Chuyên gia Mỹ: Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên chỉ là bước khởi đầu

VOV.VN-Trước cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều, nhiều chuyên gia và các nhà phân tích đã đưa ra các dự đoán cũng như các kịch bản khác nhau về sự kiện lịch sử này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có cuộc gặp với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6 Singapore. Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ đã có cuộc phỏng vấn ông Derek Grossman, chuyên gia phân tích quốc phòng cao cấp thuộc tập đoàn RAND Corporation của Mỹ, về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lịch sử.

Ông Derek Grossman, chuyên gia phân tích quốc phòng cao cấp thuộc tập đoàn RAND Corporation.


PV: Thưa ông, sau nhiều thay đổi Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên cuối cùng cũng sẽ diễn ra vào ngày 12/6 tại Singapore, vậy ông dự đoán thế nào về cuộc gặp này?

Derek Grossman: Tôi cho rằng cuộc gặp sẽ chỉ là một màn chào hỏi. Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu hai bên sẽ đạt được một điều gì đó cụ thể như là Triều Tiên đồng ý với một đề xuất cụ thể từ phía Mỹ hoặc ngược lại. Tôi nghĩ rằng điều hai bên có thể đạt được đó là một lộ trình khó khăn cho phi hạt nhân hóa, có thể là tới 2021. Cũng có thể vào năm 2019, Triều Tiên đạt được một mốc và các mốc tiếp theo vào năm 2020 hoặc 2021. Tuy nhiên, điều này là quá tham vọng. Tôi cho rằng sau cuộc chào hỏi, hai bên sẽ tiếp tục thảo luận nếu vẫn duy trì được các nhận thức tích cực.   

 PV: Vậy thưa ông, đâu sẽ là kịch bản tốt nhất hoặc xấu nhất của cuộc gặp này?

Derek Grossman: Kịch bản tốt nhất đó là hai bên sẽ đạt được một thỏa thuận nào đó và tiếp tục thảo luận không chỉ ở cấp lãnh đạo cao nhất mà ở các cấp khác. Ví dụ như Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tiếp tục thảo luận với các quan chức Triều Tiên để cuối cùng có thể đạt được gì đó. Cá nhân tôi cũng như nhiều chuyên gia ở châu Á cho rằng vấn đề phi hạt nhân hóa không phải một trong các con bài vì Triều Tiên sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể đồng ý với việc đóng băng một phần hoặc tạm thời chương trình vũ khí hạt nhân của mình, tuy nhiên, sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân vì đây là cách để răn đe Mỹ, mối đe dọa lớn nhất của Triều Tiên. Kịch bản tích cực nhất đó là các bên tiếp tục đàm phán và có thể tới một thời điểm nào đó cùng thống nhất về việc đóng băng tạm thời hoặc giới hạn chương trình hạt nhân của Triều Tiên để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế.

Kịch bản xấu nhất đó là quay lại giải pháp quân sự mà Mỹ đã đề cập tới nhiều lần năm ngoái trước khi diễn ra Thế vận hội mùa Đông ở Hàn Quốc. Tôi không nghĩ chúng ta muốn điều này xảy ra vì sẽ có hàng triệu người gặp nguy hiểm. Trong tình huống xấu nhất, hai bên sẽ gặp nhau tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều và tiếp tục có những phát ngôn không hay cũng như bất đồng với nhau, từ đó lại đề cập tới giải pháp quân sự. Tất nhiên là chúng ta không muốn điều đó xảy ra.           


PV: Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ được hưởng lợi gì nếu cuộc gặp diễn ra thành công?

Derek Grossman: Đã có nhiều ý kiến cho rằng, Tổng thống Trump thông qua vấn đề Triều Tiên muốn làm đẹp hình tượng và di sản của mình cũng như là muốn giải thưởng Nobel Hòa bình. Tuy nhiên, tôi cho rằng, ông Trump hiểu tình hình Triều Tiên cần phải được giải quyết một cách hòa bình. Tôi  thuộc số ít cho rằng, việc Tổng thống Trump nhận lời gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên thông qua Tổng thống Hàn Quốc là điều tốt.

Đa số mọi người đều cho rằng điều này là không nên vì chúng ta đã cho nhà đạo Triều Tiên Kim Jong-un quá nhiều sự công nhận và đó chính là điều mà ông Kim đang tìm kiếm, giống như cha của ông là Kim Jong-il trước đây.

Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng đây chỉ đơn giản là một cuộc gặp và chúng ta không đưa ra sự công nhận nào cả. Chúng ta đã từng công nhận có một nước Triều Tiên và một nhà lãnh đạo Triều Tiên hồi những năm 50, do đó, tôi cho rằng, cuộc gặp này không phải để thay đổi cuộc chơi.

Tổng thống Trump hiểu rằng, không có gì sai khi đàm phán với Triều Tiên trong hoàn cảnh hiện nay vì cần phải tìm một con đường tới hòa bình. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ nhận được sự công nhận nào đó sau cuộc gặp này, tuy nhiên, tôi cho rằng, điều quan trọng hơn cả đối với ông Kim là cải thiện tình hình kinh tế trong nước vốn bị ảnh hưởng vì các biện pháp trừng phạt. Tôi cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để hai bên đạt được một điều gì đó.   


PV: Hiện nay, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã thể hiện quan điểm muốn tham gia giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Vậy vai trò của những nước này ra sao và liệu có khả năng có đàm phán 6 bên về vấn đề Triều Tiên hay không, thưa ông?        

Derek Grossman: Tôi cho rằng Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Triều Tiên đều có lợi ích trong kết quả của Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in dường như muốn thúc đẩy trong lĩnh vực kinh tế với Triều Tiên và thuyết phục Triều Tiên rằng sau này sẽ thống nhất với Hàn Quốc. Ưu tiên của ông Moon Jae-in là thống nhất hai miền Triều Tiên chứ không phải phi hạt nhân hóa. Do đó, dù có quay lại cơ chế đàm phán 6 bên hay 4 bên thì Hàn Quốc, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Moon Jae-in sẽ tiếp tục theo đuổi các lợi ích địa chiến lược đó.

Trung Quốc thì không muốn bị gạt ra khỏi các cuộc đàm phán và thực sự đã làm rất tốt để đảm bảo vai trò của mình. Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã bí mật sang Trung Quốc 2 lần để gặp Chủ tịch Tập Cận Bình và tôi cho rằng, các cuộc gặp này đã thể hiện rõ rằng mối quan hệ song phương giữa Triều Tiên và Trung Quốc đã được tái khởi động. Tôi mới đọc được thông tin về việc Trung Quốc sẽ cử máy bay chiến đấu hộ tống ông Kim Jong-un từ Triều Tiên tới Singapore. Máy bay của ông Kim sẽ bay qua không phận Trung Quốc và các máy bay Trung Quốc thậm chí sẽ hộ tống nhà lãnh đạo Triều Tiên tới sát không phận Singapore.

Trung Quốc có vai trò lớn và tiếp tục muốn thể hiện vai trò quan trọng của mình trong vấn đề Triều Tiên trong tương lai. Tôi cho rằng, Trung Quốc có thể đã có chương trình nghị sự của mình, đó là tiếp tục đề xuất Triều Tiên tạm dừng chương trình hạt nhân và tên lửa của mình để đổi lấy việc giảm hoặc thậm chí rút binh sỹ Mỹ khỏi Bán đảo Triều Tiên. Đề xuất này đã bị Mỹ bác bỏ hồi năm ngoái.

Trung Quốc rất lo ngại về sự ổn định của Triều Tiên và không muốn hai miền Triều Tiên thống nhất làm đồng minh với Mỹ sát với biên giới nước này. Mối lo ngại này sẽ xuyên suốt trong các cuộc đàm phán.

Nga cũng không muốn bị gạt khỏi các cuộc đàm phán và muốn điều phối chính sách Triều Tiên thông qua Trung Quốc. Tuy nhiên, nước lo ngại nhất bị gạt khỏi các cuộc đàm phán chính là Nhật Bản. Tokyo vẫn lo lắng không biết chính quyền Tổng thống Trunp sẽ đồng ý điều gì trong đàm phán sắp tới, do đó, Thủ tướng Shinzo Abe đã liên tục tới Mỹ để đảm bảo Mỹ và Nhật Bản cùng chung lợi ích.

Nếu Nhật Bản và Hàn Quốc không ưu tiên vấn đề phi hạt nhân hóa như Mỹ thì đó sẽ là một vấn đề mặc dù họ là các đồng mình thân cận. Địa chính trị trong khu vực trong vấn đề Triều Tiên là một trong những mối lo ngại lớn của tôi. 

PV: Xin cảm ơn ông!


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Nơi Tổng thống Trump thể hiện sự khác biệt?
Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Nơi Tổng thống Trump thể hiện sự khác biệt?

VOV.VN - Tổng thống Trump được cho là sẽ thể hiện cách hành xử mang nặng tính bản năng thay vì những toan tính chiến lược tại Thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Nơi Tổng thống Trump thể hiện sự khác biệt?

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Nơi Tổng thống Trump thể hiện sự khác biệt?

VOV.VN - Tổng thống Trump được cho là sẽ thể hiện cách hành xử mang nặng tính bản năng thay vì những toan tính chiến lược tại Thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Ông Kim Jong-un đến Singapore sớm 2 ngày trước Thượng đỉnh Mỹ-Triều
Ông Kim Jong-un đến Singapore sớm 2 ngày trước Thượng đỉnh Mỹ-Triều

VOV.VN - Chiếc máy bay vận tải của Triều Tiên đã đăng ký hạ cánh tại sân bay Chang-gi vào ngày Chủ nhật (10/6).

Ông Kim Jong-un đến Singapore sớm 2 ngày trước Thượng đỉnh Mỹ-Triều

Ông Kim Jong-un đến Singapore sớm 2 ngày trước Thượng đỉnh Mỹ-Triều

VOV.VN - Chiếc máy bay vận tải của Triều Tiên đã đăng ký hạ cánh tại sân bay Chang-gi vào ngày Chủ nhật (10/6).

Cận cảnh trung tâm báo chí phục vụ Thượng đỉnh Mỹ-Triều
Cận cảnh trung tâm báo chí phục vụ Thượng đỉnh Mỹ-Triều

VOV.VN- Sáng 10/6, Singapore đã mở cửa trung tâm báo chí phục vụ cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều. 

Cận cảnh trung tâm báo chí phục vụ Thượng đỉnh Mỹ-Triều

Cận cảnh trung tâm báo chí phục vụ Thượng đỉnh Mỹ-Triều

VOV.VN- Sáng 10/6, Singapore đã mở cửa trung tâm báo chí phục vụ cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều. 

Tổng thống Trump lạc quan về cuộc gặp Thượng đỉnh ở Singapore
Tổng thống Trump lạc quan về cuộc gặp Thượng đỉnh ở Singapore

VOV.VN - Khi được hỏi về các vấn đề sẽ được nêu ra với Triều Tiên sắp tới, Tổng thống Mỹ nói rằng mọi thứ vẫn đang nằm trên bàn thảo luận.

Tổng thống Trump lạc quan về cuộc gặp Thượng đỉnh ở Singapore

Tổng thống Trump lạc quan về cuộc gặp Thượng đỉnh ở Singapore

VOV.VN - Khi được hỏi về các vấn đề sẽ được nêu ra với Triều Tiên sắp tới, Tổng thống Mỹ nói rằng mọi thứ vẫn đang nằm trên bàn thảo luận.