Trinh sát Vũ trang nội đô đánh địch ngay giữa Sài Gòn

VOV.VN - Những trận đánh xuất quỷ nhập thần của lực lượng Trinh sát vũ trang nội đô từ 1965 đến 1975 khiến kẻ thù hoang mang lo sợ.

10 năm hoạt động trong lòng địch, những chiến sĩ của Tiểu ban Trinh sát vũ trang trực thuộc Ban An ninh khu Sài Gòn – Gia Định (gọi tắt là Ban An ninh T4) đã lập nhiều chiến công vang dội. Nhưng ngay ở thời điểm trước 1975 và cả hiện nay, rất ít người biết về lực lượng vũ trang này, nhất là khi những việc họ thực hiện ít nhiều giống với hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn.

Lãnh đạo Bộ Công an gặp mặt trinh sát vũ trang nội đô

40 năm trôi qua, kể từ ngày thống nhất đất nước, tử tù Võ Văn Em vẫn nhớ như in vụ nổ súng tiêu diệt tên Việt gian Trần Văn Văn vào năm 1966. Trần Văn Văn từng giữ chức Bộ trưởng trong chính phủ Bảo Đại thời Pháp thuộc và đến thời Mỹ thì trở thành Chủ tịch Hội đồng Quân dân. Ban An ninh Sài Gòn – Gia Định nhận định có nhiều khả năng tên này sẽ trở thành Tổng thống trong cuộc bầu cử trong năm 1967, khi đó sẽ gây khó khăn cho hoạt động cách mạng. Việc tiêu diệt tên Việt gian này được giao cho tổ trinh sát của ông Võ Văn Em.

Sáng ngày 7/12/1966, tại ngã 3 Phan Kế Bính và Nguyễn Đình Chiểu, chiếc ô tô chở Trần Văn Văn bon bon trên đường thì bất ngờ bị một chiếc xe gắn máy lao thẳng vào chặn ngang phía trước. Ngay lập tức, 3 phát súng đanh gọn vang lên. Mục tiêu bị tiêu diệt gọn. Tuy nhiên, chính quyền Ngụy lại cho rằng đây là cuộc thanh toán giữa phe quân sự và phe dân sự.

Ông Võ Văn Em

Ông Võ Văn Em kể lại: “Mình chặn là phải bắn liền. Cũng đứng ngay đầu xe và đồng chí ngồi phía sau rút súng bắn. Đánh ngay chỗ đó là gần Ty cảnh sát quận 1. Chỉ 2 phút sau là cảnh sát dày đặc các ngã tư. Một mũi là cảnh sát trên lộ và một mũi là an ninh ngầm đuổi theo và bắn bể bánh xe máy. Tôi bị thương và ngã xuống, cầm súng cản để đồng đội chạy thoát”.

Ra đời từ năm 1965, Tiểu ban Trinh sát vũ trang hay còn gọi là Đội Trinh sát vũ trang nội đô có nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các vụ tiêu diệt các tên Việt gian của quân lực Việt Nam cộng hòa để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào đấu tranh công khai trong đô thị của các lực lượng công nhân, thanh niên, học sinh sinh viên…Đồng thời, khoét sâu mâu thuẫn giữa các phe phái tay sai của Mỹ, tạo ra sự rối loạn ngay trong nội bộ địch.

Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968, lực lượng Biệt động Sài Gòn bị tổn thất nặng nề, địch tuyên truyền: Việt Cộng đã bị đánh bật khỏi thành phố. Lúc này, lực lượng Trinh sát vũ trang nội đô nhận được yêu cầu phải liên tục đánh địch ngay giữa Sài Gòn để đập tan luận điệu tuyên truyền đó. Ngay trong những tháng đầu năm 1969, các chiến sĩ Trinh sát vũ trang nội đô đã thực hiện nhiều trận đánh gây tiếng vang lớn như chặn đánh tướng Nguyễn Văn Kiểm, Tham mưu trưởng an ninh và đặc biệt là trận đánh Thủ tướng Trần Văn Hương vào tháng 3/1969. Một quả mìn chứa 25 kí thuốc nổ C4 được đặt trong một chiếc xích lô được cho kích nổ ngay khi xe của Trần Văn Hương chạy đến ngã 3 Nguyễn Du – Tôn Đức Thắng – nơi cách Dinh Tổng thống chỉ vài trăm mét. Tuy không tiêu diệt được mục tiêu nhưng trận đánh táo bạo này đã khiến cho Ngụy quyền hoang mang lo sợ và trận đánh này đã đập tan được luận điện tuyên truyền của địch,  lấy lại niềm tin của người yêu nước.

Ông Lê Việt Bình, người đóng vai xích lô trực tiếp kích nổ quả mìn kể lại: “Sau trận đánh đó, báo chí nước ngoài loan tin Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ở ngay bên cạnh dinh Tổng thống mà buổi trưa lại bị Việt Cộng tấn công mà không hề hay biết. Chứng tỏ Việt Cộng còn đó và lớn lên. Từ đó dân ta vui mừng và tình hình cách mạng bắt đầu phát triển trở lại”.

Những trận đánh xuất quỷ nhập thần của lực lượng Trinh sát vũ trang nội đô trong 10 năm hoạt động từ 1965 đến 1975 khiến kẻ thù hoang mang lo sợ vì không biết Việt Cộng là ai trong số những người đạp xích lô, chạy xe lam, bốc vác hay thợ hớt tóc ở ngoài kia. Phương châm hoạt động của lực lượng này là đánh nhanh rút nhanh, nhưng đánh xong thì phải cải trang để ở lại nội đô chứ không rút ra bên ngoài. Mỗi một trận đánh chỉ có vài người, thậm chí chỉ có duy nhất một người với số vũ khí nhỏ gọn nhất nhưng đánh trận nào là gây tiếng vang trận đó. Những trận đánh như đặt thuốc nổ ở văn phòng Trần Quốc Bửu -  Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam kiêm Chủ tịch Đảng Công nông; vụ tiêu diệt Nguyễn Văn Bông – Viện trưởng Học viện Quốc gia hành chính, làm rúng động dư luận thời bấy giờ…Những nhà báo nước ngoài thời đó bình luận rằng: “Việt Cộng có mặt ở khắp mọi nơi nhưng đồng thời chẳng ai thấy họ đâu cả”.

Ông Thái Doãn Mẫn

Đại tá Thái Doãn Mẫn, Ủy viên Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam, Phó Trưởng Ban An ninh khu Sài Gòn – Gia Định, người trực tiếp chỉ huy lực lượng Trinh sát vũ trang nội đô nhận định: chính nhờ dựa vào dân, được dân che chắn đùm bọc thì lực lượng trinh sát vũ trang mới có thể hoạt động được ở ngay trong lòng địch: “Muốn đưa người vào Sài Gòn không phải là chuyện dễ. Chẳng hạn người từ miền Bắc làm sao phải có giấy tờ ở miền Nam rồi còn nghề nghiệp ra làm sao. Nhưng nhờ thế trận lòng dân, nhờ vào cơ sở cách mạng trước đây, nhờ cách sống với dân như thế nào để dân tin mình. Sống hợp pháp với địch nhưng hoạt động bất hợp pháp. Đánh xong rồi là trà trộn trong dân. Lấy dân làm rừng để che chở mình chứ nếu không thì không đánh được”.

40 năm trôi qua, Đội trinh sát vũ trang nội đô có người còn người mất, nhưng những chiến công của các chiến sĩ trinh sát vũ trang thì còn mãi trong lòng dân tộc Việt Nam ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Căn hầm chứa 3 tấn vũ khí bí mật của biệt động giữa lòng Sài Gòn
Căn hầm chứa 3 tấn vũ khí bí mật của biệt động giữa lòng Sài Gòn

Đây từng là nơi chứa gần 3 tấn vũ khí quân ta chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân

Căn hầm chứa 3 tấn vũ khí bí mật của biệt động giữa lòng Sài Gòn

Căn hầm chứa 3 tấn vũ khí bí mật của biệt động giữa lòng Sài Gòn

Đây từng là nơi chứa gần 3 tấn vũ khí quân ta chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân

Biệt động Sài Gòn những ngày nổi dậy
Biệt động Sài Gòn những ngày nổi dậy

Mưu trí, dũng cảm và bằng nhiều cách đánh độc đáo, sáng tạo, lực lượng biệt động Sài Gòn-Gia Định đã lập nên nhiều chiến công xuất sắc.

Biệt động Sài Gòn những ngày nổi dậy

Biệt động Sài Gòn những ngày nổi dậy

Mưu trí, dũng cảm và bằng nhiều cách đánh độc đáo, sáng tạo, lực lượng biệt động Sài Gòn-Gia Định đã lập nên nhiều chiến công xuất sắc.

Những cô gái Sài Gòn đi tải đạn: Ngày ấy - bây giờ
Những cô gái Sài Gòn đi tải đạn: Ngày ấy - bây giờ

VOV.VN -Trận oanh kích của kẻ thù đã cướp đi sinh mạng của 32 dân công, trong đó có 25 cô gái tuổi còn thanh xuân.

Những cô gái Sài Gòn đi tải đạn: Ngày ấy - bây giờ

Những cô gái Sài Gòn đi tải đạn: Ngày ấy - bây giờ

VOV.VN -Trận oanh kích của kẻ thù đã cướp đi sinh mạng của 32 dân công, trong đó có 25 cô gái tuổi còn thanh xuân.

Tiếp quản Đài Phát thanh Sài Gòn - những hồi ức không thể quên!
Tiếp quản Đài Phát thanh Sài Gòn - những hồi ức không thể quên!

VOV.VN - Tâm sự của các chiến sỹ làm báo năm xưa, những người đã có mặt kịp thời để tiếp quản Đài Phát thanh Sài Gòn cách đây 40 năm.

Tiếp quản Đài Phát thanh Sài Gòn - những hồi ức không thể quên!

Tiếp quản Đài Phát thanh Sài Gòn - những hồi ức không thể quên!

VOV.VN - Tâm sự của các chiến sỹ làm báo năm xưa, những người đã có mặt kịp thời để tiếp quản Đài Phát thanh Sài Gòn cách đây 40 năm.