Hòa bình Triều Tiên: “Bóng” đến chân Mỹ trong thế trận đã định sẵn?

VOV.VN - Liệu Tổng thống Donald Trump có phải đi theo lộ trình hòa bình mà Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã vạch sẵn?

Trong cuộc gặp tối qua (24/9) tại New York, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trao thông điệp “cá nhân và bí mật” của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bối cảnh bầu không khí phấn khởi vì thành công của cuộc gặp Thượng đỉnh liên Triều cuối tuần qua vẫn tiếp tục lan tỏa.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trao đổi với báo giới sau cuộc gặp tại New York tối 24/9. (Ảnh: Yonhap)

Cuộc gặp giữa ông Moon Jae-in và ông Donald Trump vừa qua có lẽ là một trong những sự kiện quan trọng nhất bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang diễn ra tại New York.

Ngoài việc ông Moon Jae-in mang trọng trách của một “sứ giả hòa bình”, người đứng giữa Mỹ và Triều Tiên trong cuộc đàm phán này, dư luận cũng đặc biệt quan tâm đến phản ứng và nước cờ tiếp theo của Tổng thống Trump.

Moon Jae-in: Từ Bình Nhưỡng tới New York

Ông Moon Jae-in đã nhận được sự tiếp đón trọng thị và vô cùng nồng hậu ở Bình Nhưỡng cuối tuần qua.

Tháp tùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong chuyến thăm 3 ngày đến Triều Tiên là đoàn gồm 200 đại biểu, trong đó có cả những ngôi sao K-pop, một ảo thuật gia, các huấn luyện viên thể thao, các chính trị gia và các nhà quản lý của 4 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc.

Với sứ mệnh là một cơ hội lịch sử, đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Hàn Quốc đến Triều Tiên trong hơn một thập kỷ qua, nhưng lại là cuộc gặp thứ ba giữa lãnh đạo 2 nước trong vòng chưa đầy 6 tháng, với đầy những lễ nghi long trọng.

Đó là đội danh dự chào mừng ông Moon Jae-in và phu nhân, là đám đông hàng nghìn người vẫy hoa và lá cờ in hình Bán đảo Triều Tiên thống nhất chào đón đoàn đại biểu Hàn Quốc.

Đó là cái ôm thật chặt mà ông Kim Jong-un dành cho ông Moon Jae-in ngay khi Tổng thống Hàn Quốc đặt chân xuống sân bay quốc tế ở Bình Nhưỡng, rồi cả 2 cùng ngồi trên một chiếc Mercedes diễu hành qua các con phố ở thủ đô của Triều Tiên, vẫy tay chào người dân 2 bên đường.

Đó là cái nhìn trìu mến mà Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Jung-sook dành cho bà Ri sol-ju, vợ ông Kim Jong-un, được các camera ghi lại khi 2 bà đến thăm các bệnh viện và trường học ở thủ đô Bình Nhưỡng hay lúc xem biểu diễn nghệ thuật.

Nếu không được đặt trong một bối cảnh phù hợp, có lẽ bầu không khí 3 ngày đó và Tuyên bố chung Bình Nhưỡng tháng 9 giữa 2 nhà lãnh đạo sẽ để lại ấn tượng rằng, chuyến đi vừa rồi chỉ đơn thuần nhằm mục đích đặt nền móng chính trị, kinh tế, văn hóa và cơ sở hạ tầng cho việc thống nhất 2 miền của Bán đảo Triều Tiên.

Thế nhưng, sau những hoạt động tràn đầy không khí lễ hội từng bừng đó, ông Moon Jae-in không quên mục đích duy nhất của mình. Đó là thuyết phục ông Kim Jong-un có những hành động cụ thể hướng tới phi hạt nhân hóa nhằm nối lại các cuộc đàm phán đang bị bế tắc giữa Washington và Bình Nhưỡng, và để thúc đẩy “hòa bình không thể đảo ngược” cho Bán đảo Triều Tiên.

Bởi đó mới là điều mà ông Moon Jae-in có thể đưa ra trong cuộc gặp Donald Trump ở New York để thuyết phục Tổng thống Mỹ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên, phá vỡ thế bế tắc và tiếp tục thúc đẩy hòa bình cho Bán đảo Triều Tiên.

“Bóng” trong chân ông Trump

Sau cuộc gặp riêng kéo dài 70 phút, ông Moon Jae-in và ông Kim Jong-un đã có cuộc họp báo chung công bố hàng loạt thành công của cuộc gặp, từ giao lưu nhân dân, hợp tác kinh tế, giáo dục đến giảm bầu không khí đối đầu căng thẳng ở khu vực biên giới. Tất cả khiến dư luận có cảm giác hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên như đã cận kề.

Nhưng phi hạt nhân hóa mới là ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Vấn đề này là điểm thứ 5 trong số 6 điểm nhất trí giữa 2 nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên, theo đó, 2 bên chia sẻ mục tiêu chung vì Bán đảo Triều Tiên không còn vũ khí hạt nhân và đe dọa hạt nhân.

Đáng lưu ý là Triều Tiên đã đồng ý dỡ bỏ vĩnh viễn bãi thử động cơ tên lửa Dongchang-ri trước sự giám sát của các quan sát viên quốc tế. Bình Nhưỡng còn để ngỏ khả năng dỡ bỏ vĩnh viễn cơ sở hạt nhân Yongbyon nếu Mỹ có các động thái tương xứng, phù hợp với tuyên bố chung sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Singapore hồi tháng 6.

Bàn cờ dọn sẵn cho Mỹ

Có thể nói, tuyên bố chung Bình Nhưỡng tháng 9 đã dọn sẵn một bàn cờ và chỉ chờ bước đi tiếp theo của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ở một khía cạnh, giới quan sát Hàn Quốc nhận định, Bình Nhưỡng đã thông qua chính quyền của ông Moon Jae-in, đưa ra một “mồi nhử” chỉ vừa đủ hấp dẫn để Tổng thống Mỹ Donald Trump xem xét gặp ông Kim Jong-un lần thứ hai. Bất cứ điều gì, lịch trình dỡ bỏ các bãi thử chính hay việc công bố danh sách các cơ sở hạt nhân và tên lửa, hoặc cam kết lập tức chấm dứt sản xuất vũ khí hạt nhân cũng như các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác có thể “gieo” niềm tin vào cam kết của Bình Nhưỡng.

Thế nhưng ở khía cạnh khác, những người lạc quan hơn lại tin rằng diễn biến Thượng đỉnh Moon – Kim vừa qua đã mang lại kết quả thực chất và có lẽ là bước đi khôn ngoan nhất của ông Kim Jong-un. Lùi một vài bước, ông Kim Jong-un đã có đủ đà để “đá quả bóng quyết định hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên” về phía Mỹ.

Nhưng ý định của Bình Nhưỡng thực sự ra sao có lẽ không quan trọng bằng việc Washington vạch ra con đường như thế nào. Quan trọng là như Thượng nghị sỹ Mỹ Lindsey Graham cảnh báo, chính quyền của Tổng thống Donald Trump không có quá nhiều sự lựa chọn và có thể để vuột mất “cơ hội tốt nhất cuối cùng” để đạt được hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.

Để cuộc gặp Thượng đỉnh Trump – Kim thứ hai xảy ra, Washington cần phải có một kế hoạch được tính toán kỹ lưỡng để thực sự đạt được mục tiêu không còn vũ khí hạt nhân hay đe dọa hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên thay vì những thỏa thuận thiếu “độ chín”, thiếu cụ thể và thừa lỗ hổng như những gì đã xảy ra ở Singapore hồi tháng 6.

Mỹ cũng sẽ phải xem xét mối quan hệ đồng minh với Hàn Quốc trong tương lai sẽ ra sau khi mà Tổng thống Moon Jae-in lâu nay ủng hộ cách tiếp cận “Một Triều Tiên” (One Korea).

Theo bà Soo Kim, cựu chuyên gia phân tích về Triều Tiên của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), khi Triều Tiên và Hàn Quốc cam kết về “một kỷ nguyên không có chiến tranh” trong tương lai cũng là lúc sự lựa chọn của Mỹ càng bị bó hẹp hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ cần thúc đẩy đàm phán Hiệp ước Hòa bình Triều Tiên
Mỹ cần thúc đẩy đàm phán Hiệp ước Hòa bình Triều Tiên

VOV.VN - Hiệp ước Hòa bình Triều Tiên là điều rất cần cho Bán đảo Triều Tiên và an ninh thế giới. Mỹ đóng vai trò quan trọng trong đàm phán hòa ước đó.

Mỹ cần thúc đẩy đàm phán Hiệp ước Hòa bình Triều Tiên

Mỹ cần thúc đẩy đàm phán Hiệp ước Hòa bình Triều Tiên

VOV.VN - Hiệp ước Hòa bình Triều Tiên là điều rất cần cho Bán đảo Triều Tiên và an ninh thế giới. Mỹ đóng vai trò quan trọng trong đàm phán hòa ước đó.

Những thay đổi một năm sau khi ông Trump dọa “phá hủy” Triều Tiên
Những thay đổi một năm sau khi ông Trump dọa “phá hủy” Triều Tiên

VOV.VN - Ngày 23/9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lên đường tới Mỹ để gặp Tổng thống Donald Trump và tham dự kỳ họp thường niên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.

Những thay đổi một năm sau khi ông Trump dọa “phá hủy” Triều Tiên

Những thay đổi một năm sau khi ông Trump dọa “phá hủy” Triều Tiên

VOV.VN - Ngày 23/9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lên đường tới Mỹ để gặp Tổng thống Donald Trump và tham dự kỳ họp thường niên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.

Mỹ-Hàn tìm kiếm biện pháp “có qua có lại” về phi hạt nhân hóa Triều Tiên
Mỹ-Hàn tìm kiếm biện pháp “có qua có lại” về phi hạt nhân hóa Triều Tiên

VOV.VN - Các “biện pháp qua lại” này được coi là động thái mang tính xây dựng đáp lại thiện chí phi hạt nhân hóa của Triều Tiên.

Mỹ-Hàn tìm kiếm biện pháp “có qua có lại” về phi hạt nhân hóa Triều Tiên

Mỹ-Hàn tìm kiếm biện pháp “có qua có lại” về phi hạt nhân hóa Triều Tiên

VOV.VN - Các “biện pháp qua lại” này được coi là động thái mang tính xây dựng đáp lại thiện chí phi hạt nhân hóa của Triều Tiên.

Triều Tiên trải thảm đỏ đón Tổng thống Hàn Quốc, khao khát hòa bình
Triều Tiên trải thảm đỏ đón Tổng thống Hàn Quốc, khao khát hòa bình

VOV.VN - Tổng thống Hàn Quốc đã tới Bình Nhưỡng để bắt đầu cuộc gặp Thượng đỉnh lần 3 với Triều Tiên trong 2018, với hy vọng lớn về chính thức chấm dứt chiến tranh.

Triều Tiên trải thảm đỏ đón Tổng thống Hàn Quốc, khao khát hòa bình

Triều Tiên trải thảm đỏ đón Tổng thống Hàn Quốc, khao khát hòa bình

VOV.VN - Tổng thống Hàn Quốc đã tới Bình Nhưỡng để bắt đầu cuộc gặp Thượng đỉnh lần 3 với Triều Tiên trong 2018, với hy vọng lớn về chính thức chấm dứt chiến tranh.

Chiến lược “im lặng” nhằm đối phó với Tổng thống Trump của Triều Tiên
Chiến lược “im lặng” nhằm đối phó với Tổng thống Trump của Triều Tiên

VOV.VN - Thúc đẩy các hoạt động ngoại giao và không phô diễn vũ khí hạt nhân đều là một phần trong chiến lược đối phó với Tổng thống Trump của ông Kim Jong Un.

Chiến lược “im lặng” nhằm đối phó với Tổng thống Trump của Triều Tiên

Chiến lược “im lặng” nhằm đối phó với Tổng thống Trump của Triều Tiên

VOV.VN - Thúc đẩy các hoạt động ngoại giao và không phô diễn vũ khí hạt nhân đều là một phần trong chiến lược đối phó với Tổng thống Trump của ông Kim Jong Un.