Hết tháng 1/2019, xử lý được 204,4 nghìn tỷ đồng nợ xấu

VOV.VN-Đến ngày 31/1/2019, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 204,4 nghìn tỷ đồng nợ xấu, đạt trên 40,1% tổng nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42.

Nội dung này được đưa ra tại buổi họp báo “Thông tin về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng quý 1/2019” do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (1/4) tại Hà Nội. 

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chủ trì buổi họp báo.

Tại buổi họp, ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho biết, đến ngày 25/3/2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,67%. Tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 2,28% so với cuối năm 2018, tập trung cho sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Đặc biệt, trong quý 1 vừa qua, NHNN đã chủ động triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng sản xuất và tiêu dùng và triển khai nhiều giải pháp căn cơ, quyết liệt góp phần đẩy lùi tín dụng đen. 

NHNN cũng đã có công văn thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng (TCTD), trong đó ưu tiên chỉ tiêu ở mức cao hơn đối với các TCTD thực hiện trước hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tại Thông tư 41.

Về điều hành lãi suất, trong quý 1, NHNN đã điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, giữ ổn định các mức lãi suất điều hành và chỉ đạo tổ chức tín dụng rà soát, cân đối tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục ổn định, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6-9%/năm, 9-11%/năm đối với trung và dài hạn. 

Về kết quả xử lý nợ xấu, tính đến ngày 31/1/2019, ước tính toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 204,4 nghìn tỷ đồng nợ xấu, ước đạt trên 40,1% tổng nợ xấu được xác định theo Nghị quyết số 42.

Trong 3 tháng đầu năm 2019, tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, được hỗ trợ từ nguồn cung ngoại tệ dồi dào, thanh khoản thị trường tốt; hệ thống tổ chức tín dụng tiếp tục mua ròng ngoại tệ từ khách hàng, nhờ đó, NHNN tiếp tục mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước. 

Nói về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, vẫn sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) theo định hướng tổng phương diện thanh toán tăng khoảng 13%, tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình tình thực tế.

Trọng tâm là điều hành nghiệp vụ thị trường mở nhằm tiều tiết thanh khoản của các TCTD ở mức hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thực hiện mục tiêu CSTT. Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc đồng bộ với các CSTT khác, phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ và mục tiêu CSTT. 

Cùng với đó, tiếp tục điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu CSTT, kết hợp đồng bộ với các công cụ CSTT để ổn định thị trường ngoại tệ. 

Trong công tác tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, NHNN xác định mục tiêu, tiếp tục triển khai và giám sát chặt chẽ việc cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu. Đồng thời, kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng cường xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường, hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD. 

Trong đó, việc xử lý nợ xấu phải gắn với việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ thị đẩy nhanh xử lý nợ xấu
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ thị đẩy nhanh xử lý nợ xấu

VOV.VN -Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới ban hành Chỉ thị số 05 về việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ thị đẩy nhanh xử lý nợ xấu

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ thị đẩy nhanh xử lý nợ xấu

VOV.VN -Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới ban hành Chỉ thị số 05 về việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu.

Đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
Đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

VOV.VN - Nợ xấu là "cục máu đông" gây tắc nghẽn "dòng chảy" của nền kinh tế, khiến tổ chức tín dụng rơi vào cảnh phải xóa tên để sáp nhập vào các đơn vị khác.

Đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

Đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

VOV.VN - Nợ xấu là "cục máu đông" gây tắc nghẽn "dòng chảy" của nền kinh tế, khiến tổ chức tín dụng rơi vào cảnh phải xóa tên để sáp nhập vào các đơn vị khác.

Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng: Cơ chế mới không phải "đũa thần"
Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng: Cơ chế mới không phải "đũa thần"

VOV.VN - Sự ra đời của Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu đã giúp gỡ nhiều "nút thắt" khiến việc xử lý nợ xấu đơn giản hơn.

Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng: Cơ chế mới không phải "đũa thần"

Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng: Cơ chế mới không phải "đũa thần"

VOV.VN - Sự ra đời của Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu đã giúp gỡ nhiều "nút thắt" khiến việc xử lý nợ xấu đơn giản hơn.

Chia sẻ kinh nghiệm xử lý nợ xấu và củng cố an ninh tài chính châu Á
Chia sẻ kinh nghiệm xử lý nợ xấu và củng cố an ninh tài chính châu Á

VOV.VN - Năm nay, hội nghị thường niên IPAF sẽ thông qua việc kết nạp thành viên mới là Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Chia sẻ kinh nghiệm xử lý nợ xấu và củng cố an ninh tài chính châu Á

Chia sẻ kinh nghiệm xử lý nợ xấu và củng cố an ninh tài chính châu Á

VOV.VN - Năm nay, hội nghị thường niên IPAF sẽ thông qua việc kết nạp thành viên mới là Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Xử lý nợ xấu như thế nào để đạt hiệu quả?
Xử lý nợ xấu như thế nào để đạt hiệu quả?

VOV.VN - Để việc xử lý nợ xấu đạt hiệu quả, phải hình thành được thị trường mua - bán nợ với sự tham gia của các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.

Xử lý nợ xấu như thế nào để đạt hiệu quả?

Xử lý nợ xấu như thế nào để đạt hiệu quả?

VOV.VN - Để việc xử lý nợ xấu đạt hiệu quả, phải hình thành được thị trường mua - bán nợ với sự tham gia của các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.