Ảnh: Xót xa những phận người sống mòn ở trại phong bỏ hoang

VOV.VN - Nằm nép mình dưới chân đồi heo hút thuộc xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội, trại phong Đá Bạc hiện đã bỏ hoang, thành nơi nương nhờ của vài bệnh nhân.

Trại phong Đá Bạc cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 50 km, ai muốn đến đây phải đi vào con đường duy nhất nhỏ hẹp, quanh co và rất gồ ghề, bụi bặm.
Đi đến nghĩa trang xã Minh Phú cũng là lúc những hình ảnh trại phong Đá Bạc mờ ẩn hiện ra, dãy nhà đổ nát này nằm nép mình dưới những ngọn đồi heo hút.
Theo tìm hiểu, trại phong này có từ năm 1968, chăm sóc và chữa trị cho 150 bệnh nhân đến năm 2013 được chuyển về cơ sở mới thuộc huyện Quốc Oai (là trại phong Xuân Mai hiện nay). Từ đó cơ sở này bỏ hoang và là nơi nương nhờ của những bệnh nhân xin ở lại.
Một quang cảnh cô tịch và hoang tàn ở trại phong.
Bên trong một căn phòng đã bị bỏ hoang lâu ngày.
Tổng cộng nơi đây 18 phòng, nhưng đa phần đều hoang tàn và đổ nát.
Bốn năm trước, khi di dời trại phong đến nơi khác, một số bệnh nhân  đã xin ở lại vì tình cảm gắn bó và lưu luyến với nơi này quá lâu, có người đã gửi cả tuổi thanh xuân ở nơi này và cũng vì người đã khuất.

Cảm giá thắt lòng khi nghe các cụ còn ở lại đây chia sẻ.
Hiện tại có khoảng 4 cụ vẫn ở lại những căn phòng bỏ hoang, tồi tàn của dãy nhà này. Đặc biệt hơn các cụ đều  có chung một nỗi đau mang trong mình căn bệnh phong quái ác, nhiều người không còn gia đình, bị họ hàng hắt hủi.
Cụ Lê Thị Liên (quê ở Gia Lâm, Hà Nội) sống trong căn phòng khoảng chừng 13m2 ở cuối dãy nhà. Trông thấy chúng tôi cụ tỏ ra rất vui mừng. 
Cụ Lê Thị Liên chia sẻ: "Tôi vào đây từ năm 24 tuổi, cha mẹ tôi mất sớm, họ hàng, anh chị em xa lánh hắt hủi vì ngày đó nhiều người chưa biết về căn bênh này, cứ nói "phong hủi" là tránh xa".

"Tôi năm nay là 70 tuổi, gần nửa thế kỷ gắn bó với nơi này, đây như là nhà và cũng già cả rồi, chẳng muốn chuyển đi đâu nữa. Bệnh này bị người ta kỳ thị lắm, tôi cũng không muốn về quê, sống ở đây, chết cũng chôn ở đây. Quanh năm ở đây chẳng có ai, từ khi mọi người chuyển đi chúng tôi chỉ làm bạn với cái đài của người ta cho thấy các cậu vào đây tôi mừng lắm” - Bà Liên chia sẻ thêm.

Khi xin ở lại các chế độ hỗ trợ của nhà nước đều đã không còn, các cụ đều phải tự trồng rau ở khoảnh vườn nhỏ sống qua ngày. 
Bà Liên cho biết: "Thi thoảng có một vài người đến thương cảm cho chúng tôi mấy cân gạo, để chúng tôi tiếp tục vượt qua những tháng ngày cuối đời này".

Ngoài cụ Liên, trong dãy nhà còn có cụ Nguyễn Xuân Vui (80 tuổi, quê ở Sóc Sơn, Hà Nội), cụ vào đây từ năm 1961. Cụ chia sẻ: "Chúng tôi mỗi người một hoàn cảnh, một số phận khác nhau, nhưng có chung căn bệnh phong quái ác. Ở đây có người bị phong ăn cụt hết các ngón tay, ngón chân và sống cô đơn đến chết vẫn không có người thân đến nhận".
Cùng chung hoàn cảnh với 2 cụ, cụ Nguyễn Thị Sợi (76 tuổi, quê gốc Vĩnh Tường, Vĩnh Phú) tâm sự: "Từ khi trại bị bỏ hoang, chúng tôi buồn lắm, lúc nào cũng cảm thấy cô đơn nhưng rồi cũng quen. Chúng tôi xin ở lại vì ở đây từ thời con gái, quen với nơi đây rồi. Chúng tôi cứ sống vậy thôi, số phận cuộc đời rồi”.
Tuy cụ chia sẻ là quen với cảnh cô đơn khổ cực rồi nhưng chúng tôi vẫn bắt gặp những khoảng lặng, những nỗi buồn sâu thẳm từ ánh mắt của các cụ.
Căn bệnh phong quái ác vẫn đeo bám, tiếp tục hành hạ các cụ.
Rồi cũng đến lúc chúng tôi phải chia tay các cụ. Cụ Liên tập tễnh ra tiễn chúng tôi, khuôn mặt hiện rõ nét buồn phiền, quyến luyến./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đi vào đường cấm, tài xế xe máy bị tông trực diện tử vong
Đi vào đường cấm, tài xế xe máy bị tông trực diện tử vong

VOV.VN - Đáng lưu ý, đường cao tốc Liên Khương – Đà Lạt có 15/19,5km là đường cấm các loại xe hai bánh và người đàn ông bị nạn đã đi vào đoạn cấm này. 

Đi vào đường cấm, tài xế xe máy bị tông trực diện tử vong

Đi vào đường cấm, tài xế xe máy bị tông trực diện tử vong

VOV.VN - Đáng lưu ý, đường cao tốc Liên Khương – Đà Lạt có 15/19,5km là đường cấm các loại xe hai bánh và người đàn ông bị nạn đã đi vào đoạn cấm này.