Phản gián Hà Nội đối đầu với CIA (Mỹ) và tình báo phương Bắc

VOV.VN - Lực lượng phản gián của công an Hà Nội đã tham gia nhiều chuyên án cùng công an trung ương, đấu trí với tình báo của Mỹ và một cường quốc phương Bắc.

Tang vật của gián điệp Nguyễn Văn Hồng thuộc Sở tình báo Phủ Tổng thống ngụy Ngô Đình Diệm. Y ra Bắc hoạt động vào tháng 6/1962 và nhanh chóng bị công an Hà Nội theo dõi sát sao.
Hộ chiếu (mang tên Cao Xuân Tuyên), mã số điện đài và chân dung của gián điệp Trần Minh Châu trong mạng lưới gián điệp của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Trần Minh Châu (Cao Xuân Tuyên) là một mắt xích quan trọng trong nhóm gián điệp của CIA có âm mưu phá hoại, lật đổ chính quyền cách mạng. Nhóm Châu hoạt động ở 3 địa bàn, với Hà Nội là địa bàn chính.
Cơ quan công an lập chuyên án C30 vào năm 1955. Tháng 11/1958, công an ta đồng loạt phá án, bắt 12 đối tượng chính trong nhóm gián điệp này. Châu và đồng bọn bị đưa ra xét xử.
Hàng tâm lý chiến mà tình báo Mỹ-ngụy sử dụng để lung lạc đồng bào ta ở miền Bắc XHCN. Trong ảnh là áo len và máy thu thanh bán dẫn.
Điệp viên Đỗ Thị Thu Hà, vốn là Việt kiều ở Lào, được CIA tại Lào huấn luyện để dò la tin tức ở miền Bắc nước ta. Hà đã bị phát hiện từ trước và bị vô hiệu hóa khi về đến Hà Nội.
Súng lục ổ xoay và dao găm của một phi công Mỹ bị công an Hà Nội bắt giữ sau khi máy bay của anh ta bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội trong kháng chiến chống Mỹ.
Công an Hà Nội đã điều tra, bắt giữ tên Nguyễn Sinh Biền vào ngày 29/4/1980 (ngay trước ngày lễ 30/4), vô hiệu hóa ý đồ của y là rải số truyền đơn phản động này.
Hồ sơ của Phòng Bảo vệ Chính trị 3 (Sở Công an Hà Nội) về gián điệp Thái Nhữ Siêu (người Việt gốc Hoa). Bên trái và dưới là bài báo ghi lời thú tội của gián điệp này.
Tòa án thành phố Hà Nội xét xử tên Thái Nhữ Siêu vào tháng 7/1984. Siêu làm gián điệp cho cơ quan tình báo của nước láng giềng phương bắc, gây bất ổn chính trị và kinh tế.
Các số báo của tờ An ninh Thủ đô vào tháng 7/1984 đã đăng lời thú tội của gián điệp Siêu – nguyên Phó Tổng biên tập báo Tân Việt Hoa có trụ sở tại Hà Nội.
Các phần tử người Việt gốc Hoa này bị bắt giữ sau khi gây rối tại Khách sạn Ga Hà Nội vào tháng 8/1978. Vụ gây rối diễn ra trong bối cảnh căng thẳng biên giới Tây Nam và sắp nổ ra chiến tranh biên giới phía Bắc.
Khu tưởng niệm các liệt sĩ ngành công an Hà Nội qua các thời kỳ. Ảnh chụp trong khuôn viên Bảo tàng Công an Hà Nội./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiến công của tình báo, an ninh Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp
Chiến công của tình báo, an ninh Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp

VOV.VN - Lực lượng an ninh, điệp báo Công an Hà Nội đã tham gia bảo vệ chính quyền cách mạng năm 1946 và tích cực kháng chiến chống thực dân Pháp sau đó.

Chiến công của tình báo, an ninh Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp

Chiến công của tình báo, an ninh Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp

VOV.VN - Lực lượng an ninh, điệp báo Công an Hà Nội đã tham gia bảo vệ chính quyền cách mạng năm 1946 và tích cực kháng chiến chống thực dân Pháp sau đó.

Cận cảnh trụ sở cơ quan tình báo lừng danh KGB/FSB
Cận cảnh trụ sở cơ quan tình báo lừng danh KGB/FSB

VOV.VN - Sau khi Liên Xô tan rã, cơ quan an ninh mới của Nga (FSB) tiếp tục sử dụng trụ sở cũ của cơ quan tình báo KGB nổi tiếng.

Cận cảnh trụ sở cơ quan tình báo lừng danh KGB/FSB

Cận cảnh trụ sở cơ quan tình báo lừng danh KGB/FSB

VOV.VN - Sau khi Liên Xô tan rã, cơ quan an ninh mới của Nga (FSB) tiếp tục sử dụng trụ sở cũ của cơ quan tình báo KGB nổi tiếng.