Làng dệt cổ nhất Sài Gòn thấp thỏm trước nguy cơ tan rã

Dù đã sử dụng máy móc hiện đại cho năng suất cao nhưng làng dệt Bảy Hiền nức tiếng Sài Gòn lại đang thấp thỏm trước nguy cơ tan rã.

Làng dệt Bảy Hiền nức tiếng một thời ở TP.HCM nằm tập trung trên một số tuyến đường như Võ Thành Trang, Năm Châu, Nguyễn Bá Tòng... bên góc ngã tư Bảy Hiền, thuộc địa bàn phường 11 (quận Tân Bình). Ảnh: Google Maps
Làng dệt hình thành từ quá trình di cư vào Sài Gòn lập nghiệp của người dân huyện Duy Xuyên, Điện Bàn (Quảng Nam) trong những năm chiến tranh. Họ tiếp tục mưu sinh ở vùng đất mới bằng nghề dệt mang đi từ quê hương
Trải qua nhiều thăng trầm, công nghệ dệt dần được thay mới để tạo năng suất cao hơn. Tuy vậy, hiện vẫn còn một số hộ dân tiếp tục duy trì sản xuất thủ công bằng máy dệt khung gỗ của gần 40 năm trước, như lưu giữ lại truyền thống một thời
Theo những người làm nghề dệt thế hệ đầu của làng, vải Bảy Hiền bắt đầu có thương hiệu từ giữa thập niên 1960, khi nguyên liệu được nhập từ nước ngoài về. Các cơ sở thu hút hàng nghìn lao động, sản phẩm làm ra một phần xuất khẩu sang nước ngoài, một phần bán lại cho tiểu thương người Hoa, khu Chợ Lớn
Vào những năm 80 và đầu thập niên 90, dệt Bảy Hiền phát triển đến mức cực thịnh, là nơi cung cấp vải nhiều nhất cả nước. Toàn phường 11 hơn 4.000 hộ dân thì có đến 1.700 hộ làm nghề dệt, thu hút gần 4.000 lao động. Tổng sản lượng sản phẩm của làng dệt làm ra lên đến 35 triệu mét vải mỗi năm
Những năm 1993 trở về sau, vải Bảy Hiền không đủ sức cạnh tranh với vải Trung Quốc nên thị phần dần bị thu hẹp khiến ngành dệt chựng lại
Một phần do cách làm ăn của người dân còn mang tính nhỏ lẻ, không có sự đoàn kết nên không thể “đánh bật” được hàng nhập ngoại
Anh Trương Mậu Đông (40 tuổi), ngụ đường Nguyễn Bá Tòng, khu phố 3, phường 11 là người duy nhất của thế hệ thứ hai ở làng này theo nghề dệt vải của gia đình. Một mình anh phụ trách 4 máy dệt khung gỗ cũ kỹ, công nghệ của những năm 1980 của thế kỷ trước
Cụ Trương Tôn (84 tuổi), một trong những người di cư từ Quảng Nam vào từ năm 1963, làm dệt vải tại khu vực Bảy Hiền cho đến nay. Trải qua nửa thế kỷ gắn bó với nghề, hiện cụ vẫn phụ giúp anh Đông (con trai cụ) lắp sợi vào máy cuốn
Những người thế hệ đầu gây dựng nên làng dệt nức tiếng này cho biết vào thời điểm cực thịnh nhất, nhà nhà đều dệt vải với không khí rất khẩn trương. Hàng chục năm trở lại đây, làng dệt chỉ còn được biết tiếng, hàng trăm hộ bỏ nghề, tháo dỡ máy dệt gỗ chất thành đống
Hiện các hộ vẫn còn cầm cự sản xuất bằng máy dệt gỗ với nhiều công đoạn từ cuộn sợi, nối sợi... đến dệt nên năng suất không cao
Một máy dệt gỗ cổ lỗ sĩ hoạt động trọn vẹn một ngày dệt được 40-50 m vải mộc loại phi bóng. Loại vải này bán ra thị trường có giá khoảng 7.000 đồng/m
Từ năm 2001, phong trào thay đổi máy dệt từ máy dệt khung gỗ sang máy nước, máy kim của Trung Quốc nở rộ, ai cũng hy vọng sống lại ngành dệt Bảy Hiền
Mặc dù giá thành cao từ loại vài chục triệu cho đến những loại vài trăm triệu nhưng nhiều hộ vẫn bấm bụng mua để thay đổi sản xuất. Máy móc hiện đại, không cần nhiều công nhân vận hành nhưng năng suất rất cao
Các cơ sở dệt sản xuất ồ ạt nên sản phẩm làm ra nhiều khiến hàng tồn đọng, tiền gia công từ 5.000 đồng xuống còn 800 đồng/m. Tiền bán sản phẩm không đủ bù vào tiền mua máy, tiền công thợ, khiến nhiều hộ thua lỗ thê thảm
"Mặc dù thua lỗ nhưng cũng phải sản xuất tới đâu hay tới đó. Mình tiện ở nhà vừa chăm sóc con cái, bố mẹ vừa làm việc, cầm cự thôi", chị Nguyễn Thị Cúc, chủ một cơ sở ở KP3, phường 11, chia sẻ
Máy móc hiện đại chạy tự đông, hiện một người có thể điều khiển 4-6 cái. Tùy theo số lượng đặt hàng và loại sợi mỏng hay dày, một máy kim loại cũ có thể dệt trung bình 70-80 kg vải/ngày
Hàng sản xuất có chất lượng bền đẹp nức tiếng nhưng vải của làng dệt Bảy Hiền vẫn bị cạnh tranh gay gắt bởi vải ngoại nhập, nhất là từ Trung Quốc, bởi giá thành rẻ, mẫu mã đẹp
Việc thua lỗ kéo dài đã kéo làng dệt Bảy Hiền đi vào ngõ cụt, thấp thỏm tan rã. Thế hệ con em làng dệt nức tiếng một thời ở Sài Gòn ngày nay đã không còn mặn mà với nghề truyền thống. Hiện làng dệt Bảy Hiền có đến 70% hộ dân chuyển đổi ngành nghề
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình ảnh: Tiếc nuối phá bỏ Nhà máy Dệt Nam Định
Hình ảnh: Tiếc nuối phá bỏ Nhà máy Dệt Nam Định

VOV.VN - Nhiều người tỏ ra tiếc nuối khi Nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương một thời được phá đi để phục vụ cho việc xây dựng một khu đô thị.

Hình ảnh: Tiếc nuối phá bỏ Nhà máy Dệt Nam Định

Hình ảnh: Tiếc nuối phá bỏ Nhà máy Dệt Nam Định

VOV.VN - Nhiều người tỏ ra tiếc nuối khi Nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương một thời được phá đi để phục vụ cho việc xây dựng một khu đô thị.

Thiếu nguồn nguyên liệu - làng nghề chế biến hải sản gặp khó
Thiếu nguồn nguyên liệu - làng nghề chế biến hải sản gặp khó

VOV.VN - Dịp Tết năm nay, làng nghề khai thác, chế biến thủy sản Mỹ Long trầm lắng, hoạt động cầm chừng vì nguồn nguyên liệu khan hiếm và đắt đỏ.

Thiếu nguồn nguyên liệu - làng nghề chế biến hải sản gặp khó

Thiếu nguồn nguyên liệu - làng nghề chế biến hải sản gặp khó

VOV.VN - Dịp Tết năm nay, làng nghề khai thác, chế biến thủy sản Mỹ Long trầm lắng, hoạt động cầm chừng vì nguồn nguyên liệu khan hiếm và đắt đỏ.

Làng nghề gỗ Đồng Kỵ lên sàn giao dịch điện tử
Làng nghề gỗ Đồng Kỵ lên sàn giao dịch điện tử

VOV.VN - Làng nghề gỗ Đồng Kỵ tỉnh Bắc Ninh vừa lên sàn giao dịch điện tử, đánh dấu bước đi mới trong thời kỳ công nghệ của một làng nghề truyền thống.

Làng nghề gỗ Đồng Kỵ lên sàn giao dịch điện tử

Làng nghề gỗ Đồng Kỵ lên sàn giao dịch điện tử

VOV.VN - Làng nghề gỗ Đồng Kỵ tỉnh Bắc Ninh vừa lên sàn giao dịch điện tử, đánh dấu bước đi mới trong thời kỳ công nghệ của một làng nghề truyền thống.

Nhà báo Trần Đăng Tuấn: Không nên phá hết xưởng Nhà máy Dệt Nam Định
Nhà báo Trần Đăng Tuấn: Không nên phá hết xưởng Nhà máy Dệt Nam Định

VOV.VN - Nhà báo Trần Đăng Tuấn cho rằng các xưởng máy cũ được giữ lại sẽ là điểm nhấn lịch sử quý giá, đem lại lợi ích thiết thực cho Nam Định và nhà đầu tư.

Nhà báo Trần Đăng Tuấn: Không nên phá hết xưởng Nhà máy Dệt Nam Định

Nhà báo Trần Đăng Tuấn: Không nên phá hết xưởng Nhà máy Dệt Nam Định

VOV.VN - Nhà báo Trần Đăng Tuấn cho rằng các xưởng máy cũ được giữ lại sẽ là điểm nhấn lịch sử quý giá, đem lại lợi ích thiết thực cho Nam Định và nhà đầu tư.