Tổng cục TDTT nên có chính sách cho VĐV chấn thương

VOV.VN - Cựu HLV trưởng Karatedo Việt Nam – Lê Công cho rằng, Tổng cục TDTT nên có chính sách lâu dài cho các VĐV để họ an tâm cống hiến cho đất nước.

Cựu HLV Lê Công là một tượng đài của Karatedo Việt Nam với hơn 20 năm cống hiến trong công tác huấn luyện, đóng góp lớn vào thành tích của đoàn Thể thao Việt Nam tại các giải thể thao khu vực (SEA Games) và châu lục (ASIAD). Cuối năm 2013, ông dừng nhiệm vụ tại ĐT Quốc gia và trở về trung tâm thể thao quân đội với hình ảnh của một người lính tiếp tục tận tụy với nghiệp võ.

Cựu HLV Lê Công vẫn rất quan tâm đến Karatedo Việt Nam. (Ảnh: Trường Giang)

Trong trao đổi với PV VOV Online, “người lính già hạnh phúc” tâm sự, dù không còn theo chân hướng dẫn các em đi thi đấu nhưng chưa sự kiện Karate nào của đoàn Việt Nam mà ông không theo dõi. Ông vẫn xuýt xoa với những cú đánh đẹp, tiếc nuối khi nhìn các em ngã đau hay tuột mất huy chương.

Ngoài việc ôn lại những kỷ niệm đẹp lúc còn dẫn dắt ĐTQG, ông còn canh cánh trong lòng vấn đề mà báo chí đang phản ảnh thời gian qua. Đó là chế độ, chính sách cho các VĐV bị chấn thương, bởi trong sự nghiệp cầm quân, không ít lần ông đau lòng khi thấy học trò nén đau luyện tập mang vinh quang về cho tổ quốc.

Với chất lính làm việc luôn hướng về nhân dân và đất nước, ông đã có những lời chia sẻ giàu tính đóng góp, xây dựng vào sự phát triển chung của thể thao nước nhà.

“Thời điểm tôi còn làm việc với ĐTQG, Tổng cục TDTT đã cố gắng vận động tài trợ từ xã hội hóa, điều trị tại chỗ cho những VĐV bị chấn thương. Theo cách nhìn của tôi, thể thao thành tích cao không thoát khỏi chấn thương. Biểu hiện chấn thương thì rất đa dạng, có thể nhỏ như đứt dây chằng đầu gối, rách cơ như Vũ Thị Nguyệt Ánh (Karatedo), hay lớn hơn như tổn thương xương sống (Thúy Hiền - Wushu) , thậm chí như vừa rồi là trường hợp bóng đá (Anh Khoa). Đã đam mê theo nghiệp thể theo thì phải chấp nhận chấn thương. Nhưng cái chấp nhận đấy là lòng đam mê và tinh thần cống hiến của người chơi thể thao” – Cựu HLV Lê Công cho biết về các chấn thương mà các VĐV có thể gặp phải, đến từ nhiều nguyên nhân như khởi động, lượng vận động chưa phù hợp hay chất lượng dinh dưỡng bữa ăn. Ngoài ra, các VĐV, HLV phải tự khắc phục và cũng phải có trách nhiệm với bản thân.

Cô gái vàng của Karatedo Việt Nam trong quá khứ, Vũ Thị Nguyệt Ánh mới được ngành Quân đội làm chế độ. (Ảnh: Quang Trung)

Ông Lê Công góp ý: “Ngoài việc chữa tại chỗ thì Tổng cục TDTT nên ra một chính sách bảo hiểm, mà không chỉ riêng Tổng cục TDTT mà tất cả các ngành, tổ chức quản lý VĐV cũng phải đưa ra chính sách dựa vào chính sách gốc của Tổng cục để đề nghị với chính phủ có bảo hiểm, kinh phí chữa chạy tại chỗ và chế độ lâu dài cho VĐV đơn vị mình” .

Về vấn đề trên, ông Lê Công dẫn chứng cách làm hiện nay của quân đội với các VĐV. Và quân đội là nơi đang bảo đảo tốt nhất cho các VĐV thi đấu, bởi họ được phong quân hàm, được làm việc, có thể là công tác HLV, làm hành chính… khi kết thúc sự nghiệp đỉnh cao.

“Vừa rồi tôi và em Vũ Thị Nguyệt Ánh cùng một số VĐV quân đội đã được bảo hiểm quân đội, Cục quân y Quân đội, hội đồng xác định % chấn thương kiểm tra mức độ chấn thương, tiến tới làm sổ chấn thương, để chúng tôi nhận được chế độ theo luật của nhà nước đến suốt đời. Và tôi nghĩ, đó là cái yên tâm nhất cho các em. 

Họ không đòi hỏi số tiền lớn, nhưng cần sự ổn định để bảo đảm cuộc sống. Và đây cũng là chính sách có tình, có nghĩa, có trách nhiệm với VĐV thể thao có đóng góp cho tổ chức, cho đất nước”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vũ Bích Hường – “người đàn bà thép” không đầu hàng số phận
Vũ Bích Hường – “người đàn bà thép” không đầu hàng số phận

VOV.VN - Dù liên tục phải đón nhận những sóng gió cuộc đời nhưng nhà cựu vô địch điền kinh Vũ Bích Hường vẫn kiên cường đứng vững.

Vũ Bích Hường – “người đàn bà thép” không đầu hàng số phận

Vũ Bích Hường – “người đàn bà thép” không đầu hàng số phận

VOV.VN - Dù liên tục phải đón nhận những sóng gió cuộc đời nhưng nhà cựu vô địch điền kinh Vũ Bích Hường vẫn kiên cường đứng vững.

Trương Thị Phương - người viết nên câu chuyện cổ tích ở tuổi 16
Trương Thị Phương - người viết nên câu chuyện cổ tích ở tuổi 16

VOV.VN - Giành HCV ở SEA Games 28, Trương Thị Phương tiếp tục viết nên câu chuyện cổ tích với chiếc HCV Canoeing ở giải vô địch châu Á 2015.

Trương Thị Phương - người viết nên câu chuyện cổ tích ở tuổi 16

Trương Thị Phương - người viết nên câu chuyện cổ tích ở tuổi 16

VOV.VN - Giành HCV ở SEA Games 28, Trương Thị Phương tiếp tục viết nên câu chuyện cổ tích với chiếc HCV Canoeing ở giải vô địch châu Á 2015.