Dư luận thế giới dậy sóng vì Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về khí hậu

VOV.VN - Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc rút khỏi Hiệp định Paris được cho là sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng sớm nay (2/6 - theo giờ Việt Nam) đã chính thức công bố quyết định rút nước này khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump không phải là bất ngờ do đã dự đoán trước đó song cũng vẫn khiến dư luận bị sốc và dậy sóng.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) cho rằng quyết định của Tổng thống Trump (phải) là một "sai lầm cho cả nước Mỹ và hành tinh". Ảnh: Reuters/AP.

Phát biểu trước báo giới tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu song Mỹ sẽ xúc tiến các cuộc thương lượng để tham gia một thỏa thuận khác công bằng hơn đối với nước Mỹ.

Ông nói: “Để thực hiện nghĩa vụ bảo về nước Mỹ và người dân Mỹ, nước Mỹ sẽ rút khỏi hiệp định Paris về biến đối khí hậu song sẽ bắt đầu đàm phán lại về hiệp định này nhằm mang đến một thỏa thuận công bằng hơn cho nước Mỹ, doanh nghiệp, người lao động và người dân Mỹ.”

Rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu là một trong những cam kết tranh cử quan trọng của Tổng thống Donald Trump. Nhà Trắng coi đây là “một hiệp định tồi” vì cho rằng hiệp định này bất công đối với Mỹ, góp phần cướp công ăn việc làm của người lao động Mỹ và gây tổn thương cho những người nộp thuế tại Mỹ. Tuy nhiên, quyết định này được cho là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nỗ lực ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu và ấm lên của Trái Đất.

Dư luận thế giới đã ngay lập tức phản ứng gay gắt về quyết định trên của Tổng thống Mỹ.

Liên Hợp Quốc đã bày tỏ quan ngại về quyết định của Tổng thống Mỹ, cho rằng đây là “một sự thất vọng quá lớn”. Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric nhấn mạnh, quyết định rút khỏi hiệp định Paris là một sự thất vọng lớn đối với nỗ lực của thế giới trong việc giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy an ninh thế giới.

“Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tin tưởng rằng, tất cả các bên liên quan khác của hiệp định sẽ thể hiện bày tỏ  sự tiên phong và tầm nhìn cùng với các bang khác của nước Mỹ giảm lượng phát thải khí các-bon, tạo công ăn việc làm vì sự thịnh vượng kinh tế của thế kỷ 21.” – ông Stephane Dujarric nói.

Trong động thái được nhìn nhận là phản ứng chính thức đầu tiên sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút nước này khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, lãnh đạo 3 nước Anh, Pháp và Đức đã ra tuyên bố chung khẳng định hiệp định này sẽ không thể được đàm phán lại.       

Phát biểu trước báo giới, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh: “Tổng thống Mỹ đã công bố rút khỏi hiệp định Paris. Tôi tôn trọng quyết định này của ông ấy song tôi cho rằng đây là một quyết định sai lầm cho cả nước Mỹ và hành tinh của chúng ta. Tôi tái khẳng định quan điểm rằng hiệp định Paris là không thể đảo ngược và sẽ được không chỉ nước Pháp mà nhiều nước khác trên thế giới thực thi.”

Các trụ sở hành chính tại Paris ngay lập tức được bật đèn xanh trong đêm như một cách để bày tỏ sự phản đối đối với quyết định của ông Trump.

Những người ủng hộ Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu cảnh báo quyết định của Tổng thống Trump có nguy cơ khiến Mỹ bị cô lập trong các nỗ lực nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu và ấm lên của Trái Đất, đồng thời tạo cơ hội cho các nước khác như Trung Quốc giữ vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực này.

Bản thân nội bộ nước Mỹ cũng chia rẽ trước quyết định của Tổng thống Trump, trong một phát biểu mới nhất, cựu Tổng thống Barack Obama đã lên tiếng chỉ trích khi cho rằng rút Mỹ khỏi hiệp định là hành động “bác bỏ tương lai” của chính nước Mỹ.

Người đứng đầu tập đoàn Tesla Elon Musk cho biết, ông sẽ rời Hội đồng Cố vấn Nhà trắng sau quyết định của Tổng thống Trump.

Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, mà cựu Tổng thống Obama ký tham gia năm 2015, bao gồm 195 nước thành viên. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một văn bản quốc tế nhận được tham gia mạnh mẽ và đông đảo như vậy, minh chứng cho sự ủng hộ đặc biệt của cộng đồng quốc tế đối với các vấn đề khí hậu. Hiệp định này qui định tất cả các nước thành viên phải đề ra một mục tiêu rõ ràng nhằm cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Theo qui định, một nước thành viên có thể chính thức rút khỏi hiệp định sớm nhất là tháng 11/2020. Đây cũng là thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống lần tới tại Mỹ. Giới phân tích cho rằng bước đi này một lần nữa thể hiện quan điểm chính sách của Tổng thống Trump là coi “Nước Mỹ trên hết”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Biến đổi khí hậu: EU và Trung Quốc không thể trông đợi vào Mỹ
Biến đổi khí hậu: EU và Trung Quốc không thể trông đợi vào Mỹ

VOV.VN – Cao ủy Liên minh châu Âu về Khí hậu cho rằng EU và Trung Quốc cần đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trong thời đại Trump.

Biến đổi khí hậu: EU và Trung Quốc không thể trông đợi vào Mỹ

Biến đổi khí hậu: EU và Trung Quốc không thể trông đợi vào Mỹ

VOV.VN – Cao ủy Liên minh châu Âu về Khí hậu cho rằng EU và Trung Quốc cần đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trong thời đại Trump.

Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

VOV.VN - Tổng thống Trump ngày 1/6 tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu với lý do thỏa thuận này đang tác động tiêu cực đến kinh tế.

Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

VOV.VN - Tổng thống Trump ngày 1/6 tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu với lý do thỏa thuận này đang tác động tiêu cực đến kinh tế.

G7 bế tắc trong vấn đề khí hậu tại hội nghị ở Italy vì ông Trump
G7 bế tắc trong vấn đề khí hậu tại hội nghị ở Italy vì ông Trump

VOV.VN - G7 đã không thể thuyết phục được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra quan điểm ủng hộ hay phản đối thỏa thuận khí hậu Paris.

G7 bế tắc trong vấn đề khí hậu tại hội nghị ở Italy vì ông Trump

G7 bế tắc trong vấn đề khí hậu tại hội nghị ở Italy vì ông Trump

VOV.VN - G7 đã không thể thuyết phục được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra quan điểm ủng hộ hay phản đối thỏa thuận khí hậu Paris.

Dấu chấm hết cho nhân loại khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận khí hậu?
Dấu chấm hết cho nhân loại khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận khí hậu?

VOV.VN - Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn khi Mỹ là nước có lượng khí phát thải lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc.

Dấu chấm hết cho nhân loại khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận khí hậu?

Dấu chấm hết cho nhân loại khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận khí hậu?

VOV.VN - Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn khi Mỹ là nước có lượng khí phát thải lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc.

Trump ký sắc lệnh xóa di sản của Obama về biến đổi khí hậu
Trump ký sắc lệnh xóa di sản của Obama về biến đổi khí hậu

Ông Trump tuyên bố mở ra kỷ nguyên mới về năng lượng và việc làm khi ký sắc lệnh dỡ bỏ các chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu của người tiền nhiệm.

Trump ký sắc lệnh xóa di sản của Obama về biến đổi khí hậu

Trump ký sắc lệnh xóa di sản của Obama về biến đổi khí hậu

Ông Trump tuyên bố mở ra kỷ nguyên mới về năng lượng và việc làm khi ký sắc lệnh dỡ bỏ các chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu của người tiền nhiệm.

Tổng thống Mỹ quyết định rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris
Tổng thống Mỹ quyết định rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris

VOV.VN - Quyết định rút khỏi Thỏa thuận khí hậu của Tổng thống Mỹ là do tác động từ bức thư của 22 Thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa.

Tổng thống Mỹ quyết định rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris

Tổng thống Mỹ quyết định rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris

VOV.VN - Quyết định rút khỏi Thỏa thuận khí hậu của Tổng thống Mỹ là do tác động từ bức thư của 22 Thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa.