Thủ tướng làm Chủ tịch Hội đồng Giáo dục và Phát triển nhân lực

VOV.VN -Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tư vấn giúp Thủ tướng chỉ đạo đánh giá, tổng kết sự nghiệp đổi mới trong GD-ĐT, phát triển nhân lực.

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2016 - 2021 gồm 26 thành viên.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch Hội đồng. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Phó Chủ tịch Hội đồng.

Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực là tổ chức có nhiệm vụ tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đánh giá, tổng kết về sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển nhân lực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Hội đồng cũng chỉ đạo hoàn thiện và triển khai các Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Khung trình độ giáo dục quốc gia, các chiến lược phát triển giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, chiến lược và quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2021.

Bên cạnh đó, Hội đồng nghiên cứu, tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành, quyết định các chính sách, biện pháp quan trọng phát triển giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và phát triển nhân lực….

Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực hoạt động theo Quy chế do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Cơ quan thường trực của Hội đồng là Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tin liên quan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định kiện toàn Ủy ban Quốc gia Đổi mới GD-ĐT giai đoạn 2016 - 2021.

Theo Quyết định, Chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng Chính phủ. Phó Chủ tịch Ủy ban là Phó Thủ tướng Chính phủ. Các Ủy viên Thường trực gồm: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH.

Các Ủy viên gồm: Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Lãnh đạo Bộ Y tế; Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Tổng Thư ký Ủy ban là Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đổi mới giáo dục cần theo triết lí thực học và dân chủ
Đổi mới giáo dục cần theo triết lí thực học và dân chủ

VOV.VN - Đổi mới giáo dục cần theo triết lí thực học và dân chủ. Thực học là đào tạo học sinh theo phương pháp riêng biệt để họ có năng lực thực tiễn.

Đổi mới giáo dục cần theo triết lí thực học và dân chủ

Đổi mới giáo dục cần theo triết lí thực học và dân chủ

VOV.VN - Đổi mới giáo dục cần theo triết lí thực học và dân chủ. Thực học là đào tạo học sinh theo phương pháp riêng biệt để họ có năng lực thực tiễn.

Ông Lê Quốc Phong phát động chương trình sáng kiến đổi mới giáo dục
Ông Lê Quốc Phong phát động chương trình sáng kiến đổi mới giáo dục

VOV.VN - Ông Lê Quốc Phong: Chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” nhằm cổ vũ, động viên các trí thức trẻ đóng góp vào sự nghiệp giáo dục thông qua các công trình, sáng kiến

Ông Lê Quốc Phong phát động chương trình sáng kiến đổi mới giáo dục

Ông Lê Quốc Phong phát động chương trình sáng kiến đổi mới giáo dục

VOV.VN - Ông Lê Quốc Phong: Chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” nhằm cổ vũ, động viên các trí thức trẻ đóng góp vào sự nghiệp giáo dục thông qua các công trình, sáng kiến

Đổi mới giáo dục không thể vội vàng, lắp ghép
Đổi mới giáo dục không thể vội vàng, lắp ghép

VOV.VN- Đổi mới giáo dục là sự nghiệp quan trọng, đầy khó khăn. Khó khăn nhất làm sao để nhận được sự đồng thuận từ xã hội. Nếu vội vã, hậu quả sẽ khôn lường.

Đổi mới giáo dục không thể vội vàng, lắp ghép

Đổi mới giáo dục không thể vội vàng, lắp ghép

VOV.VN- Đổi mới giáo dục là sự nghiệp quan trọng, đầy khó khăn. Khó khăn nhất làm sao để nhận được sự đồng thuận từ xã hội. Nếu vội vã, hậu quả sẽ khôn lường.

Đổi mới Giáo dục: Không nên coi phản biện xã hội là một khó khăn
Đổi mới Giáo dục: Không nên coi phản biện xã hội là một khó khăn

VOV.VN- Bà Nguyễn Thị Bình: Xã hội quan tâm đến giáo dục, góp ý cho các cơ quan giáo dục là điều đáng mừng. Đấy là một nội dung quan trọng của xã hội hóa.

Đổi mới Giáo dục: Không nên coi phản biện xã hội là một khó khăn

Đổi mới Giáo dục: Không nên coi phản biện xã hội là một khó khăn

VOV.VN- Bà Nguyễn Thị Bình: Xã hội quan tâm đến giáo dục, góp ý cho các cơ quan giáo dục là điều đáng mừng. Đấy là một nội dung quan trọng của xã hội hóa.