Khả năng chiến tranh Trung Quốc - Mỹ: Đẫm máu nhưng bất phân thắng bại

VOV.VN - Hai gã khổng lồ trên đấu trường quốc tế hiện là Mỹ và Trung Quốc, nếu nổ ra chiến tranh thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng cho họ và cả thế giới.

Một tổ chức nghiên cứu hàng đầu về chiến lược quốc phòng mới đây công bố một bản báo cáo nhìn nhận khả năng nổ ra chiến tranh giữa cường quốc mới nổi Trung Quốc và đương kim siêu cường số 1 thế giới Hoa Kỳ.

Việc đánh giá về nguy cơ một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc vào năm 2025 vẽ ra một bức tranh khủng khiếp về hậu quả xung đột giữa hai cường quốc “bự” nhất thế giới này.

Vũ khí nóng

Kho vũ khí chống tiếp cận ngày càng gia tăng của Trung Quốc và năng lực tàu sân bay và máy bay chiến đấu ngày càng cải thiện của nước này khiến cho Mỹ không thể thiết lập thế áp đảo quân sự và giành được một chiến thắng quyết định vào năm 2025, theo báo cáo của công ty RAND.

Máy bay J-20. Ảnh: China Military Review.

“Cuộc chiến tranh dự kiến giữa Mỹ và Trung Quốc rất ít khả năng xảy ra, nhưng không thể xem nhẹ nguy cơ một cuộc khủng hoảng không được xử lý hiệu quả có thể kích hoạt tình trạng chiến tranh giữa đôi bên” – báo cáo của RAND viết. “Các tiến bộ công nghệ trong năng lực ngắm bắn quân địch đang tạo điều kiện cho các lực lượng phòng thủ chính quy gây thiệt hại nặng cho đối phương”.

Hai bên sẽ đánh nhau tới khi dân chúng trong nước chán ngán và yêu cầu chấm dứt tình trạng chiến tranh – điều này có thể chỉ xảy ra khi số lượng người tử vong đã lên mức quá cao.

RAND từ chối đưa ra con số thương vong dự kiến trong cuộc chiến tranh giữa hai cường quốc này. Nhưng công ty này dự đoán mức độ tổn thất lớn các tàu sân bay cho mỗi bên. Các hàng không mẫu hạm lớp Nimitz chở khoảng 6.000 thủy thủ và lính thủy đánh bộ. Việc mất một chiến hạm này đồng nghĩa với số lượng binh sĩ Mỹ thương vong cao hơn tổng thương vong của họ trong Chiến tranh Iraq.

Nghiên cứu của hãng này dự báo hai bên sẽ phô diễn đáng kể sức mạnh công nghệ. Báo cáo không nêu tên các hệ thống vũ khí cụ thể nhưng dự đoán các chiến đấu cơ thế hệ 5 sẽ có năng lực bắn hạ các tiêm kích thế hệ 4 mà không bị làm sao.

Mỹ gần đây đã đưa vào sử dụng máy bay tiêm kích đa nhiệm thế hệ 5 F-35 Lightning II thứ 2. Chiếc tiêm kích tiên tiến khác của Mỹ - chiếc F-22 Raptor, đã được đưa vào phục vụ trong quân đội Mỹ từ năm 2005.

Trung Quốc thì đang phát triển các máy bay tiêm kích thế hệ 5, gồm J-20, J-32, J-23, và J-25. Các máy bay J-20 và J-32 có khả năng sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2025 và là đối thủ sừng sỏ của các phi cơ tiêm kích Mỹ.

Đến năm 2025, Trung Quốc có thể có thêm 2 tàu sân bay nữa, với tổng số 3 chiếc. Hiện nước này sở hữu một chiếc tàu sân bay vận hành được (mua lại của Ukraine) và đang tự chế một chiếc thứ 2.

Mỹ sở hữu một số lượng tiêm kích thế hệ 5 và tàu sân bay nhiều hơn hẳn Trung Quốc. Tuy nhiên, RAND lập luận, số lượng tên lửa ngày càng nhiều của Trung Quốc buộc Mỹ phải hành động một cách thận trọng nếu không sẽ hứng chịu những tổn thất khó lòng phục hồi được.

Mặt trận không quy ước

Ngoài chiến tranh chính quy, các cuộc tấn công mạng, chiến tranh chống vệ tinh và chiến tranh thương mại đều sẽ gây tổn thương cho cả hai nước.

Hai đối thủ này đều sở hữu các vũ khí chống vệ tinh mà các vũ khí này gần như không có biện pháp chống đỡ. Nhờ đó hai nước có khả năng phá hủy một lượng lớn vệ tinh của đối phương.

Việc phá hủy cụm vệ tinh của Mỹ sẽ gây ra vấn đề lớn cho phần còn lại của thế giới bởi lẽ gần như tất cả các thiết bị GPS đều kết nối với vệ tinh của Mỹ.

Các cuộc tấn công mạng cũng sẽ làm tê liệt các hệ thống máy tính của cả hai nước bên bờ Đại Tây Dương, bao gồm cả các máy chủ phục vụ tiện ích công cộng và các ngành công ích như y tế.

Về chiến tranh kinh tế, cả hai đều lãnh đủ nhưng Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ lớn hơn nhiều.

Mỹ có khối lượng lớn hàng hóa thương mại đi qua Thái Bình Dương nhưng tỷ trọng thương mại của Trung Quốc đi qua đây lên tới 95%. Trung Quốc lệ thuộc vào giao thương nhiều hơn Mỹ. Đối với Trung Quốc, bất cứ xung đột lớn nào ở Thái Bình Dương đều khiến họ phải trả cái giá rất đắt ở trong nước.

Mặc dù ít khả năng Trung Quốc có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến với Mỹ, RAND cho rằng cuộc chiến này sẽ đẫm máu và tốn kém đối với cả hai bên đến mức mà những người Mỹ bình thường cũng phải chịu hậu quả. Các quân nhân và gia đình của họ là hứng chịu nhiều nhất.

“Vào năm 2025, tổn thất của Mỹ sẽ từ đáng kể đến nặng; còn tổn thất của Trung Quốc, dù vẫn rất nặng có thể thấp hơn một chút so với năm 2015 nhờ vào sự suy giảm năng lực tấn công của Mỹ” – RAND phân tích. “Vũ khí chống tiếp cận của Trung Quốc sẽ khiến Mỹ khó lòng giành ưu thế chiến dịch và chiến thắng, thậm chí cả trong một cuộc chiến dài lâu”.

Có hai tin tức tốt lành. Một là, lãnh đạo hai nước này đều thận trọng không muốn làm nổ ra chiến tranh. Hai là, theo đánh giá của RAND, không nước nào có xu hướng mạo hiểm dùng vũ khí hạt nhân để đáp trả trước, do vậy chiến tranh sẽ chủ yếu theo lối thông thường.

Tin xấu là căng thẳng gia tăng giữa hai nước có thể dẫn tới một cuộc chiến bất ngờ bất chấp những nỗ lực kiềm chế cao nhất của lãnh đạo hai quốc gia này.

RAND khuyến cáo lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đặt ra các giới hạn rõ ràng đối với các hành động quân sự ở Thái Bình Dương và lập ra các đường dây đối thoại mở.

Trên thực tế, quân đội Mỹ và Trung Quốc cùng tham gia một số cuộc tập trận. Tàu quân y Trung Quốc Peace Ark và tàu hộ vệ Trung Quốc Hengshui đã tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC). Tuy nhiên hoạt động gián điệp của Trung Quốc được cho là nhằm vào Mỹ và các cáo buộc về các cuộc tấn công mạng do Trung Quốc tiến hành ngăn hai bên đạt được một quan hệ thực sự thân thiện./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trận chiến Saipan đẫm máu giữa quân Mỹ và phát xít Nhật
Trận chiến Saipan đẫm máu giữa quân Mỹ và phát xít Nhật

VOV.VN - Binh lính Nhật chiến đấu máu lửa nhưng vẫn không cưỡng lại được sức mạnh của quân Mỹ trong trận huyết chiến trên đảo Saipan vào cuối Thế chiến 2.

Trận chiến Saipan đẫm máu giữa quân Mỹ và phát xít Nhật

Trận chiến Saipan đẫm máu giữa quân Mỹ và phát xít Nhật

VOV.VN - Binh lính Nhật chiến đấu máu lửa nhưng vẫn không cưỡng lại được sức mạnh của quân Mỹ trong trận huyết chiến trên đảo Saipan vào cuối Thế chiến 2.

 “Cối xay thịt” Verdun - trận đánh đẫm máu giữa lính Pháp và Đức
“Cối xay thịt” Verdun - trận đánh đẫm máu giữa lính Pháp và Đức

VOV.VN - Cả Pháp và Đức đã mất rất nhiều binh sĩ trong những cuộc bắn phá đẫm máu kéo dài trong trận đánh Verdun “địa ngục”.

 “Cối xay thịt” Verdun - trận đánh đẫm máu giữa lính Pháp và Đức

“Cối xay thịt” Verdun - trận đánh đẫm máu giữa lính Pháp và Đức

VOV.VN - Cả Pháp và Đức đã mất rất nhiều binh sĩ trong những cuộc bắn phá đẫm máu kéo dài trong trận đánh Verdun “địa ngục”.

Bức màn bí hiểm trong xung đột đẫm máu Armenia-Azerbaijan ở Karabakh
Bức màn bí hiểm trong xung đột đẫm máu Armenia-Azerbaijan ở Karabakh

VOV.VN - Xung đột đẫm máu vào đầu tháng 4/2016 ở Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan vẫn còn nhiều điều bí hiểm cần được làm rõ.

Bức màn bí hiểm trong xung đột đẫm máu Armenia-Azerbaijan ở Karabakh

Bức màn bí hiểm trong xung đột đẫm máu Armenia-Azerbaijan ở Karabakh

VOV.VN - Xung đột đẫm máu vào đầu tháng 4/2016 ở Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan vẫn còn nhiều điều bí hiểm cần được làm rõ.

Tin tặc Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ đến mức độ nào?
Tin tặc Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ đến mức độ nào?

(VOV) - Căng thẳng Trung-Mỹ trong vấn đề gián điệp mạng ngày càng tăng và là chủ đề chính trong cuộc gặp Obama - Tập Cận Bình sắp tới.

Tin tặc Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ đến mức độ nào?

Tin tặc Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ đến mức độ nào?

(VOV) - Căng thẳng Trung-Mỹ trong vấn đề gián điệp mạng ngày càng tăng và là chủ đề chính trong cuộc gặp Obama - Tập Cận Bình sắp tới.

Chiến tranh Triều Tiên lần 2: Tàn khốc nhưng không bên nào chiến thắng
Chiến tranh Triều Tiên lần 2: Tàn khốc nhưng không bên nào chiến thắng

VOV.VN - Việc mổ xẻ năng lực phòng ngự - tiến công của Hàn Quốc và Triều Tiên cho thấy, sẽ không bên nào giành được chiến thắng nếu nổ ra chiến tranh tổng lực.

Chiến tranh Triều Tiên lần 2: Tàn khốc nhưng không bên nào chiến thắng

Chiến tranh Triều Tiên lần 2: Tàn khốc nhưng không bên nào chiến thắng

VOV.VN - Việc mổ xẻ năng lực phòng ngự - tiến công của Hàn Quốc và Triều Tiên cho thấy, sẽ không bên nào giành được chiến thắng nếu nổ ra chiến tranh tổng lực.