Thế giới 24h: Mỹ đưa tàu chiến vào Biển Đông thách thức Trung Quốc

VOV.VN - Mỹ ngày 21/10 điều tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Decatur áp sát các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông.
 

1. Các quan chức Mỹ cho biết, tàu USS Decatur đã tiến sát 2 đảo Tri Tôn và Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và bị 3 tàu của Trung Quốc theo sát nhưng “không có chuyện gì xảy ra”.

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Decatur. Ảnh: AP

Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nhấn mạnh: “Việc điều tàu khu trục USS Decatur đi qua khu vực nói trên cho thấy, các quốc gia ven biển không có quyền ngăn chặn một cách bất hợp pháp quyền tự do hàng hải trên khu vực mà tàu của Mỹ và tất cả các quốc gia khác được phép hoạt động theo quy định của luật pháp quốc tế”.

Trước việc tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Decatur tiến vào Biển Đông, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng tuyên bố, nước này đã công bố “đường cơ sở” qua quần đảo Hoàng Sa vào năm 1996 và Mỹ cũng biết điều này [dù trên thực tế quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam và bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép-ND]. Dù vậy, Mỹ vẫn cố tình điều tàu chiến xâm phạm “lãnh hải” của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nhấn mạnh, tàu chiến của Mỹ không xin phép Trung Quốc khi đi vào lãnh hải nước này và vi phạm luật pháp của Trung Quốc và quốc tế [trên thực tế khu vực đó không thuộc lãnh thổ của Trung Quốc-ND] và cáo buộc Mỹ cố tình làm căng thẳng tình hình.

Trước đó, trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 7, Đô đốc John Richardson cảnh báo: “Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục các chiến dịch đảm bảo quyền tự do hàng hải và hảng không trên toàn thế giới, trong đó có Biển Đông để bảo đảm rằng, những quyền này được áp dụng đối với mọi quốc gia trên thế giới. Điều này là không thể thay đổi”.

Đây là lần thứ 4 Mỹ điều các tàu chiến đến Biển Đông nhằm thách thức yêu sách chủ quyền mà Mỹ cho là hết sức phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông và cũng là lần mới nhất kể từ tháng 5 vừa qua.

Trong 3 lần trước, các tàu của Mỹ đều tiến sâu vào trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo mà Trung Quốc “vơ vào” là của mình. Trong cả 3 lần đó, Trung Quốc đều tỏ ra hết sức giận dữ và tố cáo Mỹ tìm cách gây rối tình hình khu vực.

2. Các nước phương Tây đang bảo vệ tổ chức Mặt trận al-Nusra để sử dụng nhóm này vào việc lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Lời cáo buộc trên được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra ngày 21/10. Theo ông Lavrov, các tay súng của Mặt trận al-Nusra đã từ chối rời khỏi thành phố Aleppo đang bị bao vây.

Các tay súng của Mặt trận al-Nusra được cho là nhận được sự hậu thuẫn của phương Tây. Ảnh: Getty Images

“Phía Nga đã từng nghi ngờ rằng các tay súng của Mặt trận al-Nusra đang được ai đó bảo vệ và họ muốn sử dụng nhóm này để lật đổ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Đây là một hành động rất đáng chỉ trích bởi hành động này vi phạm trực tiếp nghị quyết của Liên Hợp Quốc mà cả Nga và Mỹ đều ủng hộ”.

Các nước phương Tây đang gây sức ép yêu cầu Nga ngừng chiến dịch không kích tại thành phố Aleppo, nơi có hàng nghìn tay súng thuộc nhóm Mặt trận al-Nusra đang cố thủ.

Chính quyền Syria và Nga cho rằng đây là một nhóm khủng bố, nhưng Mỹ và phương Tây lại coi đây là một nhóm đối lập ôn hòa. Hiện Nga đã đồng ý kéo dài lệnh ngừng bắn tại khu vực phía Đông thành phố Aleppo của Syria cho tới hết ngày 22/10 để các tay súng của Mặt trận al-Nusra và người dân bị mắc kẹt ở đây rút khỏi thành phố này.

3. Ít nhất 55 người thiệt mạng và 575 người bị thương sau khi một chiếc tàu hỏa ở Cameroon trật bánh lao khỏi đường ray.

Bộ trưởng Giao thông Cameroon Edgar Alain Mebe Ngo'o cho biết, con tàu chở chật kín người này đã bị trật bánh ngay trước khi đến thành phố miền Trung Eseka.

Phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước CRTV, vị quan chức này xác nhận, ít nhất 55 người thiệt mạng và 575 người bị thương trong vụ tai nạn thảm khốc này. Hiện con số thương vong vẫn đang tiếp tục được cập nhập.

Dự kiến số người thiệt mạng trong vụ tai nạn sẽ còn tăng khi nhiều người trong số các nạn nhân bị thương đang trong tình trạng nguy kịch. Giới chức bộ Giao thông Cameroon đã tới thị sát hiện trường vụ tai nạn.

Được biết, tàu rời thủ đô Yaounde lúc 11h (giờ địa phương) và bị trật đường ray khi đang chạy cách thủ đô Yaounde khoảng 200km.

4. Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 21/10 cho biết, Thỏa thuận thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Mỹ - Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) sẽ không được kí kết trước cuối năm nay.

TTIP đang vấp phải rất nhiều sự phản đối từ người dân châu Âu và Mỹ. Ảnh: AP

Phát biểu của ông Hollande đưa ra sau 2 ngày họp Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu tại Brussels (Bỉ). Theo ông Hollande, các cuộc đàm phán sẽ cần phải tiếp tục với chính quyền mới của Mỹ.

Đây không phải là lần đầu tiên một quan chức Pháp dự đoán về cơ hội có thể đạt được thỏa thuận này dưới thời Tổng thống Mỹ hiện nay. Bộ trưởng Thương mại Pháp tháng 8 vừa qua cũng cho biết sẽ đề nghị dừng các cuộc đối thoại về Hiệp định, sau khi Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel bày tỏ không mấy lạc quan về các cuộc đàm phán.

Theo giới quan sát, trước các cuộc bầu cử tại Đức và Pháp vào năm tới, nhiều chính trị gia cho rằng Hiệp định này không phải là một lợi thế để hút phiếu bầu. Dư luận tại cả Mỹ và châu Âu nhận định, các thỏa thuận thương mại mới sẽ tác động tiêu cực tới người lao động và người tiêu dùng.

5. Lãnh đạo phe đối lập Venezuela Henrique Capriles ngày 21/10 cáo buộc Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro đã trở thành “độc tài”.

Phe đối lập tuyên bố sẽ kêu gọi những người ủng hộ xuống đường biểu tình phản đối Hội đồng Bầu cử quốc gia Venezuela (CNE) ngay trong ngày hôm nay (22/10).

Lãnh đạo phe đối lập Venezuela Henrique Capriles. Ảnh: Tân Hoa xã

Trước đó, Hội đồng Bầu cử quốc gia Venezuela (CNE) ngày 20/10 tuyên bố đình chỉ tiến trình thúc đẩy trưng cầu ý dân để phế truất Tổng thống đương nhiệm.

Đây là tiến trình do phe đối lập khởi xướng và giai đoạn tiếp theo dự kiến diễn ra vào cuối tháng này là phải thu thập chữ ký của 20%, tương đương khoảng 4 triệu cử tri nước này ủng hộ việc phế truất ông Maduro.

Hội đồng Bầu cử quốc gia Venezuela viện dẫn lệnh từ các tòa án khu vực của ít nhất 4 bang, gồm Apure, Aragua, Bolivar và Carabobo, đã lên tiếng phản cuộc trưng cầu ý dân của phe đối lập liên minh Bàn đoàn kết Dân chủ (MUD) với lý do tiến trình thu thập chữ ký ủng hộ có nhiều gian lận./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc cải tạo đảo, nạo vét làm phá hủy môi trường Biển Đông
Trung Quốc cải tạo đảo, nạo vét làm phá hủy môi trường Biển Đông

VOV.VN - Theo giáo sư John McManus, những hoạt động hủy hoại hệ sinh thái ở Scarborough, ở Hoàng Sa, Trường Sa phần lớn là do Trung Quốc gây ra.

Trung Quốc cải tạo đảo, nạo vét làm phá hủy môi trường Biển Đông

Trung Quốc cải tạo đảo, nạo vét làm phá hủy môi trường Biển Đông

VOV.VN - Theo giáo sư John McManus, những hoạt động hủy hoại hệ sinh thái ở Scarborough, ở Hoàng Sa, Trường Sa phần lớn là do Trung Quốc gây ra.

Mỹ sẵn sàng chặn đứng tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông
Mỹ sẵn sàng chặn đứng tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục thực thi quyền đi lại tự do ở Biển Đông để đáp trả việc Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo trong khu vực.

Mỹ sẵn sàng chặn đứng tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông

Mỹ sẵn sàng chặn đứng tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục thực thi quyền đi lại tự do ở Biển Đông để đáp trả việc Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo trong khu vực.

Tàu chiến Mỹ vào Biển Đông: Răn đe Trung Quốc, cảnh cáo Philipines?
Tàu chiến Mỹ vào Biển Đông: Răn đe Trung Quốc, cảnh cáo Philipines?

VOV.VN - Mỹ ngày 21/10 điều tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Decatur  áp sát các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông.

Tàu chiến Mỹ vào Biển Đông: Răn đe Trung Quốc, cảnh cáo Philipines?

Tàu chiến Mỹ vào Biển Đông: Răn đe Trung Quốc, cảnh cáo Philipines?

VOV.VN - Mỹ ngày 21/10 điều tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Decatur  áp sát các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông.

Trung Quốc phá, các nước khác bảo vệ môi trường Biển Đông thế nào?
Trung Quốc phá, các nước khác bảo vệ môi trường Biển Đông thế nào?

VOV.VN - Theo các chuyên gia, việc thiết lập một công viên hòa bình ở Biển Đông sẽ giúp ích rất nhiều cho việc bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng biển này.

Trung Quốc phá, các nước khác bảo vệ môi trường Biển Đông thế nào?

Trung Quốc phá, các nước khác bảo vệ môi trường Biển Đông thế nào?

VOV.VN - Theo các chuyên gia, việc thiết lập một công viên hòa bình ở Biển Đông sẽ giúp ích rất nhiều cho việc bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng biển này.