Quản lý, sử dụng đất đai từng bước khắc phục tình trạng “xin-cho“

VOV.VN - Chính phủ nhìn nhận, việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từng bước khắc phục tình trạng "xin-cho".

Sáng nay (27/5) Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.

Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018, Chính phủ cho rằng, các quy định của pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai nói chung, đất đô thị nói riêng đã được hoàn thiện đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, dân chủ và công bằng; đã từng bước khắc phục tình trạng “xin - cho” trong tiếp cận đất đai; phát huy tốt hơn nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; khắc phục và giải quyết được nhiều tồn tại, vướng mắc và phát sinh trong thực tiễn; góp phần làm giảm dần tình trạng khiếu nại, tố cáo của người dân liên quan đến đất đai.

Khu đô thị Quốc tế Nam Thăng Long – Ciputra Hà Nội. (Ảnh minh họa: KT)

Cụ thể, theo báo cáo, các dự án đầu tư khu đô thị mới, nhà ở đô thị trên cả nước có tổng cộng 4.438 dự án, tổng diện tích chiếm đất theo quy hoạch là 110.331ha, 3.045 dự án đang triển khai (chiếm 68,61%, diện tích đất là 79.697ha).

Đến cuối năm 2018, cả nước có 828 đô thị, gồm 2 đô thị đặc biệt, 19 đô thị loại 1, 26 đô thị loại 2, 46 đô thị loại 3, 85 đô thị loại 4 và 650 đô thị loại 5. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 38,5%.

Về quản lý tài chính về đất đai, Chính phủ cho biết, theo báo cáo của 57 địa phương, nguồn thu ngân sách nhà nước đối với đất đô thị tăng dần hàng năm từ 2014-2018 với tổng số thu ngân sách nhà nước khoảng 372.516,7 tỷ đồng.  Gồm, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, phí, lệ phí và các nguồn thu khác.

Báo cáo cũng nêu rõ, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai nói chung, đất đô thị nói riêng đã được hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của đất nước, vừa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý nhà nước về đất đai, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, được đông đảo nhân dân đồng tình.

Việc quy định nhất quán chính sách hai giá đất theo Luật Đất đai gồm khung giá, bảng giá và giá thị trường, trong đó khung giá, bảng giá để điều chỉnh nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với nhà nước (thuế phí của người dân, doanh nghiệp); giá thị trường để điều chỉnh nghĩa vụ của nhà đầu tư, người sử dụng đất khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích vượt hạn mức theo quy định của pháp luật, đã tạo được sự đồng thuận của nhân dân, góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách, giảm khiếu kiện, khiếu nại về đất đai.

Tuy nhiên, theo Chính phủ, một số nội dung quy định trong Luật Đất đai và các pháp luật khác có liên quan có phạm vi điều chỉnh và nội dung chưa thống nhất, thiếu đồng bộ; Chưa có sự thống nhất giữa quy định của Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật đầu tư về chủ thể sử dụng đất; Quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất, chỉ định chủ đầu tư giữa Luật đất đai, Luật đấu thầu và Luật Nhà ở chưa thống nhất; Chưa có sự đồng bộ giữa quy định gia hạn tiến độ sử dụng đất; việc xử lý vấn đề đất đai, tài sản gắn liền trong trường hợp dự án bị chấm dứt hoạt động với đất theo quy định tại Điều 64 Luật đất đai và Điều 46, Điều 48 Luật đầu tư; Có sự chồng lấn, không thống nhất trong quy định về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị giữa Luật Đầu tư, Luật Nhà ở...

Báo cáo cũng cho biết, trong giai đoạn từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu đến hết năm 2018, ngành thanh tra đã tiến hành 4.289 cuộc thanh tra trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm về đất đai hơn 1.373 tỷ đồng, 40.185 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 368 tỷ đồng, 9.022 ha đất và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý hơn 1.004 tỷ đồng, 31.163 ha đất; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm điểm, xử lý hành chính 2.931 tổ chức, 14.120 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 71 vụ, 91 đối tượng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lùi thời gian trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai
Lùi thời gian trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai

VOV.VN - Chính phủ trình lên Quốc hội đề nghị rút Dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ra khỏi Chương trình năm 2019 và sẽ trình sau năm 2020.

Lùi thời gian trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai

Lùi thời gian trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai

VOV.VN - Chính phủ trình lên Quốc hội đề nghị rút Dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ra khỏi Chương trình năm 2019 và sẽ trình sau năm 2020.

Luật Đất đai có kẽ hở, nhóm lợi ích thâu tóm đất đai
Luật Đất đai có kẽ hở, nhóm lợi ích thâu tóm đất đai

VOV.VN - Luật Đất đai 2013 đang có những “khoảng trống” cho nhóm lợi ích vận dụng trục lợi trong công tác giải phóng mặt bằng với giá đền bù thấp.

Luật Đất đai có kẽ hở, nhóm lợi ích thâu tóm đất đai

Luật Đất đai có kẽ hở, nhóm lợi ích thâu tóm đất đai

VOV.VN - Luật Đất đai 2013 đang có những “khoảng trống” cho nhóm lợi ích vận dụng trục lợi trong công tác giải phóng mặt bằng với giá đền bù thấp.

Hà Nội xây dựng bảng giá đất 5 năm tới
Hà Nội xây dựng bảng giá đất 5 năm tới

VOV.VN - UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch số 98/KH-UBND để điều tra, xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024.

Hà Nội xây dựng bảng giá đất 5 năm tới

Hà Nội xây dựng bảng giá đất 5 năm tới

VOV.VN - UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch số 98/KH-UBND để điều tra, xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024.

Giá đất cao ngất ngưởng, có tạo nên một phố cổ thứ hai tại Hà Nội?
Giá đất cao ngất ngưởng, có tạo nên một phố cổ thứ hai tại Hà Nội?

VOV.VN - Theo các chuyên gia, có thể tạo nên một phố cổ thứ hai tại Hà Nội vì ở các nước họ vẫn có thể tạo ra những khu vực hiện đại với giá đất cao ngất ngưởng

Giá đất cao ngất ngưởng, có tạo nên một phố cổ thứ hai tại Hà Nội?

Giá đất cao ngất ngưởng, có tạo nên một phố cổ thứ hai tại Hà Nội?

VOV.VN - Theo các chuyên gia, có thể tạo nên một phố cổ thứ hai tại Hà Nội vì ở các nước họ vẫn có thể tạo ra những khu vực hiện đại với giá đất cao ngất ngưởng