Tàu chiến Mỹ vào Biển Đông: Răn đe Trung Quốc, cảnh cáo Philipines?

VOV.VN - Mỹ ngày 21/10 điều tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Decatur  áp sát các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông.

Theo Reuters, động thái này của Mỹ được cho là nhằm thách thức việc Trung Quốc tìm cách hạn chế quyền tự do đi lại ở Biển Đông thông qua yêu sách chủ quyền cực kỳ phi lý của nước này.

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Decatur. Ảnh: Hải quân Mỹ

Chưa phải là hoạt động cuối cùng

Các quan chức Mỹ cho biết, tàu USS Decatur đã tiến sát 2 đảo Tri Tôn và Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và bị 3 tàu của Trung Quốc theo sát nhưng “không có chuyện gì xảy ra”.

Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nhấn mạnh: “Việc điều tàu khu trục USS Decatur đi qua khu vực nói trên cho thấy, các quốc gia ven biển không có quyền ngăn chặn một cách bất hợp pháp quyền tự do hàng hải trên khu vực mà tàu của Mỹ và tất cả các quốc gia khác được phép hoạt động theo quy định của luật pháp quốc tế”.

Trước đó, trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 7, Đô đốc John Richardson cảnh báo: “Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục các chiến dịch đảm bảo quyền tự do hàng hải và hảng không trên toàn thế giới, trong đó có Biển Đông để bảo đảm rằng, những quyền này được áp dụng đối với mọi quốc gia trên thế giới. Điều này là không thể thay đổi”.

Đây là lần thứ 4 Mỹ điều các tàu chiến đến Biển Đông nhằm thách thức yêu sách chủ quyền mà Mỹ cho là hết sức phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông và cũng là lần mới nhất kể từ tháng 5 vừa qua.

Trong 3 lần trước, các tàu của Mỹ đều tiến sâu vào trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo mà Trung Quốc “vơ vào” là của mình. Trong cả 3 lần đó, Trung Quốc đều tỏ ra hết sức giận dữ và tố cáo Mỹ tìm cách gây rối tình hình khu vực.

Tuy nhiên, quan chức Mỹ khẳng định rằng, việc điều các tàu chiến Mỹ qua Biển Đông để thực thi quyền tự do hàng hải vẫn sẽ tiếp tục bất chấp những phản ứng từ phía Trung Quốc.

Lời cảnh báo đối với Philippines?

Việc Mỹ bất ngờ điều tàu USS Decatur tiến vào Biển Đông diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Philippines Duterte trong chuyến thăm Trung Quốc tuyên bố đòi chia tay với Mỹ và xích lại gần Trung Quốc.

Philippines từng là đồng minh lâu đời của Mỹ và đóng vai trò rất quan trọng trong việc chặn đứng tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Tuy nhiên, kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Duterte đã thay đổi cách tiếp cận với Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề này.

Giới chức Mỹ nhận định, tuyên bố của ông Duterte cũng đồng nghĩa với việc Tổng thống Philippines “quay lưng lại” với phán quyết từ Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) về vụ kiện Biển Đông do Chính phủ tiền nhiệm của ông Duterte khởi kiện Trung Quốc và nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Mỹ.

Dù vậy, giới chức Mỹ vẫn thận trọng khi tuyên bố rằng, việc điều tàu USS Decatur- diễn ra trong thời điểm ông Duterte thăm Trung Quốc- không phải là nhằm cảnh cáo Tổng thống Philippines mà đã được lên kế hoạch từ lâu.

Chuyên gia Greg Poling tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nhận định, Chính phủ Mỹ nhiều khả năng sẽ vấp phải những lời chỉ trích vì đã không quá quyết liệt trong việc điều các tàu chiến đến thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc một cách thường xuyên hơn.

“Lẽ ra họ cần phải tiến hành các cuộc tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng không và hàng hải để phản đối việc Trung Quốc yêu cầu các tàu và máy bay quân sự bay qua khu vực phải thông báo trước cho họ một cách thường xuyên hơn, cụ thể là 4 lần trong 1 năm”, ông Poling.

“Hành động này của phía Mỹ là khá chậm trể và có thể không đạt được mục đích thách thức việc Trung Quốc giới hạn quyền tự do đi lại trong khu vực”, ông Poling nhấn mạnh.

Theo ông Poling, Trung Quốc ngay càng mở rộng việc giới hạn quyền tự do đi lại quanh các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa, nhất là ở khu vực bãi Vành Khăn.

Trung Quốc tiếp tục “hết sức giận dữ”

Trước việc tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Decatur tiến vào Biển Đông, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng tuyên bố, nước này đã công bố “đường cơ sở” qua quần đảo Hoàng Sa vào năm 1996 và Mỹ cũng biết điều này [dù trên thực tế quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam và bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép-ND]. Dù vậy, Mỹ vẫn cố tình điều tàu chiến xâm phạm “lãnh hải” của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nhấn mạnh, tàu chiến của Mỹ không xin phép Trung Quốc khi đi vào lãnh hải nước này và vi phạm luật pháp của Trung Quốc và quốc tế [trên thực tế khu vực đó không thuộc lãnh thổ của Trung Quốc-ND] và cáo buộc Mỹ cố tình làm căng thẳng tình hình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ sẵn sàng chặn đứng tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông
Mỹ sẵn sàng chặn đứng tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục thực thi quyền đi lại tự do ở Biển Đông để đáp trả việc Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo trong khu vực.

Mỹ sẵn sàng chặn đứng tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông

Mỹ sẵn sàng chặn đứng tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục thực thi quyền đi lại tự do ở Biển Đông để đáp trả việc Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo trong khu vực.

Ông Duterte thăm Trung Quốc: Coi vấn đề Biển Đông là thứ yếu
Ông Duterte thăm Trung Quốc: Coi vấn đề Biển Đông là thứ yếu

VOV.VN - Trong khi ở thăm Trung Quốc, ông Duterte có phát biểu cho rằng, giờ “không phải lúc để tranh cãi” và  vấn đề Biển Đông hiện chỉ là thứ yếu.

Ông Duterte thăm Trung Quốc: Coi vấn đề Biển Đông là thứ yếu

Ông Duterte thăm Trung Quốc: Coi vấn đề Biển Đông là thứ yếu

VOV.VN - Trong khi ở thăm Trung Quốc, ông Duterte có phát biểu cho rằng, giờ “không phải lúc để tranh cãi” và  vấn đề Biển Đông hiện chỉ là thứ yếu.

Mỹ quyết “chuốt sắc kiếm” để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông
Mỹ quyết “chuốt sắc kiếm” để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter ngày 30/9 tuyên bố Mỹ sẽ “chuốt sắc kiếm” để đối phó với động thái hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông.

Mỹ quyết “chuốt sắc kiếm” để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông

Mỹ quyết “chuốt sắc kiếm” để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter ngày 30/9 tuyên bố Mỹ sẽ “chuốt sắc kiếm” để đối phó với động thái hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông.