Mỹ “bật đèn xanh” cho quân đội Syria tấn công khu vực Tây Nam?

VOV.VN - Theo giới phân tích, Mỹ đang bật đèn xanh cho chiến dịch quân sự của Syria tại khu vực Tây Nam khi thông báo ngừng hỗ trợ phe đối lập Syria (FSA).

Quyết định của Mỹ ngừng hỗ trợ phe đối lập Syria trong bối cảnh các lực lượng của chính quyền Tổng thống Syria Bashar Al-Assad đẩy mạnh chiến dịch quân sự tại khu vực Tây Nam đã gây ra nhiều bất ngờ.

Lực lượng đặc nhiệm "Tiger" của Quân đội Syria đã giành lại được thị trấn lớn đầu tiên ở khu vực Tây Nam. Ảnh: Al Masdar News.

Theo giới phân tích, có vẻ như Mỹ đang bật đèn xanh cho các cuộc tấn công về phía nam của quân đội Arab Syria (SAA) dù trước đó nước này lớn tiếng cảnh báo Nga và Damascus sẽ gánh chịu “hậu quả nghiêm trọng” nếu vi phạm thỏa thuận thiết lập “vùng giảm căng thẳng” tại Syria gần biên giới Jordan và Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng.

Hôm 26/4 vừa qua, Hãng tin Reuters dẫn một số nguồn tin cho biết, Mỹ đã thông báo với Quân đội Syria Tự do (FSA) – phe đối lập ôn hòa rằng, lực lượng này sẽ không hy vọng nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào trong việc chống lại các cuộc tấn công của chính phủ.

Cây bút Robert Fisk của tờ Independent nhận định: “Điều này giống như là sự “phủi tay”. Thông điệp “nghiệt ngã” mà Mỹ gửi tới lực lượng chống đối Tổng thống Assad tại phía Nam Syria một ngày nào đó sẽ được tìm thấy trong các cuốn sách lịch sử”.

Thỏa thuận ngầm

Hãng tin Sputnik dẫn phân tích của nhà quan sát người Syria Ghassan Kadi cho rằng, có vẻ như đã xuất hiện những thỏa thuận “ngầm” khác nhau giữa các bên liên quan tại Syria. Theo ông Kadi, Nga có thể đang theo đuổi một thỏa thuận với Mỹ và Israel, nhằm đảm bảo những vùng hiện do phiến quân và lực lượng khủng bố chiếm giữ tại Daraa, phía Nam Syria sẽ nhanh chóng nằm trong tay của quân đội Syria, đổi lại, các khu vực sắp được giải phóng này sẽ “nằm ngoài tầm với” của binh sỹ Iran hay lực lượng Hezbollah do Iran hậu thuẫn.

Israel từng tuyên bố sự hiện diện của Iran gần Cao nguyên Golan là không thể chấp nhận được, đồng thời đe dọa tiến hành các cuộc không kích chống lại Iran nếu nước này vượt qua “ranh giới đỏ”.

Ông Kadi nhấn mạnh, một thỏa thuận như vậy, nếu tồn tại, có thể giải thích cho sự thay đổi chiến lược của Mỹ. “Cá nhân tôi cho rằng nếu thỏa thuận như vậy là có thực, các lực lượng chống chính phủ Syria không còn lựa chọn nào khác ngoài đứng im nhìn quân đội Arab Syria tiến công hoặc họ sẽ phải mạo hiểm bước vào một cuộc chiến có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát”.

Khi được hỏi về những nguy cơ tiềm ẩn mà SAA đang phải đối mặt, nhà quan sát Syria cho rằng: “Khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa, lực lượng chính phủ sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc bảo vệ và giải phóng đất nước, bất chấp sự rủi ro và hy sinh to lớn. Cuộc chiến nào cũng tiềm ẩn các nguy cơ và quyết định của Syria chống lại những kẻ xâm lược kể từ năm 2011 vốn đầy rủi ro bởi quân đội không có sự trợ giúp dưới mặt đất”.

Phù hợp với chiến lược của Mỹ

Avigdor Eskin, một nhà bình luận chính trị người Israel khẳng định, quyết định ngừng hỗ trợ FSA của chính phủ Mỹ không phải là sự thay đổi chiến lược lớn, trái lại phù hợp với cam kết của ông Donald Trump sẽ rút quân khỏi Syria. Phát biểu với hãng tin Sputnik, ông Eskin nhấn mạnh, đây không phải là lần đầu tiên Mỹ thôi hỗ trợ phe đối lập Syria, trước đó Washington đã không phản ứng gì trước việc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công đồng minh người Kurd – lực lượng Dân chủ Syria (SDF) tại Afrin hồi tháng 3 vừa qua.

Ông Eskin nhấn mạnh, sở dĩ Mỹ chọn đứng bên lề chiến dịch quân sự của Syria và Nga tại khu vực Tây Nam Syria là vì chiến dịch này không ảnh hưởng đến hai mục tiêu chiến lược của Mỹ: đánh bại khủng bố IS và ngăn chặn Iran xây dựng hành lang kết nối với Địa Trung Hải thông qua Iraq, Syria.

Liên quan đến những ý kiến mâu thuẫn tại Washington về việc có hay không ông Assad sẽ phải rời bỏ quyền lực, nhà phân tích Avigdor Eskin giải thích, Mỹ không thực sự muốn lật đổ chính quyền Tổng thống Assad. Thậm chí trong thời gian Tổng thống Barack Obama nắm quyền, Mỹ luôn đưa ra hai cách tiếp cận: giữ nguyên quyền lực của ông Assad nhằm đấu tranh chống khủng bố IS hoặc hỗ trợ các phe phái đối lập người Sunni không liên hệ với IS mở rộng tầm ảnh hưởng tại Syria.

Cải thiện quan hệ với Nga

Theo giới phân tích, quyết định ngừng hỗ trợ phe đối lập FSA cũng là dấu hiệu cho thấy chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn cải thiện quan hệ với Nga. Ông Donald Trump đang nỗ lực xúc tiến một cuộc gặp Thượng đỉnh với Tổng thống Nga Putin vào tháng 7 tới. Để thể hiện thiện chí của mình, ông Trump đã cử Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton tới Nga thảo luận về công tác tổ chức Hội nghị.

Theo kế hoạch, cuộc xung đột Syria sẽ là một trong những vấn đề chính trong cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Putin.
Hai nhà lãnh đạo có thể tận dụng cơ hội này trao đổi một số vấn đề như rút các lực lượng Iran, Hezbollah ra khỏi Syria, giúp Syria đẩy nhanh tiến trình cải cách hiến pháp, hay hiện thực hóa cam kết của Nga không can thiệp vào khu vực đông bắc Syria – nơi có sự hiện diện của các lực lượng Mỹ.

Cả Nga và Mỹ đều muốn cuộc xung đột tại Syria nhanh chóng chấm dứt. Bởi Nga hiện giờ đã đạt được mục tiêu đánh bại khủng bố vốn được coi là mối đe dọa nghiêm trọng đối với người Syria và củng cố quyền lực của Tổng thống Assad, còn Mỹ muốn chấm dứt bởi nước này thất bại trong thực hiện các mục tiêu ban đầu đó là thành một nhà nước Syria thân phương Tây, cũng như tạo thế bao vây cô lập hòng đẩy Nga ra khỏi khu vực Trung Đông. Dẫu vậy, Mỹ vẫn đạt được mục tiêu chia rẽ Syria và buộc chính phủ Syria phải cải cách hiến pháp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga: 40% khu vực giảm căng thẳng tại Syria nằm trong tay khủng bố
Nga: 40% khu vực giảm căng thẳng tại Syria nằm trong tay khủng bố

VOV.VN - Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin ngày 25/6 cho biết, các nhóm khủng bố vẫn kiểm soát 40% khu vực giảm căng thẳng ở Tây Nam Syria.

Nga: 40% khu vực giảm căng thẳng tại Syria nằm trong tay khủng bố

Nga: 40% khu vực giảm căng thẳng tại Syria nằm trong tay khủng bố

VOV.VN - Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin ngày 25/6 cho biết, các nhóm khủng bố vẫn kiểm soát 40% khu vực giảm căng thẳng ở Tây Nam Syria.

Quân đội Nga tuyên bố lệnh ngừng bắn với Mỹ ở Syria đã kết thúc
Quân đội Nga tuyên bố lệnh ngừng bắn với Mỹ ở Syria đã kết thúc

VOV.VN - Lực lượng không quân Nga đóng ở Syria thông báo vào hôm 26/6 về việc chấm dứt thỏa thuận ngừng bắn đạt được với Mỹ và Jordan ở tây nam Syria.

Quân đội Nga tuyên bố lệnh ngừng bắn với Mỹ ở Syria đã kết thúc

Quân đội Nga tuyên bố lệnh ngừng bắn với Mỹ ở Syria đã kết thúc

VOV.VN - Lực lượng không quân Nga đóng ở Syria thông báo vào hôm 26/6 về việc chấm dứt thỏa thuận ngừng bắn đạt được với Mỹ và Jordan ở tây nam Syria.

Israel dội bom không kích vào thủ đô Damascus của Syria
Israel dội bom không kích vào thủ đô Damascus của Syria

VOV.VN - Sputnik đưa tin, chiều 25/6 không quân Israel dội bom không kích vào mục tiêu là máy bay chở hàng của Iran tại thủ đô Damascus, Syria.

Israel dội bom không kích vào thủ đô Damascus của Syria

Israel dội bom không kích vào thủ đô Damascus của Syria

VOV.VN - Sputnik đưa tin, chiều 25/6 không quân Israel dội bom không kích vào mục tiêu là máy bay chở hàng của Iran tại thủ đô Damascus, Syria.

Quân đội Syria giành lại thị trấn lớn đầu tiên ở khu vực Tây Nam
Quân đội Syria giành lại thị trấn lớn đầu tiên ở khu vực Tây Nam

VOV.VN - Quân đội Syria đã giành lại được thị trấn lớn đầu tiên ở khu vực Tây Nam nước sau cuộc tấn công bất ngờ đêm 25/6.

Quân đội Syria giành lại thị trấn lớn đầu tiên ở khu vực Tây Nam

Quân đội Syria giành lại thị trấn lớn đầu tiên ở khu vực Tây Nam

VOV.VN - Quân đội Syria đã giành lại được thị trấn lớn đầu tiên ở khu vực Tây Nam nước sau cuộc tấn công bất ngờ đêm 25/6.

Quân đội Syria ra đòn “vũ bão” tại biên giới, Israel và Jordan lo sợ
Quân đội Syria ra đòn “vũ bão” tại biên giới, Israel và Jordan lo sợ

VOV.VN - Đòn quyết định của chính phủ Syria tại khu vực Tây Nam đã khiến các nước láng giềng Israel và Jordan “đứng ngồi không yên”.

Quân đội Syria ra đòn “vũ bão” tại biên giới, Israel và Jordan lo sợ

Quân đội Syria ra đòn “vũ bão” tại biên giới, Israel và Jordan lo sợ

VOV.VN - Đòn quyết định của chính phủ Syria tại khu vực Tây Nam đã khiến các nước láng giềng Israel và Jordan “đứng ngồi không yên”.