Học sinh đánh bạn dã man ở Trà Vinh: Học chấp nhận sự khác biệt

VOV.VN -Tôn trọng sự khác biệt là điểm yếu của nhiều người trong chúng ta chứ chẳng riêng gì học sinh.

Chúng ta chưa dạy cho các em biết cách cảm thông và tôn trọng sự khác biệt. Đây là điều cực kỳ quan trọng mà nếu chúng ta làm tốt thì tình trạng bạo lực, mâu thuẫn, không chỉ trong học sinh mà trong cả xã hội sẽ giảm đi đáng kể. 

Đáng tiếc là không phải lúc nào và ở đâu chúng ta cũng làm tốt điều này. Các bậc phụ huynh thì có quá ít thời gian bên con để nói về lòng trắc ẩn và sự cảm thông.  Các em có xin tiền mua vài gói tăm tre và cây chổi chít của người mù thì nhiều ông bố bà mẹ chỉ biết đưa tiền chứ chẳng bao giờ giải thích vì sao chúng ta phải làm như thế. Đấy là chưa kể một vài người (chắc cũng vì nhiều lý do) còn rít lên “mua gì mà lắm thế” rồi vứt toẹt vài đồng bạc lẻ ra bàn. 

Một vụ 7 học sinh đánh 1 nữ sinh (vòng tròn đỏ) tại trường THCS Lý Tự Trọng (TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh). Ảnh cắt từ clip
Tôn trọng sự khác biệt là một yêu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, là đức tính của một công dân toàn cầu. Nó cũng là điểu cốt lõi cho một trong bốn trụ cột, bốn mục tiêu của giáo dục mà UNESCO đã đưa ra, đó là "HỌC ĐỂ CHUNG SỐNG". 

Tôn trọng sự khác biệt là điểm yếu của nhiều người trong chúng ta chứ chẳng riêng gì học sinh. Song đối với các em, ở đầu thế kỷ 21 này lẽ ra phải được học và thấm nhuần cái nguyên tắc căn bản đó thì hoá ra lại rất hời hợt, qua quýt, thậm chí là chưa.

Dù đã có một công cuộc cải cách tốn biết bao tiền của để đổi mới cách dạy nhưng nhìn chung cách dạy phổ biến hiện nay vẫn là truyền thụ một chiều, thầy giảng trò nghe và ghi chép. Đây đó cách dạy kiểu áp đặt vẫn còn thống trị. Giáo viên đã nói thì chỉ có đúng, trò phải nghe. Học sinh có ý kiến khác sẽ nhận được chữ SAI to đùng kèm thêm vài câu giễu cợt vang lên đâu đó để cho chừa cái tội nêu ra ý kiến vớ vẩn, làm mất thời gian. 

Tôi nhớ mãi câu chuyện một bà mẹ Việt ở Đức đến than với cô giáo rằng cháu viết chữ không đẹp. Bà giáo người Đức xem lại chữ cháu viết rồi đưa lại cho bà mẹ Việt, bảo chị đọc to lên. Vừa đọc xong bà giáo người Đức cười sảng khoái, nói chị đọc được, tôi cũng đọc được. Chúng ta không thể buộc chữ của cháu nhất nhất phải giống cô hoặc giống một bạn nào đó trong lớp. 

Còn ở Việt Nam chúng ta dạy các em như thế nào hẳn mọi người đều biết. Chúng ta tạo ra một cái khuôn và mong muốn, hy vọng tất cả học sinh trong lớp, trong trường… phải vuông thành sắc cạnh y chang chiếc khuôn ấy. Điều đó là không tưởng, là phản giáo dục. 

Ngay trong dạy học (kể cả giáo trình) còn sặc mùi chuyên chính và áp chế như thế thì nói gì đến tôn trọng sự khác biệt! Đó là nguyên nhân dẫn tới “phát xít-hítle” nhau (không chơi với nhau), rồi rủ rê, dụ dỗ tẩy chay lẫn nhau (ở tiểu học); lớn hơn chút thì kéo bè kéo đảng, nói xấu, mỉa mai nhau chỉ vì mày có bộ tóc không giống ai, cái quần quá lạ, hay chỉ là những ý kiến trái chiều trong buổi sinh hoạt lớp. 

Những mâu thuẫn con nít ấy nhưng ẩn sâu trong nó lại là những quả bom nổ chậm khổng lồ, vô cùng nguy hiểm. Thầy cô thì tối mắt tối mũi với chương trình, với thi cử, thành tích… thời gian đâu đi giải quyết chuyện trẻ ranh. 

Lẽ ra các em phải được tháo bỏ tư duy hẹp hòi để cởi mở, để hoà đồng, để cảm thông và chia sẻ thì lại cứ phải quẩn quanh với những thành kiến tăm tối ấy. Tiếc là không phải nơi nào các em cũng được hướng dẫn để hiểu rằng cuộc sống là đa dạng. 

Tôn trọng sự khác biệt tức là đã biết chấp nhận sự đa dạng, là khơi luồng cho sáng tạo và phát triển. Và khi đã biết tôn trọng sự khác biệt thì chắc chắn các em biết tôn trọng nhau, dễ dàng đối thoại, giải quyết nhẹ nhàng mọi mâu thuẫn mà không cần viện tới sức mạnh của quả đấm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gần 70% trẻ em Việt Nam bị bạo lực ảnh hưởng tới thể chất và tâm lý
Gần 70% trẻ em Việt Nam bị bạo lực ảnh hưởng tới thể chất và tâm lý

VOV.VN - Theo số liệu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, 2 triệu trẻ em đã phải chịu những tổn thương về thể chất và não do suy dinh dưỡng gây ra.

Gần 70% trẻ em Việt Nam bị bạo lực ảnh hưởng tới thể chất và tâm lý

Gần 70% trẻ em Việt Nam bị bạo lực ảnh hưởng tới thể chất và tâm lý

VOV.VN - Theo số liệu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, 2 triệu trẻ em đã phải chịu những tổn thương về thể chất và não do suy dinh dưỡng gây ra.

Nỗ lực xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Nỗ lực xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

VOV.VN -Thiệt hại về kinh tế do bạo lực gây ra chiếm gần 1,5% GDP năm 2012 của Việt Nam.

Nỗ lực xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Nỗ lực xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

VOV.VN -Thiệt hại về kinh tế do bạo lực gây ra chiếm gần 1,5% GDP năm 2012 của Việt Nam.

Nữ sinh bị bạn đánh hội đồng:Chuyên gia cho rằng 'đuổi học là hạ sách'
Nữ sinh bị bạn đánh hội đồng:Chuyên gia cho rằng 'đuổi học là hạ sách'

VOV.VN - Việc tổ chức đánh hội đồng hay tham gia vào đánh hội đồng - chứng tỏ tâm lý a dua, hiếu chiến manh nha trong học trò từ rất sớm.

Nữ sinh bị bạn đánh hội đồng:Chuyên gia cho rằng 'đuổi học là hạ sách'

Nữ sinh bị bạn đánh hội đồng:Chuyên gia cho rằng 'đuổi học là hạ sách'

VOV.VN - Việc tổ chức đánh hội đồng hay tham gia vào đánh hội đồng - chứng tỏ tâm lý a dua, hiếu chiến manh nha trong học trò từ rất sớm.

Nữ sinh bị bạn đánh hội đồng: Độc giả đòi nhà trường nhận trách nhiệm
Nữ sinh bị bạn đánh hội đồng: Độc giả đòi nhà trường nhận trách nhiệm

VOV.VN -Nhiều độc giả cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm của nhà trường đối với vụ việc này để làm gương và không còn tái diễn sự việc tương tự.

Nữ sinh bị bạn đánh hội đồng: Độc giả đòi nhà trường nhận trách nhiệm

Nữ sinh bị bạn đánh hội đồng: Độc giả đòi nhà trường nhận trách nhiệm

VOV.VN -Nhiều độc giả cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm của nhà trường đối với vụ việc này để làm gương và không còn tái diễn sự việc tương tự.

Giảm thiểu bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn
Giảm thiểu bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020".  

Giảm thiểu bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn

Giảm thiểu bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020".  

Công an điều tra vụ nữ sinh bị đánh hội đồng
Công an điều tra vụ nữ sinh bị đánh hội đồng

Ban giám hiệu Trường THCS Lý Tự Trọng cho biết, đang chờ kết luận của công an để làm cơ sở đưa ra hội đồng kỷ luật.

Công an điều tra vụ nữ sinh bị đánh hội đồng

Công an điều tra vụ nữ sinh bị đánh hội đồng

Ban giám hiệu Trường THCS Lý Tự Trọng cho biết, đang chờ kết luận của công an để làm cơ sở đưa ra hội đồng kỷ luật.

Nữ sinh bị đánh hội đồng dã man: Do giáo dục mà nên!
Nữ sinh bị đánh hội đồng dã man: Do giáo dục mà nên!

VOV.VN - Phải chăng chính vì thiếu sự quan tâm và dạy dỗ tử tế của cha mẹ nên các em mới có những hành động côn đồ, hung hãn và phi nhân tính đến vậy?

Nữ sinh bị đánh hội đồng dã man: Do giáo dục mà nên!

Nữ sinh bị đánh hội đồng dã man: Do giáo dục mà nên!

VOV.VN - Phải chăng chính vì thiếu sự quan tâm và dạy dỗ tử tế của cha mẹ nên các em mới có những hành động côn đồ, hung hãn và phi nhân tính đến vậy?

Tranh luận về hình phạt cho những học sinh đánh hội đồng nữ sinh
Tranh luận về hình phạt cho những học sinh đánh hội đồng nữ sinh

VOV.VN - Nhiều độc giả đồng tình với quan điểm của chuyên gia “đuổi học chỉ là hạ sách”, nhưng có rất nhiều ý kiến phản đối…

Tranh luận về hình phạt cho những học sinh đánh hội đồng nữ sinh

Tranh luận về hình phạt cho những học sinh đánh hội đồng nữ sinh

VOV.VN - Nhiều độc giả đồng tình với quan điểm của chuyên gia “đuổi học chỉ là hạ sách”, nhưng có rất nhiều ý kiến phản đối…