Thế giới 24h: Khủng hoảng sau Brexit khiến người dân Anh hối hận

VOV.VN - Sau khi Anh quyết định “rời khỏi” EU khiến đồng bảng Anh trượt giá xuống mức thấp nhất 30 năm qua nhiều người dân Anh ân hận về lá phiếu của mình.

1. Hơn 1 triệu người Anh đã ký thỉnh nguyện thư yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu thứ hai, sau khi nước Anh đã đạt số phiếu 51,9% đồng thuận đối với Brexit- rời bỏ EU.

Những người ký tên kêu gọi bầu cử lại, với lý do rằng, trong cuộc bỏ phiếu vừa qua, có dưới 75% số cử tri đi bỏ phiếu, và trong số đó chỉ đạt dưới 60% phiếu đồng thuận. 

 Hơn 1 triệu người Anh đã ký thỉnh nguyện thư yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu thứ hai. (ảnh: AFP).

Thỉnh nguyện thư được William Oliver Healey đưa ra, có đoạn: "Chúng tôi ký tên dưới đây, kêu gọi Chính phủ thực hiện quy định rằng nếu số phiếu “Rời EU” hay “Ở lại EU” đạt ít hơn 60% trong tổng số 75% cử tri đi bầu cử thì nên có một cuộc trưng cầu dân ý khác”.

Trên BBC, một cử tri Anh tên là Adam nói rằng anh ta sốc khi biết hóa ra người dân nước mình bỏ phiếu để rời khỏi EU. Adam cho biết: “Tôi không nghĩ rằng điều này có thể xảy ra, tôi cũng không nghĩ rằng lá phiếu của mình gây ra nhiều hậu quả như thế bởi vì tôi cứ ngỡ là chúng tôi đi bầu để ở lại”.

Từ sân bay Manchester (Anh), một cử tri khác xưng là Mandy, nói với ITV news rằng cô ấy thất vọng với lựa chọn của mình.

“Sáng nay, tôi thức dậy và những gì đang diễn ra đã khiến tôi chán nản, giá mà tôi có cơ hội được bỏ phiếu lần nữa, tôi sẽ bỏ phiếu ở lại”, Mandy nói. 

2. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 24/6 đã giải thích lý do tại sao nước này chưa muốn gia nhập EU. Ông Erdogan cho rằng, tâm lý bài Hồi giáo là nguyên nhân làm trì hoãn tiến trình gia nhập EU.

Ông cũng cáo buộc Liên minh châu Âu (EU) đang sử dụng tiêu chuẩn kép, đồng thời cảnh báo, sẽ có thêm nhiều nước muốn rời khối này sau khi Anh bỏ phiếu lựa chọn Brexit (rời khỏi EU). 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. (ảnh: Reuters).

Ông cũng cáo buộc Liên minh châu Âu (EU) đang sử dụng tiêu chuẩn kép, đồng thời cảnh báo, sẽ có thêm nhiều nước muốn rời khối này sau khi Anh bỏ phiếu lựa chọn Brexit (rời khỏi EU).

 Theo Tổng thống Erdogan, chiến dịch vận động Brexit và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy cực hữu đã gia tăng nghi ngại về các cuộc đàm phán gia nhập kéo dài hơn 10 năm qua của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu từ năm 2005 nhưng đạt được rất ít tiến triển mặc dù nước này đã tiến hành rất nhiều cải cách. 

3. Ngày 25/6, Tổng thống Nga Putin bắt đầu thăm chính thức Trung Quốc. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chuyến thăm diễn ra đúng vào dịp Trung Quốc và Nga chuẩn bị kỷ niệm 15 năm ký Điều ước hợp tác hữu nghị láng giềng và 20 năm thiết lập quan hệ đối tác hiệp tác chiến lược.

Chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ chính trị, thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển của 2 bên, tăng cường quan hệ kinh tế thương mại và trao đổi lập trường trong các vấn đề quốc tế và khu vực. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin. 

Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, trong khi Nga là thị trường cung cấp năng lượng, sản phẩm kỹ thuật cao quan trọng nhất cho Trung Quốc.

Dự kiến, trong chuyến thăm này hai bên sẽ ký hơn 30 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực như tài chính tiền tệ, năng lượng hạt nhân, hàng không vũ trụ, du lịch...

Đây là lần thứ 5 Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong vòng 3 năm qua kể từ khi ông tái đắc cử Tổng thống Nga năm 2013.

4. Sau Hội nghị thượng đỉnh của SCO (Tổ chức Hợp tác Thượng Hải), Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết quyết định rút khỏi EU là lựa chọn của người Anh, Nga sẽ không can thiệp vào vấn đề này.

"Xét theo mọi điều, đây là lựa chọn của các cư dân Anh. Chúng tôi đã, đang và sẽ không can thiệp", ông Putin nói.

Còn Thủ tướng Nga nhận định kết quả của cuộc trưng cầu Brexit tại Anh không chỉ hệ trọng đối với người Anh, mà còn tác động đến nền kinh tế thế giới. 

Anh rời khỏi châu Âu đây "rúng động" trên thế giới. (ảnh: Getty).

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết: "Tôi không thể không lưu ý đến những gì vừa diễn ra ở Anh. Như đã rõ, ở đó vừa tiến hành cuộc trưng cầu về việc đưa Anh ra khỏi Liên minh châu Âu. Tất nhiên, đây là công việc nội bộ của người Anh”. 

“Nhưng rõ ràng là kết quả trưng cầu dân ý không chỉ quan trọng đối với cư dân Anh và Liên minh châu Âu, mà còn có hậu quả nói chung với nền kinh tế thế giới, bởi giá dầu đã lao dốc. Đồng bảng Anh, đồng euro cũng đang chịu sức ép. Ghi nhận biến động nghiêm trọng trên thị trường hàng hóa và các sàn chứng khoán", ông Medvedev nhận xét. 

“Đương nhiên thực tế đó không thể khiến chúng ta vui mừng. Bởi đây là những rủi ro bổ sung cho nền kinh tế thế giới. Cả với nền kinh tế của Nga cũng vậy, bởi chúng ta là một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu. Bây giờ điều quan trọng là cần phân tích thấu đáo những tác động, để kịp thời thông qua những giải pháp nội bộ của chúng ta vì lợi ích của nền kinh tế Nga. Và đó là việc mà Chính phủ sẽ tiến hành", Thủ tướng Medvedev khẳng định. 

5. Ít nhất 14 người thiệt mạng và hàng trăm người mắc kẹt sau khi một cơn bão mạnh tấn công tiểu bang West Virginia của Mỹ.

Giới chức địa phương cho biết, trận mưa lớn kéo dài suốt 8 tiếng đã làm ngập lụt mọi tuyến đường  trong khu vực. Hơn 500 người  đang bị mắc kẹt tại trung tâm mua sắm Elkeview gần thành phố thủ phủ Charleton. 

Nhà và xe chìm trong nước lũ. (ảnh: NBC News).

Mưa lớn kèm gió mạnh đã làm đổ một cây cầu và cuốn trôi hàng chục ngôi nhà. Tại nhiều nơi, nước lũ dâng cao nhanh chóng buộc lực lượng cứu hộ phải dỡ mái nhà để giải cứu những người mắc kẹt.

Trong khi một nhóm nhân viên cứu hỏa khác đang nỗ lực tìm kiếm một cậu bé 9 tuổi ở quận Jackson bị nước lũ cuốn trôi từ chiều 23/6.

Giới chức địa phương t mô tả, lượng nước đổ về nhanh chóng đã khiến toàn bộ tiểu bang Virginia biến thành một biển nước lớn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Brexit cũng “vẽ đường” cho Scotland và Bắc Ai Len ly tán Anh
Brexit cũng “vẽ đường” cho Scotland và Bắc Ai Len ly tán Anh

VOV.VN -Đó là sự toàn vẹn của Vương quốc Anh đang bị đe doạ khi Scotland là quốc gia thành viên đầu tiên tỏ rõ động thái muốn tìm đường ly khai Anh 

Brexit cũng “vẽ đường” cho Scotland và Bắc Ai Len ly tán Anh

Brexit cũng “vẽ đường” cho Scotland và Bắc Ai Len ly tán Anh

VOV.VN -Đó là sự toàn vẹn của Vương quốc Anh đang bị đe doạ khi Scotland là quốc gia thành viên đầu tiên tỏ rõ động thái muốn tìm đường ly khai Anh 

Bloomberg cảnh báo ảnh hưởng của Brexit đối với kinh tế Việt Nam
Bloomberg cảnh báo ảnh hưởng của Brexit đối với kinh tế Việt Nam

VOV.VN - Hãng tin Bloomberg cho hay, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất từ việc Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit).

Bloomberg cảnh báo ảnh hưởng của Brexit đối với kinh tế Việt Nam

Bloomberg cảnh báo ảnh hưởng của Brexit đối với kinh tế Việt Nam

VOV.VN - Hãng tin Bloomberg cho hay, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất từ việc Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit).

Sau vụ Brexit, EU sẽ mất thêm nhiều nước nếu không cải cách
Sau vụ Brexit, EU sẽ mất thêm nhiều nước nếu không cải cách

VOV.VN - Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Liên minh châu Âu của Ba Lan Konrad Szymanski cho rằng, việc Anh ra đi chính là động lực để EU tiến hành cải cách.

Sau vụ Brexit, EU sẽ mất thêm nhiều nước nếu không cải cách

Sau vụ Brexit, EU sẽ mất thêm nhiều nước nếu không cải cách

VOV.VN - Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Liên minh châu Âu của Ba Lan Konrad Szymanski cho rằng, việc Anh ra đi chính là động lực để EU tiến hành cải cách.

Hối hận vì Brexit, nhiều cử tri Anh ước có thể bỏ phiếu lại
Hối hận vì Brexit, nhiều cử tri Anh ước có thể bỏ phiếu lại

VOV.VN - Một cử tri đã nói với BBC rằng: “Tôi không nghĩ rằng lá phiếu của mình gây ra nhiều hậu quả như thế”.

Hối hận vì Brexit, nhiều cử tri Anh ước có thể bỏ phiếu lại

Hối hận vì Brexit, nhiều cử tri Anh ước có thể bỏ phiếu lại

VOV.VN - Một cử tri đã nói với BBC rằng: “Tôi không nghĩ rằng lá phiếu của mình gây ra nhiều hậu quả như thế”.

Tây Ban Nha sẽ là mối lo mới của EU sau Brexit?
Tây Ban Nha sẽ là mối lo mới của EU sau Brexit?

VOV.VN - Kết quả cuộc trưng cầu ý dân ở Anh đã tác động đáng kể đến tâm lý của cử tri “Xứ sở Bò tót” ngay trước thềm cuộc tổng tuyển cử ngày 26/6. 

Tây Ban Nha sẽ là mối lo mới của EU sau Brexit?

Tây Ban Nha sẽ là mối lo mới của EU sau Brexit?

VOV.VN - Kết quả cuộc trưng cầu ý dân ở Anh đã tác động đáng kể đến tâm lý của cử tri “Xứ sở Bò tót” ngay trước thềm cuộc tổng tuyển cử ngày 26/6.