"Pháp lệnh còn đang cấm sao đòi thí điểm 'phố đèn đỏ' ở đặc khu"?

VOV.VN - Về ý kiến có nên thí điểm “phố đèn đỏ” ở đặc khu kinh tế, ông Đặng Thuần Phong nói: “Pháp lệnh còn đang cấm thì làm sao có thể đưa ra thí điểm”.

Mới đây, trong một hội thảo về quan điểm, định hướng xây dựng chính sách, pháp luật về mại dâm, vấn đề hình sự hóa hay phi hình sự hóa mại dâm, có nên coi mại dâm là một nghề vẫn là chủ đề gây nhiều ý kiến khác nhau.

Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, ngày 4/4, đại biểu Quốc hội Đặng Thuần Phong – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng tới thời điểm này chưa đưa ra được chương trình, chính sách nên “càng bàn càng loạn”.

Theo ông Đặng Thuần Phong, Bộ phải tham mưu cho Chính phủ, nâng Pháp lệnh phòng, chống mại dâm lên thành luật về mại dâm hay phòng chống mại dâm. Khi đó mới bàn về chính sách, còn để im như vậy thì làm sao được!

Các tỉnh cứ báo là không biết, ở tỉnh không có mại dâm! Ảnh minh hoạ

Về ý kiến thí điểm “phố đèn đỏ” ở đặc khu kinh tế, ông Phong nói thẳng: “Pháp lệnh còn đang cấm sờ sờ đó thì làm sao có thể đưa ra thí điểm?”, đồng thời cho rằng hiện không ai quản lý được.

“Các tỉnh cứ báo là tôi không biết, tỉnh tôi không có, nhưng các cộng đồng mà chúng tôi gặp, ổ nhóm trong các câu lạc bộ, mại dâm thì lại công khai. Trong khi đó công an không nắm được, ngành lao động không nắm được, chính quyền địa phương không nắm được” – ông Phong nói

Vị đại biểu Quốc hội này cũng lưu ý, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm có từ lâu và liên quan đến quyền con người và quyền công dân nên cần phải nâng lên thành luật. “Nhận diện bất cập rồi, đi học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài, hội thảo trong nước hết rồi, mà giờ không chịu làm, không chịu nâng lên mà đi nói quan điểm, thì nói cái gì!” – ông Đặng Thuần Phong cho biết.

Cũng theo Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội, giờ nếu nói hợp thức hoá mại dâm thì có thể có quan điểm khác nhau, nơi ủng hộ, nơi không. Tuy nhiên trước hết phải đưa vào luật, bởi vấn đề này liên quan đến quyền con người, quyền công dân nên không thể để ở văn bản dưới luật.

“Phải sửa cho phù hợp, nếu có Luật về mại dâm thì cái nào cho phép, cái nào không, quản lý kiểu gì. Thái Lan vẫn cấm nhưng tác nghiệp của họ hợp lý, rồi ngành y tế hàng tháng khám sức khoẻ định kỳ, làm việc trong các cơ sở nhạy cảm có hợp đồng. Ở trong cơ sở đó anh làm gì thì làm nhưng ra ngoài làm là anh bị bắt. Họ quản lý rất chặt, còn chúng ta không ai nắm được rồi cứ đổ thừa do văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn chỉnh, nhưng lại không chịu làm” – ông Đặng Thuần Phong nêu quan điểm.   

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Đỗ Thị Lan - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng thực tế vẫn có “cung” và “cầu”. Các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chức năng cũng rất khó khăn khi thực hiện quản lý một cách có hiệu quả.

“Cần phải quy định trong luật, xem cho phép hoạt động đến đâu, người hành nghề, rồi các cơ quan chức năng phải thực hiện thế nào. Nếu để hoạt động nhưng không cho phép thì không phòng chống được, bởi thực tế cung vẫn có và cầu vẫn có” – bà Đỗ Thị Lan nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Có nên quy định mại dâm là một nghề?
Có nên quy định mại dâm là một nghề?

VOV.VN -Từ lâu, với nhiều người, "buôn phấn bán hương" vẫn là một nghề để kiếm sống, tuy nhiên tại Việt Nam đây là hành vi bị pháp luật ngăn cấm.

Có nên quy định mại dâm là một nghề?

Có nên quy định mại dâm là một nghề?

VOV.VN -Từ lâu, với nhiều người, "buôn phấn bán hương" vẫn là một nghề để kiếm sống, tuy nhiên tại Việt Nam đây là hành vi bị pháp luật ngăn cấm.

Mại dâm - Không thể xóa nhưng không nên hình sự hóa
Mại dâm - Không thể xóa nhưng không nên hình sự hóa

VOV.VN - Bà Khuất Thu Hồng: Tôi mong là hoạt động mại dâm được tiếp cận theo hướng phi hình sự hóa...không bị coi là tội hình sự và có những quy định pháp luật.

Mại dâm - Không thể xóa nhưng không nên hình sự hóa

Mại dâm - Không thể xóa nhưng không nên hình sự hóa

VOV.VN - Bà Khuất Thu Hồng: Tôi mong là hoạt động mại dâm được tiếp cận theo hướng phi hình sự hóa...không bị coi là tội hình sự và có những quy định pháp luật.

Công nhận mại dâm: Lợi nhiều hơn hại?
Công nhận mại dâm: Lợi nhiều hơn hại?

Nếu chúng ta xem mại dâm là một nghề thì cái lợi sẽ lớn hơn là cấm như hiện nay vì y tế có thể tiếp cận để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm...

Công nhận mại dâm: Lợi nhiều hơn hại?

Công nhận mại dâm: Lợi nhiều hơn hại?

Nếu chúng ta xem mại dâm là một nghề thì cái lợi sẽ lớn hơn là cấm như hiện nay vì y tế có thể tiếp cận để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm...