Công ty hải sản gây ô nhiễm 10 năm, dân bức xúc, chính quyền bất lực?

VOV.VN - 10 năm qua, Công ty chế biến hải sản Huy Nam (Lâm Quang Ký, Rạch Giá, Kiên Giang) nhiều lần bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng vẫn tái phạm.

Hơn 10 năm qua, nhiều lần cơ sở của Công ty Chế biến hải sản Huy Nam - viết tắt Công ty Huy Nam (đường Lâm Quang Ky, phường An Hoà, TP.Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) bị các cơ quan chức năng xử phạt do xả nước thải gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, việc xử phạt này chưa đủ răn đe nên việc xả thải lại cứ tiếp diễn, thách thức dư luận. Và người dân ở khu vực này phải gồng mình chịu đựng mùi hôi thối nồng nặc ngày đêm xả ra từ nhà máy này.

Anh Lý Trung Bình chỉ xuống dòng kênh đen ngòm, hôi thối.

Hơn 50 hộ dân ở hẻm 1079D đường Lâm Quang Ky là những hộ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơ sở chế biến Huy Nam xả thải trực tiếp ra con kênh công cộng nằm dọc theo con hẻm.

Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, nước kênh đen ngòm, nổi váng. Rất nhiều lần người dân phản ánh đến chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng nhưng hơn 10 năm nay, tình trạng này không những không cải thiện mà ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng hơn, cơ sở vẫn hoạt động, xả thải ra môi trường.

Bà Phạm Hồng Lý, người dân trong hẻm cho biết: “Người dân ở đây bức xúc đến nỗi bàn nhau mỗi nhà một cái xô, một cái thau để múc nước ở con kênh này đem lên đặt ở cuộc họp HĐND thành phố để các vị đại biểu hiểu được nỗi khổ của dân nhưng nhiều cán bộ, đảng viên khuyên can nên thôi”.
Chỉ vào lớp váng dày trên mặt kênh, bà Lý tiếp tục bộc bạch: “Người dân ở đây cũng có phản ảnh nhưng qua rồi lại thôi, không ai xử lý. Tôi chỉ yêu cầu nếu nhà máy còn làm ở đây thì phải lo đường nước cho sạch sẽ để dân sống. Công ty kinh doanh kiếm tiền thì người dân chúng tôi cũng cần môi trường phải sạch sẽ, từ đó 2 bên mới sống thoải mái được”.
Bà Nguyễn Thị Mao, ở đây gần 9 năm cho biết: “Thấy ra đây là nước mực, nước cá, rồi thuốc tẩy, bọt cá, toàn hoá chất của công ty xả thải. Cũng có họp mấy lần nhưng họ chỉ xuống cào cào mấy cái cho xong, rồi lại xả thải y như cũ. Phóng viên cũng đến phỏng vấn, quay phim, phòng TNMT cũng có xuống lấy mẫu nhưng nhưng chỉ được ít bữa lại đâu hoàn đấy”.

Bọt váng nổi đầy dòng kênh.
Cách đây hơn 1 tuần, người dân trong hẻm đã cho in băng rôn khẩu hiệu yêu cầu Công ty Huy Nam không được xả thải ra môi trường, đồng thời chuẩn bị vật tư để lấp chặn dòng ở chỗ công ty xả thải, không cho xả thải vào kênh công cộng.
Tại cuộc họp tổ nhân dân tự quản tối 15/1 vừa qua, một người dân cho rằng: “Đây là sự tức nước vỡ bờ, nỗi thống khổ, sức khoẻ của người dân đã bị ngó lơ cả chục năm nay. Công ty làm ăn có lợi nhuận trên chính sức khoẻ của người dân, còn chính quyền và các cơ quan chức năng thì vô cảm, một sự vô cảm đến đáng sợ”.
Trước đây, công ty xả thẳng ra kênh công cộng, sau khi bị người dân phản ứng, công ty đã đặt đường ống nhựa để dẫn nước thải từ nguồn xả ra đổ qua một con kênh khác. Thỉnh thoảng đường ống bị vỡ, nơi này lại bốc mùi nồng nặc không chịu nổi.
Nhiều lần người dân đề nghị tổ nhân dân tự quản tổ chức họp mời lãnh đạo công ty, lãnh địa chính quyền đến làm việc với dân nhưng phía công ty toàn cử nhân viên đến dự họp.
Thậm chí có cuộc họp không có ai đến dự, kể cả khu phố, lãnh đạo phường, để mặc cho sự bức xúc của người dân bị dồn nén.
Ông Lý Trung Bình, tổ trưởng tổ nhân dân tự quản số 8, khu phố 5 phường An Hoà cho biết: Khu phố 5 nối liền với khu phố 4, đoạn kênh này nối ra tới cống ở hẻm 76 gần UBND phường có khoảng 500 hộ dân bị ảnh hưởng.
“Với trách nhiệm là tổ trưởng, dân yêu cầu họp, tôi có nhờ khu phố, phường tổ chức cuộc họp, mời công ty Huy Nam vào họp nhưng đợi cấp trên không ai vào, kể cả khu phố lẫn công ty, để mấy chục dân ngồi đợi. Gần tết đến rồi mà kênh này quá hôi, nhà nào cũng phải đóng kín cửa, con nít thì viêm mũi, người lớn thì bệnh”, ông Lý Trung Bình thông tin thêm.
Được biết, không chỉ có kênh ở hẻm 1079D bị ô nhiễm mà các con kênh khác ở phường An Hoà cũng đem ngòm, tanh tưởi. Đoạn đường Ngô Văn Sở đến cuối đường Trần Khánh Dư, ngay cạnh UBND phường An Hoà cũng đều ngửi thấy mùi hôi thối bao quanh của khu vực này.
Theo ông Lý Văn Thống Nhất, Chủ tịch UBND phường An Hoà, trong khu vực phường có đến 20 cơ sở chế biến hải sản. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở phường An Hoà ngày càng nghiêm trọng.
Con kênh bị nhà máy "bức tử" hơn chục năm nay.
Ông Lý Văn Thống Nhất cho biết: “Tới đây phường sẽ phối hợp với các ngành chuyên môn kiểm tra trực tiếp, không chỉ riêng công ty này. Trước mắt, chúng tôi sẽ kiểm tra công ty này, kiểm định lại những mẫu nước thải xem có đạt chuẩn khi thải ra ngoài môi trường hay không. Nếu không đạt, vi phạm nhiều lần đề nghị cho tạm ngưng hoạt động để khắc phục. Còn nếu tiếp tục không đạt nữa sẽ đề nghị rút giấy phép để đảm bảo cuộc sống của người dân xung quanh”.
Ông Nguyễn Quốc Sử, Chủ tịch UBND thành phố Rạch Giá cho biết: Thành phố đã phối hợp với Sở TNMT đến lấy mẫu nước thải đi kiểm nghiệm; đồng thời đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phải tới đây phải thường xuyên kiểm tra đột xuất không chỉ đối với Công ty Huy Nam mà cả những công ty khác, kiên quyết xử lý tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường. Nếu những nhà máy nào tiếp tục xả thải sẽ có hình thức nghiêm theo quy định pháp luật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà máy chế biến mủ cao su gây ô nhiễm chấp nhận dừng hoạt động
Nhà máy chế biến mủ cao su gây ô nhiễm chấp nhận dừng hoạt động

VOV.VN - Nhà máy chế biến mủ cao su gây ô nhiễm môi trường ở Tây Nguyên chấp hành yêu cầu dừng hoạt động.

Nhà máy chế biến mủ cao su gây ô nhiễm chấp nhận dừng hoạt động

Nhà máy chế biến mủ cao su gây ô nhiễm chấp nhận dừng hoạt động

VOV.VN - Nhà máy chế biến mủ cao su gây ô nhiễm môi trường ở Tây Nguyên chấp hành yêu cầu dừng hoạt động.

Suối nước nóng ở Quảng Bình ô nhiễm nặng hơn 10 năm qua
Suối nước nóng ở Quảng Bình ô nhiễm nặng hơn 10 năm qua

VOV.VN - Suối nước nóng Bang do các nhà đầu tư, khai thác du lịch yếu kém dẫn đến việc suối Bang bị bỏ hoang, ô nhiễm nặng hơn 10 năm qua.

Suối nước nóng ở Quảng Bình ô nhiễm nặng hơn 10 năm qua

Suối nước nóng ở Quảng Bình ô nhiễm nặng hơn 10 năm qua

VOV.VN - Suối nước nóng Bang do các nhà đầu tư, khai thác du lịch yếu kém dẫn đến việc suối Bang bị bỏ hoang, ô nhiễm nặng hơn 10 năm qua.

Nước đổ ải thau rửa ô nhiễm trên sông Nhuệ
Nước đổ ải thau rửa ô nhiễm trên sông Nhuệ

VOV.VN - Tại trạm bơm Chợ Lương, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, nước đổ ải đợt 1 về đã thau rửa làm giảm hiện tượng sủi bọt trắng xóa do ô nhiễm từ sông Nhuệ.

Nước đổ ải thau rửa ô nhiễm trên sông Nhuệ

Nước đổ ải thau rửa ô nhiễm trên sông Nhuệ

VOV.VN - Tại trạm bơm Chợ Lương, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, nước đổ ải đợt 1 về đã thau rửa làm giảm hiện tượng sủi bọt trắng xóa do ô nhiễm từ sông Nhuệ.

Làm rõ nguyên nhân ô nhiễm nghiêm trọng suối Nậm Núa tại Điện Biên
Làm rõ nguyên nhân ô nhiễm nghiêm trọng suối Nậm Núa tại Điện Biên

VOV.VN - Thời gian gần đây, nước suối Nậm Núa (Điện Biên) bị ô nhiễm nghiêm trọng, khiến thủy sinh bị chết hàng loạt nổi trắng trên bề mặt.

Làm rõ nguyên nhân ô nhiễm nghiêm trọng suối Nậm Núa tại Điện Biên

Làm rõ nguyên nhân ô nhiễm nghiêm trọng suối Nậm Núa tại Điện Biên

VOV.VN - Thời gian gần đây, nước suối Nậm Núa (Điện Biên) bị ô nhiễm nghiêm trọng, khiến thủy sinh bị chết hàng loạt nổi trắng trên bề mặt.

Khói bụi từ Nhà máy xi măng Vạn Ninh ở Quảng Bình gây ô nhiễm nặng
Khói bụi từ Nhà máy xi măng Vạn Ninh ở Quảng Bình gây ô nhiễm nặng

VOV.VN - Khói bụi đậm đặc từ Nhà máy xi măng Vạn Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Khói bụi từ Nhà máy xi măng Vạn Ninh ở Quảng Bình gây ô nhiễm nặng

Khói bụi từ Nhà máy xi măng Vạn Ninh ở Quảng Bình gây ô nhiễm nặng

VOV.VN - Khói bụi đậm đặc từ Nhà máy xi măng Vạn Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Tỉnh Kon Tum yêu cầu dừng, nhà máy gây ô nhiễm vẫn hoạt động
Tỉnh Kon Tum yêu cầu dừng, nhà máy gây ô nhiễm vẫn hoạt động

VOV.VN -Mặc dù PV cùng cán bộ văn phòng UBND huyện Sa Thầy liên hệ nhưng đại diện nhà máy thẳng thừng từ chối, không cho khu vực sản xuất.

Tỉnh Kon Tum yêu cầu dừng, nhà máy gây ô nhiễm vẫn hoạt động

Tỉnh Kon Tum yêu cầu dừng, nhà máy gây ô nhiễm vẫn hoạt động

VOV.VN -Mặc dù PV cùng cán bộ văn phòng UBND huyện Sa Thầy liên hệ nhưng đại diện nhà máy thẳng thừng từ chối, không cho khu vực sản xuất.