Các Ngoại trưởng ASEAN lo ngại về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Hôm 6/2 các Ngoại trưởng ASEAN đã bày tỏ quan ngại về hoạt động của Trung Quốc ở các khu vực trong Biển Đông, diễn ra trong lúc đàm phán COC.

Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á lưu ý rằng hoạt động cải tạo đất tiếp diễn ngay cả sau khi khởi động các cuộc đàm phán giữa khối ASEAN và Trung Quốc về việc nhất trí một bộ quy tắc ứng xử.

Ngoại trưởng Singapore Balakrishnan. Ảnh: Reuters.

Họp tại Singapore, các ngoại trưởng ASEAN đón chào việc khởi động đàm phán, đồng thời họ kêu gọi kiềm chế và tránh các hành động có thể làm phức tạp tình hình.

Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan nói: “Chúng tôi thảo luận các vấn đề liên quan tới Biển Đông và lưu ý các quan ngại của một số Bộ trưởng [ngoại giao] về việc cải tạo đất và các hoạt động khác trong khu vực – điều làm xói mòn niềm tin, gây gia tăng căng thẳng và có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định trong vùng”.

Singapore vừa đảm nhiệm vai trò chủ tịch ASEAN 2018 và tuần này họ đăng cai các cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của khối.

Hồi tháng 8/2017 Trung Quốc và ASEAN đã thông qua khung đàm phán cho một Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) ở Biển Đông.

Hai bên coi động thái này là một dấu hiệu tiến bộ. Trung Quốc coi đây là cơ hội củng cố hiểu biết và sự tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên giới phê bình nghi ngờ Bắc Kinh “câu giờ” để củng cố sức mạnh hàng hải của họ.

Ngoại trưởng Singapore Balakrishnan đánh giá việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông sẽ rất gian nan, kể cả khi có COC./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thông qua dự thảo khung COC sẽ tạo cơ sở đi vào đàm phán thực chất
Thông qua dự thảo khung COC sẽ tạo cơ sở đi vào đàm phán thực chất

VOV.VN - Các Bộ trưởng ASEAN và Trung Quốc đã chính thức thông qua khung Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).

Thông qua dự thảo khung COC sẽ tạo cơ sở đi vào đàm phán thực chất

Thông qua dự thảo khung COC sẽ tạo cơ sở đi vào đàm phán thực chất

VOV.VN - Các Bộ trưởng ASEAN và Trung Quốc đã chính thức thông qua khung Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).

Học giả Mỹ có sáng kiến mới về bảo vệ Biển Đông
Học giả Mỹ có sáng kiến mới về bảo vệ Biển Đông

VOV.VN - Theo chuyên gia này, Trung Quốc không muốn hy sinh quyền lợi của họ ở Biển Đông, do đó tiến trình thúc đẩy đàm phán COC có thể sẽ kéo dài.

Học giả Mỹ có sáng kiến mới về bảo vệ Biển Đông

Học giả Mỹ có sáng kiến mới về bảo vệ Biển Đông

VOV.VN - Theo chuyên gia này, Trung Quốc không muốn hy sinh quyền lợi của họ ở Biển Đông, do đó tiến trình thúc đẩy đàm phán COC có thể sẽ kéo dài.

ASEAN và Trung Quốc khởi động đàm phán COC vào đầu tháng 3
ASEAN và Trung Quốc khởi động đàm phán COC vào đầu tháng 3

VOV.VN - ASEAN và Trung Quốc sẽ chính thức khởi động đàm phán về COC đầu tháng 3 tới tại Việt Nam.

ASEAN và Trung Quốc khởi động đàm phán COC vào đầu tháng 3

ASEAN và Trung Quốc khởi động đàm phán COC vào đầu tháng 3

VOV.VN - ASEAN và Trung Quốc sẽ chính thức khởi động đàm phán về COC đầu tháng 3 tới tại Việt Nam.

Trung Quốc và ASEAN thông qua dự thảo khung COC: Khởi đầu tích cực
Trung Quốc và ASEAN thông qua dự thảo khung COC: Khởi đầu tích cực

VOV.VN - Sự kiện dự thảo COC (Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông) được thông qua là khởi đầu tích cực cho tiến trình thương lượng thực chất, hiệu quả sau này.

Trung Quốc và ASEAN thông qua dự thảo khung COC: Khởi đầu tích cực

Trung Quốc và ASEAN thông qua dự thảo khung COC: Khởi đầu tích cực

VOV.VN - Sự kiện dự thảo COC (Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông) được thông qua là khởi đầu tích cực cho tiến trình thương lượng thực chất, hiệu quả sau này.

Lý lẽ của Philippines xoáy mạnh vào “đường lưỡi bò” của Trung Quốc
Lý lẽ của Philippines xoáy mạnh vào “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

VOV.VN - Phía Philippines bám chặt vào luật quốc tế (nhất là UNCLOS) và tấn công trực diện vào luận thuyết “lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc.

Lý lẽ của Philippines xoáy mạnh vào “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

Lý lẽ của Philippines xoáy mạnh vào “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

VOV.VN - Phía Philippines bám chặt vào luật quốc tế (nhất là UNCLOS) và tấn công trực diện vào luận thuyết “lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc.