Khi hành xử công lý kiểu đám đông, hệ lụy sẽ như thế nào?

VOV.VN - Trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng không thể chống lại cái xấu bằng các hành vi không hợp pháp. 

Liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Hữu Linh - cựu Viện phó Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Đà Nẵng có hành vi cưỡng hôn, sàm sỡ bé gái 7 tuổi trong thang máy tại chung cư ở Thành phố Hồ Chí Minh, một số đối tượng quá khích đã ném chất bẩn, xịt sơn lên tường nhà ông Linh ở đường Lê Lợi, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Trước đó, trên mạng xã hội cũng xuất hiện trào lưu check in, vẽ ảnh, ghép ảnh phản cảm tại cổng căn nhà ông Linh ở. Đặc biệt, nhiều bạn trẻ đã tụ tập chụp hình, diễn cảnh hôn hít để đăng lên các trang facebook. Không ít hình ảnh chế, ghép hình chiếc cổng với những câu chữ tục tĩu tràn lan trên mạng xã hội.

Hội chứng hành xử công lý kiểu đám đông đang ngày càng phổ biến

Điều đáng lo ngại là hội chứng hành xử công lý kiểu đám đông như thế này lại đang ngày càng lan rộng trong cộng đồng. Vậy cần xử lý và lý giải điều này như thế nào, nếu công lý đám đông lên ngôi, hệ lụy mà xã hội phải gánh chịu sẽ là ra sao?

Dưới góc độ luật pháp, luật sư Lê Cao – Đoàn Luật sư Thành phố Đà Nẵng, cho rằng, một số người dân phẫn nộ trước hành vi có biểu hiện dâm ô trẻ em của ông Linh như vậy là vượt ra ngoài khuôn phép của pháp luật. Bởi vì ngôi nhà hay nơi cư trú của ông Linh, rõ ràng không phải chỉ của ông Linh, ở đó còn có người thân, gia đình ông Linh nữa. Và nếu chúng ta đấu tranh bằng pháp luật đối với nạn dâm ô trẻ em hay các hành vi xâm phạm đến quyền con người, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm con người nói chung thì chúng ta cũng phải bảo vệ cho những nạn nhân khác. “Theo tôi thì người nhà ông Linh trong trường hợp này cũng có thể coi là nạn nhân của câu chuyện”, luật sư Lê Cao chia sẻ. 

Đề cập đến những hành vi phẫn nộ quá khích gây tổn hại đến sức khoẻ hay làm thiệt hại về tài sản, luật sư Lê Cao cho biết, hiện nay, pháp luật đã có những quy định cụ thể liên qua đến bảo vệ nạn nhân bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khoẻ. Theo nghị định 167/2013, nếu như có những hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm hay những hành vi phá rối người khác thì có thể bị xử hành chính. Đặc biệt là những hành vi gây ra những tổn hại về tài sản chẳng hạn, huỷ hoại tài sản của người khác có giá trị từ trên 2 triệu đồng thì có thể bị xử lý hình sự theo điều 178, bộ luật hình sự năm 2015. Nếu như có căn cứ để chứng minh mình bị thiệt hại do những đối tượng khác gây ra thì có thể khởi kiện.

Nhà báo Phùng Huy Thịnh

Dưới góc độ xã hội, nhà báo Phùng Huy Thịnh cũng chia sẻ quan điểm, cá nhân ông không đứng về phía ông Linh vì sự việc đã “hai năm rõ mười” nhưng ông đặt câu hỏi “tại sao lại tấn công cá thể, tự cho mình cái quyền lên án, trừng trị kiểu như vậy. Khi tấn công vào cánh cửa nhà ông Linh, tất cả những người trong gia đình nhà ông Linh sẽ như thế nào?

“Những người thẳng thắn, bộc trực thì có thể phản ứng một cách quyết liệt ngay lập tức trước những hành vi gây phẫn nộ cho toàn xã hội. Nhưng cũng có những người chín chắn hơn, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ thì người ta cho rằng, ai sai đã có pháp luật xử lý. Tôi cho rằng, việc làm ảnh hưởng đến nhiều người khác vô can là rất không nên”, nhà báo Phùng Huy Thịnh thẳng thắn.

Nhìn nhận vấn đề trong thời đại công nghệ số khi già nửa dân số theo dõi các sự kiện qua mạng xã hội, nhà báo Phùng Huy Thịnh so sánh “cái thời mà chúng tôi sống- thời bao cấp, những hiện tượng như này không có. Người ta cũng phản ứng theo kiểu đám đông nhưng mà chỉ là ở mức dè bỉu, lên án chứ không có những hành vi quyết liệt như bây giờ. Tôi cho rằng, những hành vi tâm lý đám đông cho phép mình thay mặt công lý trực tiếp xử lý thì bây giờ mới thấy nhưng nó diễn ra quá phổ quát trong nhiều trường hợp”.

Trả lời câu hỏi “nếu những người thực thi công lý không đáp ứng được lòng tin của cộng đồng thì cộng đồng phải làm gì?”, ông Phùng Huy Thịnh nhấn mạnh: “việc thực thi pháp luật như vừa qua rõ ràng có vấn đề nên một số người nghĩ rằng, gia tăng sức ép dư luận để buộc sự thật phải sáng tỏ. Nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào thì chúng ta cũng không thể chống lại cái xấu bằng các hành vi không hợp pháp. Hãy ứng xử đúng mực nếu không chính những hành vi phản ứng quá khích lại gây hại cho người khác và gây hại cho chính mình”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công an trích xuất camera tìm ra người xịt sơn nhà ông Nguyễn Hữu Linh
Công an trích xuất camera tìm ra người xịt sơn nhà ông Nguyễn Hữu Linh

Sau khi bị ném chất bẩn, xịt sơn đen lên cổng, gia đình ông Nguyễn Hữu Linh đã thuê 2 công nhân đến dọn dẹp, sơn lại.

Công an trích xuất camera tìm ra người xịt sơn nhà ông Nguyễn Hữu Linh

Công an trích xuất camera tìm ra người xịt sơn nhà ông Nguyễn Hữu Linh

Sau khi bị ném chất bẩn, xịt sơn đen lên cổng, gia đình ông Nguyễn Hữu Linh đã thuê 2 công nhân đến dọn dẹp, sơn lại.

Đối tượng dâm ô trẻ em sẽ bị xử lý thế nào?
Đối tượng dâm ô trẻ em sẽ bị xử lý thế nào?

VOV.VN - Đối tượng dâm ô với người dưới 16 tuổi có thể bị phạt tù tới 12 năm. Ngoài hình phạt chính, người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung.

Đối tượng dâm ô trẻ em sẽ bị xử lý thế nào?

Đối tượng dâm ô trẻ em sẽ bị xử lý thế nào?

VOV.VN - Đối tượng dâm ô với người dưới 16 tuổi có thể bị phạt tù tới 12 năm. Ngoài hình phạt chính, người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung.

13 ngày vụ ông Nguyễn Hữu Linh sàm sỡ bé gái trong thang máy
13 ngày vụ ông Nguyễn Hữu Linh sàm sỡ bé gái trong thang máy

13 ngày trôi qua, vẫn chưa có kết luận chính thức nào về vụ việc ông Nguyễn Hữu Linh, cựu phó viện trưởng VKSND TP Đà Nẵng sàm sỡ bé gái trong thang máy.

13 ngày vụ ông Nguyễn Hữu Linh sàm sỡ bé gái trong thang máy

13 ngày vụ ông Nguyễn Hữu Linh sàm sỡ bé gái trong thang máy

13 ngày trôi qua, vẫn chưa có kết luận chính thức nào về vụ việc ông Nguyễn Hữu Linh, cựu phó viện trưởng VKSND TP Đà Nẵng sàm sỡ bé gái trong thang máy.