“Đất nước sản sinh ra Teakwondo còn thua trận, nói chi Việt Nam”

VOV.VN -Hàn Quốc không có huy chương Olympic môn Teakwondo, thì làm sao chúng ta có được. Đất nước sản sinh ra môn Teakwondo còn thua trận, nói chi là Việt Nam.

Tại Thế vận hội thể thao mùa hè vừa diễn ra ở Brazil, đoàn thể thao Việt Nam đã thất bại đáng tiếc ở 1 số môn được kỳ vọng, nhưng với 1 tấm HCV và 1 HCB mà xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành được, có thể nói đây vẫn là một kỳ đại hội thành công đối với thể thao Việt Nam.

Phóng viên Đài TNVN đã phỏng vấn ông Trần Đức Phấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch – Trưởng đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic Rio về phương hướng phát triển của thể thao nước nhà trong thời gian tới.

PV: Thưa ông, với tấm HCV và HCB của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh có thể nói kỳ đại hội Olympic vừa qua là khá thành công đối với Thể thao Việt Nam. Vậy trong thời gian tới, định hướng phát triển của ngành thể thao như thế nào để tiếp tục phát huy thành tích này?

Ông Trần Đức Phấn: Chúng ta đầu tư cho đấu trường nào phải rõ, nguồn lực thì mình không thể có như các nước được.

Ông Trần Đức Phấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT

Bây giờ nói Nhà nước, Chính phủ phải cho nhiều tiền lên, hay có thể mình có rất nhiều tiền nhưng chưa chắc đã lấy được HCV.

Chúng ta dù đứng thứ 48 nhưng cũng đã trên rất nhiều những quốc gia có nền kinh tế rất mạnh và họ đầu tư cho thể thao hơn chúng ta rất nhiều nhưng họ cũng chưa có huy chương.

Chúng ta có huy chương lần này, đây là một tín hiệu mừng cho việc đầu tư có sự tính toán bài bản, hệ thống và khoa học.

Sẽ xây dựng một kế hoạch, tức là vận động viên của môn nào, nội dung gì đến được Olympic để giành huy chương, chứ không phải như trước đây là thôi mình cứ đi mà không biết là nó có được hay không.

Olympic thì mục tiêu của mình là tranh huy chương, huy chương vàng, huy chương bạc, huy chương đồng cũng rất tốt rồi. Nhưng mà Asiad, đến tranh tài là tranh huy chương vàng.

Tất cả còn lại là đầu tư cho SEA Games, mà SEA Games của mình là sân chơi rất thường rồi.

Muốn giải được bài toán này thì bây giờ quay trở về bài toán kinh phí đầu tư, mình phải đầu tư thế nào cho tương xứng với sân chơi của nó.

Có nghĩa là anh đã ở tầm tranh tài Olympic và Asiad thì việc đầu tư cũng phải tương xứng, phải chọn những nội dung nào có thể đến được và mình đầu tư có chiều sâu, bài bản và một hệ thống khoa học.

Ban huấn luyện phải được cấu tạo đầy đủ, phải có riêng một ê-kíp để họ làm việc riêng cho nhóm vận động viên đấy, có cả bác sĩ dinh dưỡng, có cả bác sĩ tâm lý... Chứ nếu mình vẫn cách làm như thế này thì chỉ có trông chờ vào sự may rủi.

PV: Như ông vừa nói, chúng ta sẽ tiếp tục tập trung đầu tư vào những môn có khả năng tranh tài, tuy nhiên trong những kỳ đại hội vừa qua, môn thể thao mà chúng ta kỳ vọng lớn nhất là cự tạ lại liên tục thất bại. Vậy trong thời gian tới ngành thể thao có điều chỉnh lại hướng đầu tư cho môn cử tạ không thưa ông?

Ông Trần Đức Phấn: Cử tạ thực ra mà nói về lực thì Thạch Kim Tuấn trên vận động viên của Thái Lan nhưng mà dưới 2 vận động viên của Trung Quốc và Triều Tiên. Chắc chắn Kim Tuấn không thể vượt qua 2 vận động viên này được.

Nhưng vừa rồi vấn đề thi đấu của Kim Tuấn thực sự là một bài toán phải giải. Ở đây nó liên quan rất nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố về huấn luyện viên.

Đến giai đoạn hiện nay, chúng ta có thể nhìn tổng quan ở đấu trường Olympic thì chỉ có cử tạ và bắn súng là có thể tranh tài, chứ còn tất cả các môn khác hiện nay trong 23 vận động viên của 10 môn vừa rồi, không có môn nào có khả năng tranh tài.

Vì thế chúng ta vẫn phải tập trung đầu tư và tập trung đầu tư chiều sâu cho cử tạ và dứt khoát phải là chuyên gia.

Huấn luyện viên của mình cũng rất là tốt nhưng mà chưa tới tầm khi giải quyết bài toán về thi đấu.

Chính vì thế chúng ta vẫn bị rơi vào tình trạng may rủi, ví dụ như vận động viên của Triều Tiên hoặc Trung Quốc là nắm chắc huy chương, cho nên là phải đầu tư chiều sâu và đầu tư hết sức bài bản cho các cháu ở hạng 56 kg và chúng ta chỉ có thể tranh tài ở hạng 56 kg thôi, nữ mình cũng có tiềm năng, cho nên mình phải đầu tư nữ ở hạng cân nhẹ.

PV: Olympic 2020 tới đây tại Tokyo, Nhật Bản môn Karate sẽ được đưa vào nội dung thi đấu, đây được đánh giá là một trong những môn thể thao thế mạnh của Việt Nam. Liệu môn Karate sẽ đươc Tổng cục Thể dục Thể thao đưa vào danh sách những môn thể thao được tập trung đầu tư đặc biệt?

Ông Trần Đức Phấn: Đối với môn Karate cách nhìn của mình hơi khác một chút, khác có nghĩa là, bây giờ anh phải đánh giá được đúng là vận động viên hạng cân của mình so với Đông Nam Á thế nào, so với châu Á thế nào và so với Thế giới thế nào.

Về mặt nguyên tắc thì vận đông viên của mình muốn đến đấu trường Olympic để tranh tài thì phải có huy chương SEA Games, phải có huy chương Asiad thì mới đến được tranh tài Olympic.

Như Teakwondo bản thân Hàn Quốc cũng đã không có huy chương, thì làm sao chúng ta có huy chương được.

Tất nhiên chúng ta không so sách kiểu đấy được, nhưng phải thấy là đất nước sản sinh ra môn đấy, và huấn luyện viên, huấn luyện khắp nơi trên thế giới mà còn thua trận, nói chi là Việt Nam.

Trong điều kiện như thế, chúng ta làm sao đầu tư bằng Hàn Quốc được. Cho nên Karate có cách nhìn khác, Karate là của Nhật Bản, thế thì hiện nay Karate của chúng ta là phải làm rất bài bản thì mới có hi vọng thôi.

Hiện nay Karate của Malaysia rất mạnh, bây giờ lại càng mạnh hơn. Muốn đến Olympic 2020 tại Tokyo thì SEA Games này phải có huy chương vàng rồi mới có thể hi vọng ở hạng cân nào đó đến được Asiad và Olympic.

Nhưng mà về mặt đầu tư thì sẽ chọn một đến 2 nội dung, hạng cân để đầu tư, về đối kháng thôi. Và con đường chọn của mình là đến Asiad thôi chứ mình không chọn đến Olympic, bởi vì Olympic các nước khác rất là mạnh./.

PV: Vâng xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Olympic Đức giành quyền vào bán kết Olympic Rio
Olympic Đức giành quyền vào bán kết Olympic Rio

VOV.VN - ĐT Olympic Đức đã giành quyền vào bán kết nội dung bóng đá nam của Olympic Rio 2016 sau chiến thắng 4-0 trước Bồ Đào Nha. 

Olympic Đức giành quyền vào bán kết Olympic Rio

Olympic Đức giành quyền vào bán kết Olympic Rio

VOV.VN - ĐT Olympic Đức đã giành quyền vào bán kết nội dung bóng đá nam của Olympic Rio 2016 sau chiến thắng 4-0 trước Bồ Đào Nha. 

Olympic Rio 2016 ngày 14: Usain Bolt giành tấm HCV thứ 9 ở Olympic
Olympic Rio 2016 ngày 14: Usain Bolt giành tấm HCV thứ 9 ở Olympic

VOV.VN - Ngày thi đấu thứ 14 của Olympic Rio 2016, tia chớp Usain Bolt cùng các đồng đội giành HCV ở nội dung 4x100m tiếp sức nam.

Olympic Rio 2016 ngày 14: Usain Bolt giành tấm HCV thứ 9 ở Olympic

Olympic Rio 2016 ngày 14: Usain Bolt giành tấm HCV thứ 9 ở Olympic

VOV.VN - Ngày thi đấu thứ 14 của Olympic Rio 2016, tia chớp Usain Bolt cùng các đồng đội giành HCV ở nội dung 4x100m tiếp sức nam.

Olympic Brazil - Olympic Honduras: Giữ cúp ở lại Rio
Olympic Brazil - Olympic Honduras: Giữ cúp ở lại Rio

VOV.VN - Sau hai chiến thắng liên tiếp, Neymar và các đồng đội đang tràn đầy khí thế hướng đến trận bán kết gặp Honduras.

Olympic Brazil - Olympic Honduras: Giữ cúp ở lại Rio

Olympic Brazil - Olympic Honduras: Giữ cúp ở lại Rio

VOV.VN - Sau hai chiến thắng liên tiếp, Neymar và các đồng đội đang tràn đầy khí thế hướng đến trận bán kết gặp Honduras.

Olympic Rio ngày 13: VĐV cuối cùng của Việt Nam thua ở Olympic 2016
Olympic Rio ngày 13: VĐV cuối cùng của Việt Nam thua ở Olympic 2016

VOV.VN - Nguyễn Thị Lụa, VĐV cuối cùng của TTVN tranh tài ở Olympic Rio đã thua đối thủ người Senegal, Isabelle Sambou ở môn vật, hạng cân 53kg với tỉ số 0-5.

Olympic Rio ngày 13: VĐV cuối cùng của Việt Nam thua ở Olympic 2016

Olympic Rio ngày 13: VĐV cuối cùng của Việt Nam thua ở Olympic 2016

VOV.VN - Nguyễn Thị Lụa, VĐV cuối cùng của TTVN tranh tài ở Olympic Rio đã thua đối thủ người Senegal, Isabelle Sambou ở môn vật, hạng cân 53kg với tỉ số 0-5.