Em bé phát triển như thế nào trong suốt thai kỳ?

VOV.VN - Đã đến lúc mẹ bầu "nằm lòng" những thông tin cơ bản về sự phát triển của thai nhi. Kích thước, cân nặng của con theo từng tháng thay đổi ra sao?

Bạn mang thai. Xin chúc mừng! Bạn có biết con bạn đang phát triển như thế nào, con bạn trông như thế nào khi phát triển bên trong cơ thể bạn, và khi bạn cảm thấy con chuyển động? Hãy quan sát xem trẻ phát triển như thế nào từ tháng này sang tháng khác.
Sự thụ thai: xảy ra khi tinh trùng gặp gỡ và thâm nhập vào trong trứng. Ngay lúc này, cấu tạo di truyền đã hình thành, bao gồm cả giới tính của em bé. Khoảng ba ngày sau khi thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ phân chia thành rất nhiều tế bào. Nó đi qua ống dẫn trứng vào tử cung, bắt đầu quá trình làm tổ tại đây, em bé cũng bắt đầu hình thành.
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 4: Tại thời điểm này em bé đang phát triển các cấu trúc sẽ tạo thành khuôn mặt và cổ của mình. Tim và mạch máu tiếp tục phát triển. Trong khi đó, phổi, dạ dày, và gan chỉ mới bắt đầu phát triển, tạo nền móng đầu tiên. Một thử nghiệm mang thai ở nhà sẽ cho thấy tích cực. Khi được 4 tuần tuổi, thai nhi chỉ bằng 1 hạt mầm nhỏ, khoảng 0,35 – 0.6mm.
Thai nhi ở tuần thứ 8: Hoàn thành việc phân chia tim thành 4 ngăn cũng như định hình các cơ quan nội tạng, cơ bắp, thần kinh. Mí mắt và tai cũng đang hình thành, và bạn có thể thấy mũi của em bé. Tay và chân được hình thành. Các ngón tay và ngón chân phát triển lâu hơn và khác biệt hơn.
Ở tuần thứ 12, thai nhi có gì đặc biệt? Em bé lúc này có chiều dài khoảng 5,08 cm và nặng 14g. Vóc dáng đã hoàn chỉnh và bắt đầu tự di chuyển. Mẹ có thể bắt đầu cảm cảm nhận được sự hiện diện kỳ diệu của con ở tử cung và phía trên xương mu. Vào thời gian này, bác sĩ có thể nghe thấy nhịp tim của em bé bằng các thiết bị đặc biệt. Các cơ quan giới tính của em bé nên bắt đầu trở nên rõ ràng hơn.
Thai nhi phát triển ở tuần thứ 16: Em bé bây giờ chiều dài được khoảng 10,9 – 11,6 cm và nặng 105g.  Thời điểm này bé khá nhạy cảm ở ánh sáng, âm thanh và hay bị nấc cụt. Nhưng các mẹ đừng quá lo lắng, nấc cụt là dấu hiệu cho thấy khả năng hít thở của bé đang dần hoàn thiện hơn. Cảm nhận về đầu tử cung bên dưới rốn khoảng 4,5 cm trở nên rõ ràng hơn.  Bé có thể chớp mắt, tim và mạch máu được hình thành hoàn toàn. Ngón tay và ngón chân của em bé cũng đã có dấu vân tay.
Sự phát triển ở tuần thứ 20: Em bé nặng khoảng 300g và dài hơn 15cm. Tử cung của bạn lúc này có thể ở ngang vị trí với rốn. Em bé lúc này có thể mút ngón tay cái, ngáp, duỗi và làm các khuôn mặt. Rất nhanh thôi, bạn sẽ cảm thấy chuyển động của con trong bụng. Khoảnh khắc này vô cùng xúc động và kỳ diệu.
Thời gian cho siêu âm: Siêu âm thường được thực hiện cho tất cả phụ nữ mang thai lúc 20 tuần. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ cho bạn biết em bé đang phát triển như như thế nào. Bạn có thể thấy nhịp tim của bé và sự chuyển động của cơ thể, cánh tay, và chân trên màn hình siêu âm. Bạn cũng có thể biết được đó là một cậu bé hay một cô bé ở tuần thứ 20.
Tuần thứ 24: Em bé nặng khoảng 1,4 kg. Thời gian này bé đã có thể phản hồi với âm thanh bằng cách cử động hoặc tăng nhịp tim của mình. Cơ thể thai nhi cũng phát triển đầy đủ với các chức năng. Khuôn mặt cũng dần hoàn thiện, đầy đủ lông mi, lông mày và tóc.
Tuần 28: Em bé nặng hơn 1kg và thay đổi vị trí thường xuyên hơn. Ở tuần 28, mẹ có thể chuẩn bị “cán đích”, nguy cơ sinh non rất dễ xảy ra. Các mẹ bầu nên cực kỳ cẩn thận để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Hãy hỏi bác sĩ về các dấu hiệu sinh non và nếu có dấu hiệu bất thường, ngây lập tức báo với bác sĩ để được thăm khám. Bây giờ là thời điểm thích hợp để đăng ký các khoá học tiền sản để trang bị thêm kiến thức chăm sóc cho cả mẹ và con. 
Thai nhi 32 tuần tuổi phát triển thế nào? Em bé đã nặng gần 2kg và thường xuyên di chuyển. Da của em bé ít nếp nhăn hơn do có một lớp chất béo bắt đầu hình thành dưới da. Từ lúc này cho đến khi sinh, thai nhi sẽ đạt được cân nặng bằng một nửa trọng lượng khi chào đời. Đây là lúc bạn nên hỏi bác sĩ cách làm biểu đồ chuyển động của thai nhi. Thêm một lưu ý nữa, ở tuần 32, bạn có thể nhận thấy một chất lỏng màu vàng rỉ ra từ bầu vú. Đó là sữa non, và điều đó cho thấy bạn đã sẵn sàng “sản xuất” sữa để nuôi con.
Phát triển ở tuần 36: Trẻ sơ sinh khác nhau về kích thước và cân nặng, điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như giới tính, số lượng trẻ được sinh ra và kích cỡ của bố mẹ. Vì vậy, tỷ lệ tăng trưởng tổng thể của đứa trẻ cũng quan trọng bằng kích thước thực tế. Trung bình, một em bé ở giai đoạn này cao khoảng 47cm và nặng gần 2,7kg. Bộ não đang phát triển rất nhanh chóng. Phổi gần như phát triển đầy đủ. Thời gian này, thai nhi đã quay đầu xuống dưới. 
Ngày dự sinh của mẹ được ghi dấu vào ngày kết thúc tuần thứ 40. Ngày sinh được tính bằng cách sử dụng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của người mẹ. Dựa vào cách này này, thai kỳ có thể kéo dài giữa 38 và 42 tuần với ngày sinh “đáo hạn” khoảng 40 tuần. Một số trường hợp có tình trạng thai phụ mang thai hơn 42 tuần nhưng không phải sinh muộn mà thật ra là do tính ngày dự sinh không chính xác. Vì lý do an toàn, hầu hết các bé được sinh khi đủ 42 tuần và đôi khi bác sĩ phải thực hiện kích chuyển dạ cho bạn.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Y tế triển khai dự án cải thiện dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
Bộ Y tế triển khai dự án cải thiện dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

VOV.VN -Dự án sẽ góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người dân, đặc biệt là đẩy nhanh tốc độ giảm tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở Việt Nam.

Bộ Y tế triển khai dự án cải thiện dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

Bộ Y tế triển khai dự án cải thiện dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

VOV.VN -Dự án sẽ góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người dân, đặc biệt là đẩy nhanh tốc độ giảm tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở Việt Nam.

10 loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai
10 loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai

VOV.VN - Thời kỳ mang thai, những loại thực phẩm mẹ bầu cần phải tránh tuyệt đối để đảm bảo an toàn cho thai nhi 3 tháng đầu thai kỳ

10 loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai

10 loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai

VOV.VN - Thời kỳ mang thai, những loại thực phẩm mẹ bầu cần phải tránh tuyệt đối để đảm bảo an toàn cho thai nhi 3 tháng đầu thai kỳ