40 năm Chiến tranh biên giới Tây Nam:

Những người vun đắp cho tình hữu nghị Việt Nam-Campuchia

VOV.VN - Ngày 7/1/1979 đã đi vào lịch sử như là mốc son của tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung; của tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Campuchia.

Ngày 7/1/1979 đã đi vào lịch sử như là mốc son của tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung; của tình hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia, đưa đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, bước vào một kỷ nguyên mới: độc lập, tự do, hồi sinh, đồng thời mở ra một trang mới trong quan hệ láng giềng giữa hai nước. Với những người lính, những chuyên gia Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn thì ký ức về những ngày tháng cùng nhân dân nước bạn sống, chiến đấu, xây dựng hồi sinh đất nước Campuchia 40 năm qua mãi mãi không bao giờ phai mờ trong tâm trí của mỗi người.

Người dân Phnom Penh tiễn quân tình nguyện Việt Nam về nước. (Nguồn: TTXVN).

Hàng ngàn người dân thủ đô Phnom Penh lưu luyến tiễn đưa các chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, lên đường trở về nước. (Nguồn: TTXVN)

Những cựu quân nhân chia sẻ: “Sang làm nghĩa vụ quốc tế Campuchia, anh em xác định dù hy sinh cũng sẵn sàng chấp nhận”.

 “Chúng tôi giúp bạn nuôi cá,hoặc khảo sát, giúp bạn thành lập tổ hợp tác sản xuất nghề cá, từ bước đầu là con số 0 rất là vất vả”

“Người ta coi bộ đội Việt Nam như con em của người dân Campuchia và coi như là ân nhân cứu mạng cho họ”.

Đây là tâm sự đầy xúc động của những người lính và chuyên gia Việt Nam khi nhớ về một quãng thời gian làm nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia.

Thượng tá Trần Quang Du, Phó giám đốc Trung tâm ngoại ngữ dạy tiếng Khmer thuộc Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia bồi hồi nhớ lại: 40 năm trước, ông là chiến sĩ công an vũ trang trực tiếp chiến đấu bảo vệ vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc rồi sát cánh cùng quân, dân nước bạn Campuchia chống lại chế độ diệt chủng Pol Pot. Khi sang làm nghĩa vụ quốc tế, trên đường hành quân tiến về Xiêm Riệp để bảo vệ nhân dân Campuchia, cả đơn vị chứng kiến sự tàn khốc bởi bọn diệt chủng gây ra cho nhân dân nơi đây. Xương, sọ người chất đống, quạ kêu váng trời. Đi đến đâu cũng thấy cảnh phụ nữ, trẻ em kêu khóc. Cả đơn vị phải đón mọi người cho ăn, cho mặc rồi tìm các đơn vị địa phương bàn giao để giúp họ bắt đầu bước vào xây dựng cuộc sống mới. Sau này có dịp trở lại nước bạn, ông Du và đồng đội xúc động vì sự đón chào của nhân dân nơi đây.

Ông Du cho biết: “Riêng tình cảm của bà con Campuchia với đoàn vũ trang công an chúng tôi khi trở lại thăm, nhân dân ở đây mừng vui, nhiệt liệt chào mừng. Họ ôm hôn chúng tôi và gọi chúng tôi là bộ đội con nhà phật. Khi sang Campuchia làm nhiệm vụ quốc tế, nay lại trở lại thăm. Họ bảo sao các anh già quá. Trước đây các anh ai cũng trẻ trung, vui vẻ, yêu đời, đàn hát suốt, nay chững chạc cả rồi.

Lúc mới giải phóng, thủ đô Phnompenh của Campuchia không một bóng người. Quân tình nguyện Việt Nam vừa phải phối hợp với quân đội và các lực lượng nước bạn đối phó với tàn dư của Pol Pot vừa khôi phục lại cơ sở hạ tầng đón nhân dân Campuchia trở về xây dựng lại cuộc sống.

Đại tá Phạm Văn Hiền, nguyên là cán bộ phòng Chính trị, Đoàn 7708 Quân khu 7, rưng rưng kể lại:  “Bà con Campuchia mới trở về rất là khó khăn, gia đình ly tán vì lúc đi Pol Pot đã thu hết nhà cửa, tài sản, kể cả quần áo, làm bà con rất thiếu thốn. Vì vậy mà chúng tôi phải giúp bà con từ miếng ăn, nước uống, quần áo mặc, thuốc men để đảm bảo cuộc sống của bà con được ổn định”.

Cũng thời gian này, đáp lại yêu cầu của nước bạn Campuchia, trong 10 năm tiếp theo (từ 1979 đến1989), các đoàn chuyên gia Trung ương, lực lượng vũ trang và các địa phương, trong đó có Đoàn chuyên gia A50 của Thành phố Hồ Chí Minh cùng quân tình nguyện Việt Nam đã giúp bạn khôi phục kinh tế, ổn định xã hội, đánh tan tàn quân Pol Pot bảo vệ nền độc lập đất nước Campuchia.

Ông Nguyễn Văn Triệu, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. HCM, nguyên chuyên gia Thủy sản Đoàn chuyên gia A50 kể rằng: Thủ đô Phnom Penh lúc đó là một thành phố chết, hệ thống điện nước vừa khôi phục rất yếu và chập chờn. Những ngày đầu giải phóng, Nhà nước Campuchia chưa kịp phát hành tiền (cho đến giữa năm 1980), vì vậy ông và đồng nghiệp phải trao đổi gạo với dân khi ra sinh hoạt bên ngoài. Ông được giao phụ trách giúp Phòng Thủy sản mới thành lập rồi xây dựng Tổ Đoàn kết sản xuất nghề cá ở địa phương.

Ông Triệu phải tự học tiếng bản địa để cùng làm việc với bà con và dần được người dân coi như con em ruột thịt trong gia đình: “Chúng tôi lúc nào cũng nhớ về bạn, những kỷ niệm buồn vui từ ngày mới giải phóng. TP Phnom Penh tan hoang không một bóng người. Cho đến sau này xây dựng trở lại thành một TP tươi đẹp, là thù đô của một đất nước hòa bình, hữu nghị”.

Những người như thượng tá Trần Quang Du, Đại tá Phạm Văn Hiền, ông Nguyễn Văn Triệu… sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế lại tiếp tục trở thành những chiếc cầu nối vun đắp tình hữu nghị đoàn kết gắn bó ngày càng bền chặt giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam – Campuchia.

Đặc biệt, Thủ tướng Hoàng gia Campuchia Samdec Hun Sen trong chuyến thăm Việt Nam trước đây, khi được hỏi về việc tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Campuchia, đã khẳng định: “Tôi xin nhấn mạnh rằng, dù cho tình hình thế giới và khu vực như thế nào đi nữa, người ta không thể dời Việt Nam đi chỗ khác hoặc dời Camuchia đi nơi khác được đâu, rất cần thiết để chúng ta hợp tác. Trong đó hợp tác về chính trị đã mang lại niềm tin giữa 2 nước và thúc đẩy sự phát triển, hợp tác trên mọi lĩnh vực. Tất cả đó đều là những phần rất quan trọng của việc củng cố mối quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc”.

Chặng đường 40 năm đã khẳng định mối quan hệ đoàn kết truyền thống tốt đẹp, là di sản vô giá của nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia mà các thế hệ hai nước trân trọng giữ gìn. Đây là nền tảng để chúng ta tiếp tục củng cố, vun đắp phát triển bền vững quan hệ hữu nghị, láng giềng tốt, tin cậy lẫn nhau và hợp tác hiệu quả vì lợi ích của nhân dân hai nước ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

40 năm chiến tranh biên giới Tây Nam: Ký ức những người trong cuộc
40 năm chiến tranh biên giới Tây Nam: Ký ức những người trong cuộc

VOV.VN-Trong chiến tranh biên giới Tây Nam đã có biết bao cán bộ, chiến sĩ Việt Nam và Campuchia hy sinh hoặc để lại một phần máu, thịt của mình ở chiến trường.

40 năm chiến tranh biên giới Tây Nam: Ký ức những người trong cuộc

40 năm chiến tranh biên giới Tây Nam: Ký ức những người trong cuộc

VOV.VN-Trong chiến tranh biên giới Tây Nam đã có biết bao cán bộ, chiến sĩ Việt Nam và Campuchia hy sinh hoặc để lại một phần máu, thịt của mình ở chiến trường.

Phó Thủ tướng Campuchia tiếp Đoàn cựu Quân tình nguyện Việt Nam
Phó Thủ tướng Campuchia tiếp Đoàn cựu Quân tình nguyện Việt Nam

VOV.VN - Bà Men Sam An nhắc lại công ơn của các chiến sỹ Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot 

Phó Thủ tướng Campuchia tiếp Đoàn cựu Quân tình nguyện Việt Nam

Phó Thủ tướng Campuchia tiếp Đoàn cựu Quân tình nguyện Việt Nam

VOV.VN - Bà Men Sam An nhắc lại công ơn của các chiến sỹ Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot 

40 năm Quân tình nguyện Việt Nam giúp Campuchia đánh thắng Pol Pot: Ân tình còn mãi!
40 năm Quân tình nguyện Việt Nam giúp Campuchia đánh thắng Pol Pot: Ân tình còn mãi!

VOV.VN - Người đứng đầu Chính phủ Campuchia bày tỏ: "Nếu không có sự hỗ trợ tình nguyện của Việt Nam, Campuchia sẽ không được giải phóng và hồi sinh".

40 năm Quân tình nguyện Việt Nam giúp Campuchia đánh thắng Pol Pot: Ân tình còn mãi!

40 năm Quân tình nguyện Việt Nam giúp Campuchia đánh thắng Pol Pot: Ân tình còn mãi!

VOV.VN - Người đứng đầu Chính phủ Campuchia bày tỏ: "Nếu không có sự hỗ trợ tình nguyện của Việt Nam, Campuchia sẽ không được giải phóng và hồi sinh".

40 năm chiến thắng bảo vệ biên giới Tây Nam: Ký ức Tây Ninh
40 năm chiến thắng bảo vệ biên giới Tây Nam: Ký ức Tây Ninh

VOV.VN - 40 năm đã trôi qua nhưng cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam vẫn là ký ức không thể nào quên đối với những người lính tham gia các trận đánh.

40 năm chiến thắng bảo vệ biên giới Tây Nam: Ký ức Tây Ninh

40 năm chiến thắng bảo vệ biên giới Tây Nam: Ký ức Tây Ninh

VOV.VN - 40 năm đã trôi qua nhưng cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam vẫn là ký ức không thể nào quên đối với những người lính tham gia các trận đánh.