Mở màn khủng hoảng Caribbe 2.0: Nga sắp đặt căn cứ ở Venezuela?

VOV.VN -Truyền thông Nga dẫn các nguồn tin ngoại giao và quân sự nói rằng Nga đang cân nhắc về một căn cứ không quân chiến lược ngoài khơi Venezuela.

Trong bối cảnh Mỹ quyết tâm rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Nga đang tìm cách đáp trả. Việc 2 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga tới Venezuela hồi đầu tháng này cũng đã khiến Mỹ lo ngại và dẫn tới những lời lẽ chỉ trích qua lại giữa giới chức Mỹ và Nga.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga hạ cánh ở Venezuela. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Nhật báo Nezavisimaya Gazeta (NG) của Nga dẫn các nguồn tin quân sự và ngoại giao Nga nói rằng, việc tìm cách mở một căn cứ quân sự ở Venezuela có thể là sự mở màn cho một tham vọng lớn.

Các nguồn tin tiết lộ với NG rằng, Nga tìm cách thành lập một căn cứ bán thường trực cho lực lượng không quân viễn chinh Nga trên một quần đảo của Venezuela trên biển Caribbe, và tiến tới chuẩn bị cho “sự hiện diện quân sự lâu dài” ở “sân sau” của Mỹ.

Căn cứ này nhiều khả năng sẽ được thiết lập trên đảo Orchila nằm trên biển Caribbe, cách thủ đô Caracas của Venezuela 160km. Hòn đảo nhỏ này có một sân bay và một căn cứ hải quân của Venezuela. Quân đội Nga đã từng tới thăm địa điểm này cách đây 10 năm. Năm 2008, Tổng thống Venezuela khi đó là Hugo Chavez thậm chí còn từng mời Nga thiết lập căn cứ không quân tại hòn đảo này. Tuy nhiên theo NG, khi đó Nga vẫn do dự chưa ra quyết định.

Quan hệ giữa Nga và Mỹ hiện đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Mỹ đang tìm cách rút khỏi các thỏa thuận kiểm soát vũ khí quan trọng, trong đó có INF – hiệp ước nhằm cắt giảm các tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Quyết định của Mỹ khiến Nga phản đối mạnh mẽ và tuyên bố rằng, Moscow sẽ có các biện pháp nếu Mỹ triển khai bất cứ tên lửa mới nào ở châu Âu và đe dọa an ninh của Nga.

Con đường tới sự ổn định hay khủng hoảng?

Theo các chuyên gia, một căn cứ không quân ở Venezuela với khả năng triển khai các máy bay ném bom tầm xa chiến lược sẽ là một cách đáp trả Mỹ.

“Không thể loại trừ khả năng đó nếu INF bị phá vỡ, Nga sẽ có cả những bước đi đối xứng và không đối xứng để đảm bảo ổn định”, Andrey Koshkin, Người đứng đầu khoa xã hội học và khoa học chính trị đại học Kinh tế Plekhanov của Nga nói với RT. Ông đồng thời nhấn mạnh, một căn cứ như vậy sẽ là một lựa chọn tốt trong trường hợp này.

Các chuyên gia cảnh báo, việc rút khỏi Hiệp ước INF có thể sẽ cho phép Mỹ triển khai tên lửa hạt nhân tới châu Âu, dấy lên mối đe dọa đối với Nga, đồng thời cho rằng, việc bước vào “sân sau” của Mỹ có thể là sự đáp trả phù hợp duy nhất đối với Nga. Tuy nhiên, nếu mỗi bên lại “dấn thêm một bước” thì tình hình sẽ ngày càng nguy hiểm và tiến gần cuộc chạy đua vũ trang giữa 2 nước.

“Điều này có thể trở thành sự mở màn cho cuộc khủng hoảng Caribbe”, Konstantin Sivkov, một sỹ quan Hải quân đã nghỉ hưu và hiện là nhà phân tích quân sự nói với RT.

Tình hình hiện nay vẫn khó có thể nói trước điều gì. Giới chức Nga chưa lên tiếng bình luận về vấn đề này, còn Venezuela đã công khai bác bỏ những thông tin về “căn cứ Nga” trên lãnh thổ Venezuela.

Tuy nhiên, giới chức Venezuela cũng ngỏ ý sẵn sàng xem xét một lựa chọn như vậy. “Tôi muốn nó là sự thật, nhưng hiện giờ thì nó vẫn chưa phải như vậy”, Chủ tịch Quốc hội Venezuela Diosdado Cabello cho biết.

Venezueal cũng bày tỏ rõ ràng ý định tăng cường hợp tác quân sự với Nga và khiến mối quan hệ này hiệu quả hơn. “Chúng tôi muốn vượt xa hơn hợp tác về kỹ thuật quân sự thông thường và 2 nước cần nâng tầm sự hợp tác lên mức hành động”, Bộ trưởng Quốc phòng Vladimir Lopez nói với người đồng cấp Nga Sergey Shoigu hồi tháng 4/2018.

Một trở ngại lớn là luật pháp Venezuela không cho phép sự hiện diện lâu dài của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ nước này. Tuy nhiên Nga và Venezuela có vẻ như sẽ tìm được cách để vượt qua rào cản này. Các máy bay ném bom chiến lược của Nga được cho là sẽ được triển khai trên hòn đảo trên cơ sở luân chuyển thay vì đồn trú lâu dài ở đây, theo NG.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu lâu nay vẫn chỉ xác nhận máy bay quân sự Nga sẽ tiếp tục tới Venezuela trong khi tàu hải quân Nga có thể cũng sẽ sử dụng các cảng biển của quốc gia Nam Mỹ này.

Tuy nhiên, theo nhà phân tích Sivkov, nằm cách xa lãnh thổ Nga, Moscow nhiều khả năng sẽ cần môt căn cứ quân sự quy mô đầy đủ, bởi nếu chỉ là một căn cứ nhỏ thì sẽ không đủ để hỗ trợ các hoạt động của Nga trong khu vực. Có thể ban đầu Nga sẽ hạn chế sự hiện diện ở mức độ một phi đội bay hay một trung đoàn không quân. Sau đó Nga sẽ tăng cường sự hiện diện bằng cách xây thêm các kho đạn dược, nhiên liệu cũng như triển khai hệ thống phòng không tới khu vực, thậm chí biến căn cứ ở Venezuela thành căn cứ tương tự như Hmeimim ở Syria.

Việc 2 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga tới Venezuela để tham gia các cuộc tập trận đã khiến Mỹ lo ngại và có một làn sóng chỉ trích trên truyền thông phương Tây. Một số người thậm chí còn tìm kiếm địa điểm tiềm năng trở thành căn cứ của Nga bằng cách sử dụng ảnh vệ tinh và gọi đây là một mối đe dọa chiến lược chưa từng thấy đối với lục địa Mỹ ở Tây Bán cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga đang chuẩn bị cho cuộc chạy đua vũ trang nếu Mỹ rút khỏi INF
Nga đang chuẩn bị cho cuộc chạy đua vũ trang nếu Mỹ rút khỏi INF

VOV.VN - Nga đang lên kế hoạch đẩy mạnh các lực lượng vũ trang và tiến hành khoảng 4.000 cuộc tập trận để chuẩn bị cho khả năng Mỹ sẽ rút khỏi INF.

Nga đang chuẩn bị cho cuộc chạy đua vũ trang nếu Mỹ rút khỏi INF

Nga đang chuẩn bị cho cuộc chạy đua vũ trang nếu Mỹ rút khỏi INF

VOV.VN - Nga đang lên kế hoạch đẩy mạnh các lực lượng vũ trang và tiến hành khoảng 4.000 cuộc tập trận để chuẩn bị cho khả năng Mỹ sẽ rút khỏi INF.

Nga và Mỹ có thực sự muốn “cứu” Hiệp ước INF?
Nga và Mỹ có thực sự muốn “cứu” Hiệp ước INF?

VOV.VN - Những lợi ích và toan tính riêng của Nga và Mỹ đang khiến sự sống còn của Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trở nên mong manh.

Nga và Mỹ có thực sự muốn “cứu” Hiệp ước INF?

Nga và Mỹ có thực sự muốn “cứu” Hiệp ước INF?

VOV.VN - Những lợi ích và toan tính riêng của Nga và Mỹ đang khiến sự sống còn của Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trở nên mong manh.

Nga sẵn sàng cân nhắc khả năng thanh sát Hiệp ước INF
Nga sẵn sàng cân nhắc khả năng thanh sát Hiệp ước INF

VOV.VN - Nga khẳng định sẵn sàng thảo luận với Mỹ về việc thanh sát Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trên cơ sở song phương.

Nga sẵn sàng cân nhắc khả năng thanh sát Hiệp ước INF

Nga sẵn sàng cân nhắc khả năng thanh sát Hiệp ước INF

VOV.VN - Nga khẳng định sẵn sàng thảo luận với Mỹ về việc thanh sát Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trên cơ sở song phương.

Putin: Nga sẽ thiết kế tên lửa mới để tự vệ nếu Mỹ rút khỏi INF
Putin: Nga sẽ thiết kế tên lửa mới để tự vệ nếu Mỹ rút khỏi INF

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin vừa cảnh báo rằng nước này dư sức phát triển tên lửa mới để tự vệ và ứng phó với việc Mỹ rút khỏi hiệp ước INF về hạt nhân.

Putin: Nga sẽ thiết kế tên lửa mới để tự vệ nếu Mỹ rút khỏi INF

Putin: Nga sẽ thiết kế tên lửa mới để tự vệ nếu Mỹ rút khỏi INF

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin vừa cảnh báo rằng nước này dư sức phát triển tên lửa mới để tự vệ và ứng phó với việc Mỹ rút khỏi hiệp ước INF về hạt nhân.

Trung Quốc phản đối đa phương hóa INF
Trung Quốc phản đối đa phương hóa INF

VOV.VN - Trung Quốc phản đối việc đa phương hóa Hiệp ước INF sau khi có một số nhận định cho rằng, Bắc Kinh nên là một phần của Hiệp ước này.

Trung Quốc phản đối đa phương hóa INF

Trung Quốc phản đối đa phương hóa INF

VOV.VN - Trung Quốc phản đối việc đa phương hóa Hiệp ước INF sau khi có một số nhận định cho rằng, Bắc Kinh nên là một phần của Hiệp ước này.