Sẽ có sàn giao dịch chung, tránh lừa đảo khi xuất khẩu lao động?

VOV.VN -Sàn giao dịch việc làm ngoài nước là nơi người lao động tìm kiếm thông tin về những doanh nghiệp xuất khẩu lao động uy tín, hạn chế tối đa chi phí. 

Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong Hội nghị giao ban công tác lao động, người có công và xã hội được tổ chức sáng nay (30/3) tại Phú Thọ, trong năm 2017, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, kinh tế trong nước có nhiều kết quả khởi sắc.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp nói về các vấn đề lao động, việc làm.

Cụ thể, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,81% (mức tăng cao nhất từ 2011 đến nay), cả nước có 126.859 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới đã góp phần quan trọng tạo việc làm cho hơn 1,6 triệu người.

Đáng chú ý, năm 2017, ngành xuất khẩu lao động đã giải quyết việc làm cho khoảng 135.000 lao động, gần bằng 1/10 tổng số việc làm được tạo mới trong năm.

Chia sẻ với báo giới bên lề hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp cho rằng, so sánh tương quan giữa con số 300 doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên tổng số gần 600.000 doanh nghiệp trên cả nước, số việc làm do ngành tạo ra là cả một sự nỗ lực lớn.

Tuy vậy, đánh giá một cách khách quan, ông Diệp nhận định lĩnh vực xuất khẩu lao động trong năm qua vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyết. Một trong những hạn chế đã được đưa ra nhiều lần là ý thức kỷ luật, tuân thủ pháp luật của người lao động chưa cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Tình trạng bỏ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp trên nước bạn vẫn còn khá nhiều.

Trong khi đó, từ phía doanh nghiệp trong nước, lạm thu, thu phí cao còn xảy ra ở nhiều đơn vị. Các doanh nghiệp không có giấy phép nhưng vẫn nhận lao động, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người lao động, các hoạt động mô giới phổ biến, khiến người lao động mất thêm những khoản chi phí lớn không đáng có. 

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, trong năm 2018, ngành sẽ chấn chỉnh lại hoạt động xuất khẩu lao động, tăng cường thanh kiểm tra, giám sát việc tuân thủ đúng luật lao động Việt Nam và nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động,

“Mới đây Cục quản lý lao động ngoài nước và Hiệp hội xuất khẩu lao động đã bàn thảo về việc thành lập sàn giao dịch về việc làm ngoài nước. Trong đó các doanh nghiệp được cấp phép, đã qua thẩm định, sẽ đưa lên cổng thông tin điện tử ngoài nước để người lao động biết đây là hoạt động chính thống. Với sàn giao dịch này, người lao động có thể tiếp cận các doanh nghiệp uy tín, giảm bớt các chi phí trung gian. Các doanh nghiệp được đưa lên cũng sẽ phải cạnh tranh với nhau về tiền lương cho người lao động cao hơn, chi phí thấp hơn. Tôi cho rằng, giai đoạn đầu, số doanh nghiệp tham gia có thể chưa nhiều, song khi thu hút được người lao động, sẽ tạo ra sức ép cho các doanh nghiệp không tham gia. Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ có các giải pháp để bảo vệ và hỗ trợ doanh nghiệp”, ông Diệp thông tin.

Đánh giá chung về lĩnh vực việc làm trong năm 2017 và 3 tháng đầu năm 2018, thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng, trong thời gian qua, chất lượng việc làm dần được cải thiện, từng bước chính thức hóa việc làm phi chính thức. Năm 2017, tỷ lệ lao động làm công hưởng lương khoảng 43%, cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực (tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chiếm 40,4%, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2016), tỷ lệ lao động qua đào tạo là 56%, đạt vượt các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao…

Trong 3 tháng đầu năm, cả nước có hơn 357.000 lao động được giải quyết việc làm, bằng 97 % so với cùng kỳ năm 2017. 

Bên cạnh những “điểm sáng”, vẫn còn những hạn chế chung như chất lượng việc làm hiện nay chưa cao, hàng năm vẫn có khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm, lao động nông thôn, nhất là lao động nữ lớn tuổi gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi việc làm, các doanh nghiệp vẫn phải loay hoay trong tuyển dụng lao động, kể cả lao động có trình độ cao và lao động phổ thông. Hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện, hoạt động phân tích và dự báo thị trường lao động còn nhiều hạn chế, đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động…/.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu hồi giấy phép của 60 doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Thu hồi giấy phép của 60 doanh nghiệp xuất khẩu lao động

VOV.VN - Đến nay có tổng cộng 60 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 

Thu hồi giấy phép của 60 doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Thu hồi giấy phép của 60 doanh nghiệp xuất khẩu lao động

VOV.VN - Đến nay có tổng cộng 60 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị phạt mức kỷ lục
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị phạt mức kỷ lục

VOV.VN - Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH vừa có quyết định xử phạt Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu với mức tiền phạt cao nhất từ trước tới nay.

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị phạt mức kỷ lục

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị phạt mức kỷ lục

VOV.VN - Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH vừa có quyết định xử phạt Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu với mức tiền phạt cao nhất từ trước tới nay.

Bị chém chết trong tiệc mừng con trai xuất khẩu lao động
Bị chém chết trong tiệc mừng con trai xuất khẩu lao động

VOV.VN - Trong lúc ngồi nhậu mừng con trai đi XKLĐ, ông Long xảy ra mâu thuẫn  và bị chém chết.

Bị chém chết trong tiệc mừng con trai xuất khẩu lao động

Bị chém chết trong tiệc mừng con trai xuất khẩu lao động

VOV.VN - Trong lúc ngồi nhậu mừng con trai đi XKLĐ, ông Long xảy ra mâu thuẫn  và bị chém chết.