Tình trạng lồng ghép tạo bất hợp lý trong thực thi ngân sách

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, tình trạng lồng ghép ngân sách là nguyên nhân sâu xa nhất gây bất cập trong thực thi luật ngân sách.

Tiếp tục kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, sáng 2/6, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi).

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi) cho thấy, Dự thảo Luật mới đã sửa đổi, bổ sung khá nhiều nội dung như về phạm vi thu, chi Ngân sách Nhà nước (NSNN), bội chi NSNN, mức vay nợ của ngân sách cấp tỉnh, dự phòng NSNN... Về phân cấp nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội giữa các cấp chính quyền cũng đã được tiếp thu để phù hợp với Dự án Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Dự thảo Luật mới đã thể hiện sự thống nhất xuyên suốt trong các quy định về chính sách thu, chi ngân sách. chỉnh lý lại cho phù hợp với các Dự án luật có liên quan đã và sẽ được Quốc hội thông qua như: Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật đầu tư công,…

Dự thảo tiếp tục kế thừa nguyên tắc bổ sung quy định vay bù đắp bội chi không được sử dụng cho tiêu dùng; nguồn bù đắp bội chi bằng vay trong nước và vay nước ngoài. Trường hợp Chính phủ vay để đầu tư cho dự án, công trình thì phát hành trái phiếu công trình hoặc trái phiếu Chính phủ có bảo lãnh, nhằm giảm mức nợ công trong tương lai. Đồng thời, đề nghị bỏ quy định cụ thể về trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế.   
Đại biểu Trần Du Lịch, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM .

Quy định về thu NSNN là các khoản thu mang tính bắt buộc (chủ yếu là thuế), cùng với các khoản vay của Nhà nước, viện trợ nước ngoài và lợi nhuận của Nhà nước đầu tư ra nước ngoài. Các khoản thu từ đầu tư ra nước ngoài là các loại thuế thu từ hoạt động này. Đối với thu từ cổ tức, lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ, chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước xin sẽ thu một phần các khoản thu này vào NSNN.

Thực hiện giảm dần số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên so với tổng chi ngân sách địa phương, nhằm chuẩn xác hơn về khả năng tự cân đối ngân sách của từng địa phương.

HĐND không biết quyền của mình đối với ngân sách

Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), Đại biểu Trần Du Lịch, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM cho rằng, lồng ghép là bất cập trong thực thi ngân sách vừa qua nên phải tính toán lại luật để phát triển kinh tế lâu dài.

Giữa luật NSNN và luật chính quyền địa phương cần có mối quan hệ khăng khít. Luật chính quyền địa phương có 3 cơ chế phân quyền, phân cấp và ủy quyền. Chính quyền địa phương có được phân quyền hay chỉ phân cấp, HĐND ko biết quyền của mình ở đâu về ngân sách, các khoản nào thuộc cơ chế phân quyền gắn với luật chính quyền địa phương. “Chúng ta vẫn ở trong cơ chế phân cấp nhập nhằng kể cả nhiệm vụ phân chia ngân sách”, Địa biểu Trần Du Lịch nói.

Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, có thể chấp nhận cho địa phương bội chi, nhưng khi ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương khác nhau, trong bối cảnh lồng ghép thì nên việc định ra tỷ lệ là cần thiết.

Mặt khác, mẫu số bội chi/chi đầu tư, nay thay mẫu số lớn hơn, tỷ lệ 30% đối với các địa phương còn lại có thể quá ít, vì tính trên điều tiết Trung ương so với số địa phương còn lại, nên tỷ lệ này cần xem lại và làm rõ mức này ổn định trong vòng 5 năm như ổn định nguồn thu hay điều tiết hàng năm.

Trong vấn đề giải trình, theo Đại biểu Trần Du Lịch, Quốc hội vẫn có quyền quan trọng nhất quyết định ngân sách nếu Quốc hội muốn kiểm soát ngân sách. Trong luật này, riêng vấn đề Quốc hội đặt ra khoản thu, chi… nghĩa là Quốc hội quyết, ko ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Họp ngân sách hàng năm nên tiến hành trong 2 kỳ họp, nếu có bất thường thì đã có dự phòng. Nếu chỉ làm 1 kỳ họp sẽ ko đủ tính thuyết phục. Quốc hội chỉ cần dành 10% quỹ thời gian 2 kỳ họp bàn ngân sách mới kiểm soát được, như hiện nay vẫn chỉ là hình thức.

Ngoài ra, Đại biểu Trần Du Lịch còn cho rằng, Luật Chính quyền địa phương không đánh giá tác động luật ngân sách với vấn đề tăng biên chế, phát sinh nỗi lo biên chế bộ máy phình ra, ngân sách sẽ chịu đựng được ra sao. Do vậy cần đề cập đến vấn đề Luật ngân sách kiểm soát như thế nào về vấn đề này. Nhiều Đại biểu băn khoăn ko biết chúng ta sẽ tăng biên chế kiểu gì./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

11 tháng ước bội chi ngân sách Nhà nước 134.500 tỷ đồng
11 tháng ước bội chi ngân sách Nhà nước 134.500 tỷ đồng

VOV.VN - Tổng thu ngân sách 11 tháng ước đạt 759.700 tỷ đồng trong khi tổng chi đến thời điểm 15/11 ước đạt 894.200 tỷ đồng.

11 tháng ước bội chi ngân sách Nhà nước 134.500 tỷ đồng

11 tháng ước bội chi ngân sách Nhà nước 134.500 tỷ đồng

VOV.VN - Tổng thu ngân sách 11 tháng ước đạt 759.700 tỷ đồng trong khi tổng chi đến thời điểm 15/11 ước đạt 894.200 tỷ đồng.

Lãng phí ngân sách Nhà nước, ai chịu trách nhiệm?
Lãng phí ngân sách Nhà nước, ai chịu trách nhiệm?

VOV.VN - Ở một số huyện, xã, người dân vẫn còn đi chân đất nhưng lại dành tiền ngân sách xây trụ sở quá đẹp, dân không dám bước vào…

Lãng phí ngân sách Nhà nước, ai chịu trách nhiệm?

Lãng phí ngân sách Nhà nước, ai chịu trách nhiệm?

VOV.VN - Ở một số huyện, xã, người dân vẫn còn đi chân đất nhưng lại dành tiền ngân sách xây trụ sở quá đẹp, dân không dám bước vào…

Phải chấn chỉnh kỷ cương sử dụng ngân sách Nhà nước
Phải chấn chỉnh kỷ cương sử dụng ngân sách Nhà nước

VOV.VN -Đây là một trong nhiều giải pháp ĐBQH Đỗ Thị Hoàng (tỉnh Quảng Ninh) đề xuất với Quốc hội để thúc đẩy phát triển KT-XH.

Phải chấn chỉnh kỷ cương sử dụng ngân sách Nhà nước

Phải chấn chỉnh kỷ cương sử dụng ngân sách Nhà nước

VOV.VN -Đây là một trong nhiều giải pháp ĐBQH Đỗ Thị Hoàng (tỉnh Quảng Ninh) đề xuất với Quốc hội để thúc đẩy phát triển KT-XH.

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ địa phương trồng lúa nước
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ địa phương trồng lúa nước

VOV.VN - Địa phương được hỗ trợ 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước và 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác.

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ địa phương trồng lúa nước

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ địa phương trồng lúa nước

VOV.VN - Địa phương được hỗ trợ 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước và 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác.