Kết nối tất cả các ngân hàng với Cổng dịch vụ công Quốc gia vào 15/9

VOV.VN - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng yêu cầu hoàn thành kết nối các ngân hàng trên Cổng Dịch vụ công quốc gia vào ngày 15/9/2020.

Phát biểu tại cuộc họp sáng nay (9/9) về việc kết nối, tích hợp chức năng thanh toán của Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Cổng DVCQG khai trương từ tháng 12/2019, đến nay có 250 nghìn tài khoản, 61 triệu lượt người truy cập, với 1089 dịch vụ công trên Cổng.

Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng thông tin, để tiếp tục mở rộng việc tích hợp, cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Cổng DVCQG của các ngân hàng thương mại, trung gian thanh toán, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị này tập trung ưu tiên triển khai thực hiện. Trên thực tế số lượng ngân hàng, trung gian thanh toán tích hợp, cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Cổng DVCQG còn khiêm tốn so với số đang hoạt động tại Việt Nam, cần tiếp tục mở rộng để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp trong việc lựa chọn thanh toán trực tuyến.

Với tinh thần quyết tâm thực hiện, các cơ quan phối hợp hoàn thành việc kết nối với các ngân hàng và trung tâm thanh toán các dịch vụ công trên Cổng DVCQG với các bộ, ngành địa phương vào 15/9 tới, Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, năm 2020 phải đưa 30% số dịch vụ công cấp độ 3,4 lên Cổng DVCQG, do vậy, vấn đề thanh toán các dịch vụ, thủ tục trực tuyến là rất quan trọng, đặc biệt là phải hướng dẫn về dịch vụ thanh toán, đối soát, quyết toán giữa các cơ quan. Thủ tục hành chính được tích hợp đến đâu, việc thanh toán, chi trả phải tích hợp đến đó.

Tại cuộc họp, nhiều vướng mắc đã được các ngân hàng, trung gian thanh toán nêu ra, trong đó có việc phần mềm hỗ trợ tra soát, đối chiếu dữ liệu chưa hoàn thiện.

Hệ thống thanh toán trực tuyến của Công DVCQG đã được xây dựng và chính thức đưa vào vận hành từ tháng 3 năm nay. Hiện dịch vụ công quốc gia đã cung cấp thanh toán trực tuyến gồm: phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác trong thực hiện thủ tục hành chính, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, đường bộ; nộp thuế; thu tiền điện...

Sau 6 tháng hoạt động, đến ngày 7/9, đã có hơn 11 nghìn giao dịch thanh toán trực tuyến, trong đó tập trung chủ yếu trong các tháng 7-8/2020 khoảng 4.000 giao dịch với giá trị khoảng 5 tỷ đồng/tháng. Loại hình thanh toán hiện đang được người dân, doanh nghiệp quan tâm thực hiện nhiều nhất là đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chiếm khoảng 56%; phí, lệ phí khoảng 23,6%, thu phạt khoảng 18%./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thêm 3 dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm hơn 2.000 tỷ đồng/năm
Thêm 3 dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm hơn 2.000 tỷ đồng/năm

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ đã chính thức công bố tiếp tục tích hợp 3 dịch vụ công trực tuyến được người dân và các doanh nghiệp quan tâm.

Thêm 3 dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm hơn 2.000 tỷ đồng/năm

Thêm 3 dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm hơn 2.000 tỷ đồng/năm

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ đã chính thức công bố tiếp tục tích hợp 3 dịch vụ công trực tuyến được người dân và các doanh nghiệp quan tâm.

Cổng dịch vụ công Quốc gia hỗ trợ thêm 6 dịch vụ cho người dân, DN
Cổng dịch vụ công Quốc gia hỗ trợ thêm 6 dịch vụ cho người dân, DN

VOV.VN - Bắt đầu từ hôm nay, Cổng Dịch vụ công quốc gia cung cấp thêm 6 dịch vụ công hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

Cổng dịch vụ công Quốc gia hỗ trợ thêm 6 dịch vụ cho người dân, DN

Cổng dịch vụ công Quốc gia hỗ trợ thêm 6 dịch vụ cho người dân, DN

VOV.VN - Bắt đầu từ hôm nay, Cổng Dịch vụ công quốc gia cung cấp thêm 6 dịch vụ công hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

Vì sao doanh nghiệp chưa “mặn mà” với dịch vụ công trực tuyến?
Vì sao doanh nghiệp chưa “mặn mà” với dịch vụ công trực tuyến?

VOV.VN - Một trong những lý do khiến doanh nghiệp chưa “mặn mà” với dịch vụ công trực tuyến là việc giải quyết hồ sơ nhiều nơi chưa minh bạch...

Vì sao doanh nghiệp chưa “mặn mà” với dịch vụ công trực tuyến?

Vì sao doanh nghiệp chưa “mặn mà” với dịch vụ công trực tuyến?

VOV.VN - Một trong những lý do khiến doanh nghiệp chưa “mặn mà” với dịch vụ công trực tuyến là việc giải quyết hồ sơ nhiều nơi chưa minh bạch...