50 sau khi thành lập, ASEAN vẫn “mải miết” tìm kiếm sự đồng thuận

VOV.VN - Khẩu hiệu năm ASEAN 2017 tại Philippines đã nói lên tất cả - “Hợp tác để thay đổi, hội nhập thế giới”.

ASEAN vẫn đang tiếp tục tìm kiếm sự đồng thuận sau 5 thập niên tồn tại. Khối 10 thành viên hiện đang tìm kiếm quan hệ đối tác nhằm đưa ra các chiến lược phát triển và an ninh tốt hơn cho cộng đồng 645 triệu người dân. Rõ ràng, mối quan hệ của ASEAN với các cường quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của khu vực.

Ảnh minh họa: ASEAN

Đồng thuận để sẵn sàng đối phó với những thách thức mới

Môi trường khu vực và quốc tế đã thay đổi, không còn “bình lặng” như trước đây, khi các nhà lãnh đạo ASEAN đang chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh lần thứ 30 tại Manila vào ngày 29/4 tới. Bối cảnh này đã tạo ra nhiều thách thức mới đối với ASEAN. Mỗi thành viên ASEAN đều phải tăng cường sức mạnh kinh tế và vai trò trong khu vực.

Trước đây, ASEAN đã xây dựng cơ chế làm việc trên cơ sở những đặc trưng của môi trường khu vực và quốc tế. Nhưng ở những thời điểm nhất định về các vấn đề cụ thể, một nước ASEAN cũng có thể có các hành động chống lại các nước thành viên khác, điển hình là vấn đề xung đột ở Biển Đông. Việc thiếu đồng thuận đối với Phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7/2016 là một ví dụ điển hình về vai trò trung tâm của ASEAN không bền vững, chắc chắn.

Trong bối cảnh ASEAN và quốc tế hiện nay, có một số nước đã trở nên quyết đoán hơn, hành động theo những cách khác nhau mà không chú ý đến sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN.

ASEAN kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50 trong bối cảnh chiến lược quốc tế đã thay đổi mạnh, thúc đẩy các thành viên phải tính toán đến sức mạnh và điểm yếu của họ. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump thắng cử đã gây xáo trộn lớn đến cả thế giới.

Trong ba tháng qua, cộng đồng quốc tế đã bị bất ngờ, không biết phải làm gì tiếp theo do quan điểm không ổn định của ông Trump. Giờ nó trở thành một hiện tượng mà chỉ cần tuyên bố - bất kỳ bình luận hoặc cam kết trước đây hiện nay đều không có liên quan.

Đó là tình thế tiến thoái lưỡng nan mà ASEAN phải giải quyết hiện nay. Để đảm bảo rằng ASEAN sẽ có thể tồn tại thêm 50 năm nữa, thì các quốc gia thành viên sẽ phải đặt ra các ưu tiên mới.

Những điều chỉnh quan trọng cho tương lai

Trước tiên, ASEAN phải điều chỉnh cách đưa ra quyết định. Kể từ khi Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác năm 1976 bắt đầu, ASEAN đã dựa vào sự đồng thuận làm nền tảng để đạt được một thỏa thuận.

Quá trình này đã phục vụ tốt cho ASEAN trong bốn thập kỷ qua. ASEAN đã có thời gian thịnh vượng trong những năm trước đây vì chịu ảnh hưởng của xung đột và căng thẳng trong khu vực như ở Trung Đông hay Châu Phi. Trong bối cảnh hiện tại, khó đoán định, thì ASEAN có thể sẽ phải đương đầu với nhiều khủng hoảng mới.

ASEAN cần xây dựng một cơ chế đưa ra quyết định tốt hơn. Để làm như vậy, chỉ các thành viên ASEAN, cần phải nhấn mạnh ở đây, cần tham gia hoặc can dự vào các vấn đề hoặc tranh chấp cụ thể, có quyền đưa ra quyết định với điều kiện là không ảnh hưởng đến chủ quyền của các thành viên dưới bất kỳ hình thức nào.

Thứ hai, ASEAN phải có chung tiếng nói về những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh khu vực và toàn cầu. Điều này rõ ràng là dễ nói hơn làm. Nhưng ASEAN đã chứng minh qua nhiều năm rằng khi khó khăn, họ sẽ gắn bó với nhau trong những phút cuối cùng - một phương tiện hiệu quả để bảo vệ sự sống còn của họ.

Các nước ASEAN đang ngày càng thể hiện quan điểm chung trong các vấn đề quốc tế quan trọng như chống khủng bố, thay đổi khí hậu, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu, buôn bán người và trong một số vấn đề khác.

Một trong những ví dụ gần đây nhất của ASEAN là tăng cường tính phổ biến là quan điểm của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác, tất cả các nước thành viên đều muốn mở rộng việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử khu vực này để vượt ra ngoài khu vực Đông Nam Á để có thể bao quát toàn bộ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước lớn.

Để làm như vậy, ASEAN phải cập nhật TAC, hiện đã được 40 năm để theo kịp môi trường quốc tế. Việc đánh giá TAC nên được thực hiện cẩn thận và từng bước. Các khu vực ưu tiên cũng phải được xác định trước tiên đồng thời với sự trao quyền của Văn phòng Thư ký ASEAN và Tổng thư ký tại Jakarta.

Cuối cùng, trong 5 thập kỷ qua, ASEAN đã ngăn ngừa được chiến tranh và xung đột trong khu vực, tạo ra hòa bình và ổn định. ASEAN đã trưởng thành ở 50 tuổi và do đó sẽ dễ dàng được cộng đồng quốc tế công nhận.

Việc này có thể là đủ để ASEAN giành được giải Nobel Hoà bình giống như EU, đã từng giành giải Nobel hòa bình năm 2012. Vinh dự này sẽ làm gia tăng ảnh hưởng quốc tế cũng như sức mạnh đấu tranh cho hòa bình của ASEAN./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ASEAN chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 28-29
ASEAN chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 28-29

VOV.VN - Ngày 12/8, các quan chức cấp cao ASEAN đã tổ chức Hội nghị tham vấn chung để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 28-29.

ASEAN chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 28-29

ASEAN chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 28-29

VOV.VN - Ngày 12/8, các quan chức cấp cao ASEAN đã tổ chức Hội nghị tham vấn chung để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 28-29.

Khai mạc SOM ASEAN+3 hướng tới Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN+3
Khai mạc SOM ASEAN+3 hướng tới Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN+3

VOV.VN - Phát biểu khai mạc, Trưởng SOM Lào Alounkeo Kittikhoun nhấn mạnh, ASEAN coi trọng quan hệ hợp tác với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Khai mạc SOM ASEAN+3 hướng tới Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN+3

Khai mạc SOM ASEAN+3 hướng tới Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN+3

VOV.VN - Phát biểu khai mạc, Trưởng SOM Lào Alounkeo Kittikhoun nhấn mạnh, ASEAN coi trọng quan hệ hợp tác với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Hội nghị Cấp cao ASEAN: Thảo luận về Tầm nhìn Cộng đồng 2025
Hội nghị Cấp cao ASEAN: Thảo luận về Tầm nhìn Cộng đồng 2025

VOV.VN - Hội nghị lần này cũng là cơ hội để ASEAN xem xét mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các nước đối thoại, ngoài các đối tác hiện có.

Hội nghị Cấp cao ASEAN: Thảo luận về Tầm nhìn Cộng đồng 2025

Hội nghị Cấp cao ASEAN: Thảo luận về Tầm nhìn Cộng đồng 2025

VOV.VN - Hội nghị lần này cũng là cơ hội để ASEAN xem xét mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các nước đối thoại, ngoài các đối tác hiện có.

Philippines sẽ “cầm trịch” ASEAN vào năm tới ra sao?
Philippines sẽ “cầm trịch” ASEAN vào năm tới ra sao?

VOV.VN - Về mặt chiến lược chung, Philippines đã xác định được những mục tiêu phù hợp, rõ ràng cho ASEAN, nhưng việc đạt được tất cả mục tiêu không đơn giản.

Philippines sẽ “cầm trịch” ASEAN vào năm tới ra sao?

Philippines sẽ “cầm trịch” ASEAN vào năm tới ra sao?

VOV.VN - Về mặt chiến lược chung, Philippines đã xác định được những mục tiêu phù hợp, rõ ràng cho ASEAN, nhưng việc đạt được tất cả mục tiêu không đơn giản.