Thế giới 24h: Mỹ rúng động vì Texas cũng muốn học theo Brexit

VOV.VN - Sau kết quả bất ngờ của Brexit, một nhóm người tại bang Texas của Mỹ đang vận động mạnh mẽ để đòi Texit (tứcTexas rời khỏi Mỹ).

1. Theo Reuters, nhóm người đòi ly khai tại Texas này khẳng định, cuộc trưng cầu dân ý tại Anh có thể là hình mẫu cho bang Texas- từng là một quốc gia độc lập từ năm 1836-1845.

Viễn cảnh về việc Texas tách khỏi Mỹ đang hiển hiện sau Brexit. Ảnh AP

Hơn thế nữa, ông Daniel Miller, Chủ tịch Phong trào Những người theo chủ nghĩa dân tộc tại Texas (TNM), nhấn mạnh, nếu tách riêng ra, nền kinh tế trị giá 1.600 tỷ USD của Texas có thể đứng thứ 10 trên thế giới.

“TNM chính thức kêu gọi Thống đốc bang Texas cần tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý tương tự như ở Anh cho người Texas”, nhóm này tuyên bố. Tuy nhiên, Thống đốc bang Texas Greg Abbott vẫn chưa đưa ra bình luận gì về việc này.

Trước đó, TNM- nhóm có sự ủng hộ của khoảng 250.000 người- đã thất bại trong việc kêu gọi tiến hành bỏ phiếu vào tháng 11 tới. Tuy nhiên, họ dự định sẽ khởi động lại chiến dịch của mình vào năm 2018.

“Tôi có thể cảm nhận được không khí Texit hiển hiện rõ ràng”, ông Miller nói và cho biết Texit là từ khóa xuất hiện rất nhiều tại Mỹ sau khi có kết quả của cuộc trưng cầu dân ý Brexit ở Anh.

2. Sau Đan Mạch, Tây Ban Nha cũng có thể khiến EU lo ngại khi kết quả cuộc trưng cầu ý dân ở Anh có thể tác động tới tâm lý của người dân “xứ bò tót”.

Tây Ban Nha có lẽ là nước chịu ảnh hưởng chính trị tức thì nhất trong Liên minh châu Âu từ việc Anh rời bỏ mái nhà chung châu Âu.

Nhiều cử tri Catalan cũng đang đòi được độc lập khỏi Tây Ban Nha. Ảnh EPA

Sau cuộc bầu cử hồi tháng 12/2015 với việc không đảng nào hội đủ đa số phiếu để thành lập Chính phủ dẫn đến việc người dân Tây Bản Nha phải tiếp tục đi bầu cử, kết quả cuộc trưng cầu ý dân tại Anh vừa qua cũng đang tác động đáng kể tới lá phiếu của cử tri trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 26/6.

Lo ngại trước tâm lý xáo trộn của cử tri, quyền Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã lên tiếng kêu gọi cử tri sáng suốt lựa chọn một chính phủ đủ mạnh để ổn định tình hình đất nước trước những sóng gió khi con thuyền nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.

“Bây giờ tất cả người dân châu Âu phải xử lý việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Đây là một quyết định có tầm ảnh hưởng đáng kể và đáng buồn nhất mà tôi từng chứng kiến trong cuộc đời chính trị của mình.

Song để xử lý nó một cách thỏa đáng, để bảo vệ lợi ích của châu Âu, để tiếp tục tiến trình hội nhập, để bảo vệ những mong mỏi và nguyện vọng của người dân Tây Ban Nha, chúng ta cần có một chính phủ vững mạnh, có trí tuệ, có khả năng đương đầu với những thách thức kinh tế và có thể thể hiện được điều đó qua hành động”, ông Rajoy nói.

3. Ông Bernie Sanders đã lên tiếng khẳng định sẽ bầu cho bà Hillary Cliton nếu điều này giúp ửng viên Đảng Dân chủ đáng bại ông Donald Trump.

Theo Yahoo News, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, ông Sanders nhấn mạnh: “Tôi khẳng định sẽ làm mọi điều có thể để đánh bại Donald Trump.

Bà Clinton đang nhận được sự ủng hộ hết sức tích cực từ ông Sanders. Ảnh CNN

Tôi nghĩ rằng, việc ông Trump trúng cử Tổng thống sẽ là thảm họa đối với nước Mỹ. Chúng ta không cần một Tổng thống mà chiến dịch trang cử chỉ toàn là những định kiến”.

Ông Sanders cũng tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tranh cử của mình bất chấp việc bà Clinton đã trở thành ứng viên Tổng thống mặc định của Đảng Dân chủ. Nhiều người ủng hộ ông cũng cam kết sẽ không bầu cho bà Clinton trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới.

Trước đó, khi đến thăm New York và phát biểu trước những người ủng hộ mình, ông Sanders cũng đã cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy những chính sách mang tính dân túy của ông.

4. Bộ Quốc phòng Mỹ muốn sớm kết thúc các cuộc đàm phán về việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc.

Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ. Ảnh Reuters

Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Peter Cook ngày 24/6 nhấn mạnh, Mỹ hy vọng các cuộc thảo luận sớm kết thúc một cách “có hiệu quả và kịp thời”.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Cook thông báo, các cuộc thảo luận về vấn đề này đang tiến triển tốt, tuy nhiên vẫn còn một số chi tiết cần được xem xét thêm.

Ông Cook cho biết, cũng trong ngày 24/6 các quan chức quốc phòng của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tổ chức các cuộc đàm phán  để thảo luận về các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên thời gian gần đây.

Các bên đều nhất trí rằng hành động khiêu khích của Triều Tiên sẽ chỉ càng củng cố thêm quyết tâm của cộng đồng quốc tế.

5. Ít nhất 14 người đã thiệt mạng khi phiến quân al-Shabaab tấn công khách sạn Nasa-Hablod ở Somalia và bắt giữ nhiều người làm con tin.

Time dẫn lời cảnh sát Somalia ngày 25/6 cho biết, những kẻ tấn công đã cho phát nổ một chiếc xe chứa bom bên ngoài cổng khách sạn trước khi tràn vào bên trong.

Binh sĩ Somalia có mặt trên đường phố Mogadishu sau vụ tấn công của al-Shabaab vào khách sạn Nasa-Hablod. Ảnh AP

Một nhân chứng cho biết, khi vào được bên trong, những tên phiến quân này nổ súng vào bất kỳ người nào có mặt trong khách sạn. Anh Ali Mohamud, một nhân chứng kể lại: “Chúng bắn vào bất kỳ ai lọt vào tầm ngắm của chúng. Tôi đã may mắn trốn được bằng lối cửa sau”.

Một nhân viên khách sạn muốn giấu tên vì sợ bị trả thù cho biết: “Khi vào được bên trong, chúng hét lên Allahu Akbar [tiếng Arab có nghĩa là Đức Allah vĩ đại-ND] và xả súng về mọi phía”.

Quan chức cảnh sát Mohamed Hussein tuyên bố: “Chúng tôi đã kết thúc chiến dịch bao vây những kẻ tấn công khách sạn và tiêu diệt đến tên phiến quân cuối cùng trên tầng cao nhất của tòa nhà”.

“Cho đến nay đã có 14 người thiệt mạng, một vài người trong số này chết sau khi đã được đưa đến bệnh viện”, ông Hussen nói và cho biết, ngoài 14 người thiệt mạng còn có 9 người bị thương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Medvedev nói về hậu quả của Brexit với nền kinh tế Nga
Thủ tướng Medvedev nói về hậu quả của Brexit với nền kinh tế Nga

Thủ tướng Nga nhận định kết quả của cuộc trưng cầu Brexit tại Anh không chỉ hệ trọng đối với người Anh, mà còn tác động đến nền kinh tế thế giới.

Thủ tướng Medvedev nói về hậu quả của Brexit với nền kinh tế Nga

Thủ tướng Medvedev nói về hậu quả của Brexit với nền kinh tế Nga

Thủ tướng Nga nhận định kết quả của cuộc trưng cầu Brexit tại Anh không chỉ hệ trọng đối với người Anh, mà còn tác động đến nền kinh tế thế giới.

Brexit gây sốc cho cộng đồng quốc tế
Brexit gây sốc cho cộng đồng quốc tế

VOV.VN - Quyết định ra đi của người Anh ra khỏi Liên minh châu Âu ( EU) gây sốc không chỉ đối với người dân Anh và EU mà còn đối với cả cộng đồng quốc tế.

Brexit gây sốc cho cộng đồng quốc tế

Brexit gây sốc cho cộng đồng quốc tế

VOV.VN - Quyết định ra đi của người Anh ra khỏi Liên minh châu Âu ( EU) gây sốc không chỉ đối với người dân Anh và EU mà còn đối với cả cộng đồng quốc tế.

Sau vụ Brexit, EU sẽ mất thêm nhiều nước nếu không cải cách
Sau vụ Brexit, EU sẽ mất thêm nhiều nước nếu không cải cách

VOV.VN - Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Liên minh châu Âu của Ba Lan Konrad Szymanski cho rằng, việc Anh ra đi chính là động lực để EU tiến hành cải cách.

Sau vụ Brexit, EU sẽ mất thêm nhiều nước nếu không cải cách

Sau vụ Brexit, EU sẽ mất thêm nhiều nước nếu không cải cách

VOV.VN - Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Liên minh châu Âu của Ba Lan Konrad Szymanski cho rằng, việc Anh ra đi chính là động lực để EU tiến hành cải cách.

Hối hận vì Brexit, nhiều cử tri Anh ước có thể bỏ phiếu lại
Hối hận vì Brexit, nhiều cử tri Anh ước có thể bỏ phiếu lại

VOV.VN - Một cử tri đã nói với BBC rằng: “Tôi không nghĩ rằng lá phiếu của mình gây ra nhiều hậu quả như thế”.

Hối hận vì Brexit, nhiều cử tri Anh ước có thể bỏ phiếu lại

Hối hận vì Brexit, nhiều cử tri Anh ước có thể bỏ phiếu lại

VOV.VN - Một cử tri đã nói với BBC rằng: “Tôi không nghĩ rằng lá phiếu của mình gây ra nhiều hậu quả như thế”.