TPHCM: Vỉa hè bị lấn chiếm là do thực thi pháp luật không nghiêm

VOV.VN - Sau mỗi đợt ra quân rầm rộ chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm vỉa hè thì chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng này lại đâu vào đó. 

Tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm quán nhậu, kinh doanh buôn bán gây bức xúc ở TP HCM suốt nhiều năm qua, các quận, huyện đã nhiều lần ra quân lập lại trật tự vỉa hè, tuy nhiên việc làm này như "bắt cóc bỏ dĩa" vì sau các cuộc ra quân thì đâu lại vào đó.

Theo quan sát, hiện nay vỉa hè ở những đoạn đường Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo (Quận 1), Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tôn (Quận 10), Nguyễn Oanh (Quận Gò Vấp) cùng nhiều tuyến phố khác trên địa bàn thành phố đang bị chiếm dụng gần hết bề rộng nhằm sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. 

Vỉa hè tuyến phố Trần Nhân Tôn (Quận 10) bị chiếm dụng làm nơi để xe.

Dọc tuyến đường Trần Nhân Tôn, hầu hết vỉa hè bị người dân trưng dụng để đặt biển hiệu, bàn ghế, hàng hóa. Người đi bộ, học sinh đi học phải tràn ra lòng đường trong nỗi lo...bị xe tông.

Chị Phạm Phương Thảo, ở Quận 5, TPHCM cho biết: "Vỉa hè tràn lan xe cộ với nhiều người bán hàng rong nên mình không có chỗ đi nữa. Cảm thấy rất bất an lo cho lúc mình đi bộ mà có xe cộ đâm vào thì xảy ra tai nạn. Mình rất mong chính quyền ra tay mạnh hơn và gay gắt hơn."

Vỉa hè tại nhiều tuyến phố ở TPHCM bị người dân chiếm dụng để bán hàng

Hiện nay, tình trạng lấn chiếm vỉa hè tại TPHCM ngày càng phổ biến. Nhiều người dân có thói quen coi lề đường như của riêng mình. Người hàng rong thì không vào chợ hay nơi buôn bán tập trung mà đứng tràn cả ra lòng đường, đặc biệt là những chỗ cắm biển cấm không được kinh doanh. Có nhiều người khi đi xe máy, đường chưa đến mức ùn tắc nhưng vẫn thản nhiên băng lên vỉa hè. Khi lái ôtô, chỉ cần phát hiện lề đường có khoảng trống vừa đủ lọt chiếc xe là tấp vào đậu. Quán ăn kê bàn ghế ra vỉa hè cho khách ngồi... Do vậy, người đi bộ muốn đi trên vỉa hè nhưng nhiều lúc phải xuống lòng đường. 

Người dân TPHCM phải đi bộ xuống lòng đường khi vỉa hè bị lấn chiếm.

Nhiều người dân cho rằng, để bảo đảm vỉa hè cho người đi bộ cũng như quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường phù hợp thì từng xã, phường phải chủ động thường xuyên kiểm soát, nhắc nhở, chấn chỉnh trên các tuyến phố thuộc địa bàn mình quản lý.

Ông Lê Minh Tâm ở quận 10, TPHCM cho biết: "Tôi thấy có kết quả một thời gian rồi nhưng giờ lại đâu như đó. Bây giờ trách nhiệm thì thuộc vào địa phương thôi. Tôi thấy là cũng khó khăn lắm, người ta buôn bán thì bán nhỏ, lẻ…đâu có vốn đâu mà có tiệm nên người ta cứ bày ra bán. Chính quyền mà muốn dẹp thì rất là khó. Nếu mà làm thì phải làm liên tục, làm thường xuyên thì người dân mới có ý thức."

Người dân phải đi bộ dưới lòng đường bất chấp nguy cơ mất An toàn giao thông.

Để nâng cao hiệu quả về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè, TP.HCM đã có dự thảo văn bản thay thế Quyết định 74 năm 2008 về quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố được Sở Giao thông Vận tải trình UBND thành phố xem xét, ban hành sau nhiều lần chỉnh sửa. Theo đó, với vỉa hè rộng dưới 1,5 m thì sẽ ưu tiên dành cho người đi bộ; vỉa hè rộng từ 1,5 m đến dưới 3 m sẽ dành tối thiểu 1,5 m cho người đi bộ. Phần còn lại sử dụng vào các mục đích khác.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, vỉa hè dành cho người đi bộ đang bị lấn chiếm một cách nghiêm trọng. Những hành vi vi phạm lấn chiếm vỉa hè đang có mức xử phạt quá nhẹ có từ 200.000-800.000 đồng nên chưa đủ sức răn đe. Do vậy, cần phải tăng mức xử phạt này lên mức cao hơn, đồng thời giáo dục cho người dân vi phạm chấp hành luật giao thông tốt. Ngoài biện pháp xử phạt tiền thì cần phải có thêm biện pháp buộc khắc phục hậu quả như tháo dỡ công trình vi phạm vỉa hè… thì mới xử lý nghiêm minh và thực hiện đúng qui định của pháp luật.

"Tôi cho rằng đây là sự không quyết liệt của UBND phường nơi có vỉa hè bị lấn chiếm. Chúng ta mới làm theo phong trào. Chúng ta cần phải làm một cách nghiêm túc hơn và thường xuyên hơn. Chứ còn để tình trạng như thế này thì tôi thấy rằng thực hiện pháp luật không nghiêm minh, còn những người lấn chiếm vỉa hè thì lại nhờn luật", luật sư Hậu nói.

Nhiều vỉa hè ở TPHCM được người dân chiếm dụng làm nơi bán hàng rong.

Đã nhiều năm qua, các ngành chức năng cùng chính quyền các địa phương của TPHCM tổ chức tuyên truyền rộng rãi, vô số băng rôn, khẩu hiệu được treo, dán trên đường, nhưng nhiều người vẫn cố ý vi phạm lấn chiếm vỉa hè. Cứ như vậy, sau mỗi đợt ra quân rầm rộ chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm vỉa hè thì chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng này lại đâu vào đó. 

Để giải quyết tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Khi đó, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường mới có lời giải/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một tuần sau tết, hàng quán vẫn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở Hà Nội
Một tuần sau tết, hàng quán vẫn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở Hà Nội

VOV.VN - Sau nghỉ Tết 1 tuần, trật tự đô thị Hà Nội đã trở lại bình thường thì nhiều tuyến phố lòng đường, vỉa hè vẫn bị ô tô, hàng quán lấn cản trở giao thông.

Một tuần sau tết, hàng quán vẫn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở Hà Nội

Một tuần sau tết, hàng quán vẫn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở Hà Nội

VOV.VN - Sau nghỉ Tết 1 tuần, trật tự đô thị Hà Nội đã trở lại bình thường thì nhiều tuyến phố lòng đường, vỉa hè vẫn bị ô tô, hàng quán lấn cản trở giao thông.

Ảnh: Hàng Tết bày bán tràn lan, lấn chiếm vỉa hè dịp cuối năm
Ảnh: Hàng Tết bày bán tràn lan, lấn chiếm vỉa hè dịp cuối năm

VOV.VN - Cận Tết, giao thông thủ đô lại ùn tắc, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đó là việc hàng Tết ngang nhiên chiếm dụng vỉa hè.

Ảnh: Hàng Tết bày bán tràn lan, lấn chiếm vỉa hè dịp cuối năm

Ảnh: Hàng Tết bày bán tràn lan, lấn chiếm vỉa hè dịp cuối năm

VOV.VN - Cận Tết, giao thông thủ đô lại ùn tắc, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đó là việc hàng Tết ngang nhiên chiếm dụng vỉa hè.

Ảnh: Vỉa hè ở Hà Nội lát đá "độ bền 70 năm", sau 2 năm đã... vỡ vụn
Ảnh: Vỉa hè ở Hà Nội lát đá "độ bền 70 năm", sau 2 năm đã... vỡ vụn

VOV.VN- Tuyến đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) được lát đá quảng cáo “bền 70 năm” nhưng đã bị sụt lún, bong tróc, vỡ vụn hàng loạt chỉ sau gần 2 năm sử dụng.

Ảnh: Vỉa hè ở Hà Nội lát đá "độ bền 70 năm", sau 2 năm đã... vỡ vụn

Ảnh: Vỉa hè ở Hà Nội lát đá "độ bền 70 năm", sau 2 năm đã... vỡ vụn

VOV.VN- Tuyến đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) được lát đá quảng cáo “bền 70 năm” nhưng đã bị sụt lún, bong tróc, vỡ vụn hàng loạt chỉ sau gần 2 năm sử dụng.

Ô tô đâm chết người đi bộ: Vỉa hè ở đâu?
Ô tô đâm chết người đi bộ: Vỉa hè ở đâu?

VOV.VN- Sau vụ ô tô đâm liên hoàn ở Ngọc Khánh, Hà Nội, khiến một cụ bà tử vong chiều 19/1, nhiều người đặt câu hỏi vỉa hè ở đâu mà cụ phải đi dưới lòng đường?

Ô tô đâm chết người đi bộ: Vỉa hè ở đâu?

Ô tô đâm chết người đi bộ: Vỉa hè ở đâu?

VOV.VN- Sau vụ ô tô đâm liên hoàn ở Ngọc Khánh, Hà Nội, khiến một cụ bà tử vong chiều 19/1, nhiều người đặt câu hỏi vỉa hè ở đâu mà cụ phải đi dưới lòng đường?