau nhưng lại khác biệt trong thái độ về việc Anh rời EU. Sự kiện Brexit khiến họ được gì, mất gì?