9 phần thực phẩm thường bỏ đi nhưng có tác dụng tốt cho sức khỏe

VOV.VN -Vỏ cam, bưởi, vỏ kiwwi hay phần lõi chuối... là những phần mà người dùng thường bỏ đi nhưng chúng lại có tác dụng không ngờ đối với sức khỏe.

Vỏ kiwi: Nếu bạn nghĩ rằng vỏ kiwi không ăn được thì đó là một suy nghĩ sai lầm. Bởi nó cũng giống như quả đào hay táo nên phần vỏ khá mềm và rất tốt cho sức khỏe. Vỏ kiwi chứa nhiều vitamin C, đặc biệt nhiều chất xơ hơn cả phần thịt bên trong. Tuy nhiên, do phần vỏ khá thô ráp nên sẽ khó ăn nếu bạn cho trực tiếp vào miệng. Vậy nên, nếu muốn tận dụng hết lợi ích ở phần vỏ thì hãy cho tất cả vào máy xay, bạn sẽ không nhận ra được có vỏ bên trong khi uống.
Thân nấm: Đối với những loại nấm hay ăn, mọi người thường có xu hướng ăn phần mũ nấm mà bỏ phần thân. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, phần thân nấm sau khi được luộc chín có thể dùng làm bánh sandwich hoặc làm duxelles, một hỗn hợp của nấm, thảo mộc và hành tây.
Vỏ trái cây có múi: Các loại trái cây có múi như cam, chanh, bưởi... có phần vỏ chứa rất nhiều dinh dưỡng. Trong phần vỏ, lượng vitamin C cao gấp 5 lần so với phần thịt, đồng thời vỏ cũng chứa nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất như riboflavin, thiamin, niacin, folate, vitamin B6, vitamin B5, vitamin A, canxi, sắt, kali, kẽm và magie... Do đó, thay vì vứt vỏ đi, bạn có thể rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào trà, salad, bất kỳ món ăn nào nếu bạn thấy thích. Hoặc đơn giản là cho vào máy và ép cùng các thực phẩm khác đều mang lại lợi ích tối ưu cho sức khỏe.
Vỏ chuối: Chuối là loại quả rất tốt đối với sức khỏe con người, nhưng chúng ta thường có thói quen bỏ vỏ sau khi ăn. Theo các nhà khoa học, vỏ chuối rất giàu vitamin B6, B12, vitamin C, magiê, kali, carbohydrate… và có một số thành phần dinh dưỡng khác. Ngoài ra, vỏ chuối còn chứa một loại hợp chất có khả năng ức chế sự sinh sôi của nấm và vi khuẩn nên có tác dụng kháng viêm, chăm sóc răng miệng, trị đau đầu hay trị nứt nẻ chân tay.
Vỏ dưa hấu: Khi ăn dưa hấu, thay vì ném bỏ vỏ đi thì bạn hãy cắt giữ lại phần vỏ trắng bên trong. Phần vỏ trắng dưa hấu có chứa amino acid Citrulline khi vào cơ thể sẽ được chuyển thành arginine có tác dụng giúp cải thiện tuần hoàn và tăng lưu lượng máu, cải thiện sức khoẻ tim và làm giảm đau mỏi cơ. Hơn nữa, phần vỏ trắng dưa hấu cũng có chứa vitamin C và B6 giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Bạn có thể cắt lấy phần vỏ trắng này để xay sinh tố, trộn salad chung với trái cây khác hoặc ăn kèm trong lúc ăn dưa hấu đều được.
Thân bông cải xanh: Khi ăn bông cải xanh rất nhiều người thường chỉ ăn phần bông và vứt phần thân đi. Tuy nhiên, thân bông cải xanh có chứa sulforaphane, một chất chống oxy hoá thực vật có đặc tính chống viêm. Ngoài ra còn bảo vệ các tế bào không bị phá hủy, khử hoạt tính các chất gây ung thư và ức chế sự hình thành khối u mạch máu. Do đó, khi ăn bông cải xanh bạn nên ăn cả phần thân. Bạn có thể bào mỏng ra để xào hoặc nấu canh để nhanh chín và dễ ăn hơn.
Lõi dứa: Dứa là thực phẩm bổ dưỡng có chất quý có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, nhiều người vô tình lại bỏ đi phần giá trị nhất trong quá dứa, lõi dứa do cứng, nhạt và làm rát lưỡi. Tuy nhiên, ít người biết chất quý có lợi cho sức khỏe con người chứa trong quả dứa là bromelin (hay brolelain) - enzyme giúp phân hủy các chất độc trong cơ thể con người và hỗ trợ cho việc loại bỏ chất độc hại -  hàm lượng chất này cao nhất ở trong lõi dứa, gấp tới 20 lần so với thịt dứa.
Lá cà rốt:  Không chỉ là một món ngon, cà rốt còn mang lại các chất dinh dưỡng như beta-carotene, vitamin A, khoáng chất và một lượng lớn các chất chống ôxy hóa cho người sử dụng. Mọi người thường lựa chọn phần củ cà rốt mà bỏ đi phần lá mà không biết rằng, lá cà rốt chứa một con số ấn tượng các chất dinh dưỡng như protein, các vitamin và khoáng chất.
Vỏ hành tây: Vỏ hành tây rất giàu chất chống oxy hóa và hàm lượng cao quercetin - một hợp chất có thể điều chỉnh huyết áp và giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Sự kết hợp của chất chống oxy hóa và quercetin có thể giữ động mạch của bạn nổi giãn ra và làm cho dòng chảy của máu dễ dàng hơn, do đó làm giảm huyết áp cao đồng thời làm tăng tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể đến một mức độ lớn, giúp giảm chất béo dư thừa trong cơ thể và điều trị bệnh béo phì.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách chữa phồng rộp trên da tại nhà hiệu quả
Cách chữa phồng rộp trên da tại nhà hiệu quả

VOV.VN - Mang giày chặt, bị bỏng nhẹ ... dễ khiến tay chân bạn bị phồng rộp. Một số mẹo nhỏ sau có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này hiệu quả tại nhà.

Cách chữa phồng rộp trên da tại nhà hiệu quả

Cách chữa phồng rộp trên da tại nhà hiệu quả

VOV.VN - Mang giày chặt, bị bỏng nhẹ ... dễ khiến tay chân bạn bị phồng rộp. Một số mẹo nhỏ sau có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này hiệu quả tại nhà.

Ăn gì bổ sung dinh dưỡng cho các bộ phận trên cơ thể?
Ăn gì bổ sung dinh dưỡng cho các bộ phận trên cơ thể?

VOV.VN -Mỗi loại thực phẩm sẽ chứa một loại chất dinh dưỡng riêng bổ sung cho từng bộ phận cho cơ thể.

Ăn gì bổ sung dinh dưỡng cho các bộ phận trên cơ thể?

Ăn gì bổ sung dinh dưỡng cho các bộ phận trên cơ thể?

VOV.VN -Mỗi loại thực phẩm sẽ chứa một loại chất dinh dưỡng riêng bổ sung cho từng bộ phận cho cơ thể.