Hình ảnh cao su Tây Bắc chậm khai thác khiến người dân lo lắng

VOV.VN - Các công ty cao su chưa tổ chức khai thác cao su nên người dân không có việc làm, khiến chính quyền địa phương và bà con rất lo lắng.

Cây cao su được các địa phương Tây Bắc là Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên trồng từ năm 2006 - 2007.
Cao su được coi là cây đa mục đích, với mục tiêu góp phần giúp đồng bào các dân tộc địa phương xóa đói, giảm nghèo.
Diện tích cao su ở Tây Bắc hiện có trên 23.000ha, trong đó Lai Châu là trên 13.000ha, là điểm đến thăm quan, học hỏi kinh nghiệm của nhiều đoàn cán bộ các địa phương các tỉnh miến núi phía Bắc.
Trong những năm đầu kiến thiết, người công nhân thậm chí là nông dân địa phương có nhiều việc làm và thu nhập nên đời sống tạm thời ổn định. Nhưng nay cao su không được cạo khiến đồng bào các dân tộc địa phương không có nguồn thu nhập.
Với khoảng 4.000ha cây cao su đến tuổi thu hoạch, nhưng với giá cao su  như hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam vẫn quyết định đóng cửa rừng cao su.
Do ít việc làm đồng nghĩa ít thu nhập, nhiều công nhân đã bỏ việc quay về với ruộng nương và đời sống đang gặp nhiều khó khăn.
Khi cao su mới trồng, hàng chục nghìn ha diện tích đất nương, rừng nghèo kiệt, đồi núi trọc trồng xen cũng bắt đầu phủ xanh.
Nhưng khi cao su khép tán, người dân không trồng xen được, việc làm của công nhân ít dần dẫn đến đời sống bắt đầu khó khăn.
Màu xanh của cao su phủ rộng, đồng nghĩa với người nông dân góp đất có thu nhập từ nguồn hỗ trợ ban đầu về đời sống.
Năm 2016, địa phương có số lượng diện tích cao su lớn nhất trên 13.000ha đã chính thức khai mủ, giúp người dân yên tâm với cây kinh tế mũi nhọn mình đã kỳ vọng.
Người nông dân vùng cao vốn chỉ biết kỹ thuật canh tác lạc hậu nay đã tiếp cận với khoa học, kỹ thuật để chăm sóc cây trồng mới.
Những cuộc vận động, tuyên truyền suốt một thời gian dài, các địa phương huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và kết quả là người dân đã góp hàng chục nghìn ha đất để Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trồng.
Theo lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, diện tích cao su Tây Bắc bằng khoảng 80 - 90% sản lượng cao su vùng Đông Nam Bộ và khẳng định bước đầu phù hợp tại khu vực Tây Bắc.
Thời kỳ cao điểm nhất, các công ty cao su đứng chân trên địa bàn Tây Bắc tuyển khoảng trên dưới 5.000 công nhân, trong đó chủ yếu là đồng bào các dân tộc địa phương.
Hàng nghìn người dân địa phương được tuyển vào làm công nhân các công ty cao su, với mức lương từ 3 - 4 triệu đồng/tháng.
Các giống cao su chịu lạnh được đưa vào ươm, trồng và bắt đầu bén rễ trên địa hành đồi núi dốc.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điện Biên – những tín hiệu vui từ cây cao su
Điện Biên – những tín hiệu vui từ cây cao su

VOV.VN - Sau 8 năm triển khai, những ngày này, Công ty cổ phần cao su Điện Biên đang bắt đầu mở cạo những diện tích cao su đầu tiên.

Điện Biên – những tín hiệu vui từ cây cao su

Điện Biên – những tín hiệu vui từ cây cao su

VOV.VN - Sau 8 năm triển khai, những ngày này, Công ty cổ phần cao su Điện Biên đang bắt đầu mở cạo những diện tích cao su đầu tiên.

Triển vọng các dự án cao su Việt Nam tại Campuchia
Triển vọng các dự án cao su Việt Nam tại Campuchia

VOV.VN - Sau 10 năm triển khai chương trình trồng cây cao su tại Campuchia, đến nay, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã trồng được hơn 90.000 ha cao su.

Triển vọng các dự án cao su Việt Nam tại Campuchia

Triển vọng các dự án cao su Việt Nam tại Campuchia

VOV.VN - Sau 10 năm triển khai chương trình trồng cây cao su tại Campuchia, đến nay, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã trồng được hơn 90.000 ha cao su.

Đại gia Việt chi hơn 4 tỷ USD trồng cao su, nuôi bò tại Lào, Campuchia
Đại gia Việt chi hơn 4 tỷ USD trồng cao su, nuôi bò tại Lào, Campuchia

Một nửa trong số vốn mà các doanh nghiệp Việt đầu tư sang Lào, Campuchia là trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu trồng cao su, mía đường, nuôi bò…

Đại gia Việt chi hơn 4 tỷ USD trồng cao su, nuôi bò tại Lào, Campuchia

Đại gia Việt chi hơn 4 tỷ USD trồng cao su, nuôi bò tại Lào, Campuchia

Một nửa trong số vốn mà các doanh nghiệp Việt đầu tư sang Lào, Campuchia là trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu trồng cao su, mía đường, nuôi bò…