“Ông Nén đi tù 17 năm, sao đủ giấy tờ để chứng minh thiệt hại?“

VOV.VN - Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp đề cập vụ án oan Huỳnh Văn Nén khi thảo luận về dự án Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước (sửa đổi).

Dự thảo Luật vừa trình Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định theo hướng làm rõ các thiệt hại được bồi thường, căn cứ xác định mức bồi thường, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết yêu cầu bồi thường, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại, góp phần nâng cao trách nhiệm của người thi hành công vụ nói riêng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung.

Thảo luận tại tổ chiều 27/10, bà Lê Thị Nga (đoàn Thái Nguyên) – Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh đây là dự luật rất quan trọng nên cần thảo luận, cân nhắc kỹ nhằm đảm bảo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước. Nhấn mạnh quan điểm thống nhất Nhà nước sai thì phải nhận lỗi, bồi thường, bà Lê Thị Nga nói: “Tính triệt để thì không có gì bồi thường được sau khi đưa một con người vào tù oan, dù một năm cũng khó khắc phục”.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga thảo luận tại tổ về dự án Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chiều 27/10

Cho ý kiến sâu về lĩnh vực tố tụng hình sự, bà Lê Thị Nga cho rằng việc dự luật mở rộng các trường hợp được xác định bồi thường là hợp lý. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảo, Toà án NDTC, Viện KSNDTC, Bộ Công an cần rà lại vì luật quy định như thế nhưng đi vào từng hợp cụ thể sẽ rất phức tạp.

Dẫn báo cáo oan sai năm 2015 đánh giá trường hợp bồi thường oan sai có biểu hiện chậm, thậm chí tránh né, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cho rằng cái này không phải do pháp luật mà là do áp dụng pháp luật.

“Vướng nhất hiện nay một số trường hợp quá trình bồi thường kéo dài. Người bị làm oan chịu thiệt thòi lớn, quá trình xác định oan khó khăn, một số trường hợp cơ quan tự phát hiện, nhưng có trường hợp ngoài nỗ lực của cơ quan tiếp nhận đơn thư thì vai trò gia đình họ rất lớn, kêu oan lâu. Trong khi đó hành trình bồi thường cũng khá dài”- bà Nga nói.

Bà Nga cho rằng vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (ở Bắc Giang) đã giải quyết xong nhưng còn vụ ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) tại sao lúc đầu thoả thuận hơn 10 tỷ đồng, nhưng sau đó còn 2,6 tỷ đồng? Nếu ra toà thì theo thủ tục tố tụng dân sự, trách nhiệm chứng minh thuộc về người khởi kiện, điều này sẽ khó khăn cho người đòi bồi thường.

“Như ông Nén đi tù 17 năm thì làm cách nào để đủ giấy tờ để chứng minh được. Cực kỳ khó chứng minh thiệt hại” – bà Lê Thị Nga bày tỏ và cho rằng luật này có quy định chi phí thực tế hợp lý tương đối đầy đủ và cần có quy định cụ thể về phương pháp xác định chi phí.

“Loại có hoá đơn thì tính theo hoá đơn, loại đi tù lâu không còn hoá đơn thì phải có cách tính chi phí hợp lý để đảm bảo công bằng” – bà Nga nêu ý kiến và đề nghị với những vụ việc nổi cộm “đăc biệt” thì Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC xem xét chỉ đạo giải quyết để tránh kéo dài.

Cũng liên quan đến việc bồi thường vụ án oan Huỳnh Văn Nén, trao đổi bên hành lang Quốc hội, ông Huỳnh Thanh Cảnh - Phó Bí thư Tỉnh uỷ - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận cho biết, cơ quan toà án đã có những bước tính, thỏa thuận bồi thường lần thứ 3 ở mức cũng khá cao và đến lần thương lượng thứ 4, mức bồi thường toà đưa ra còn 2,6 tỷ.

“Tôi nghĩ, việc tính toán, xác định mức bồi thường cho ông Nén phải căn cứ quy định của pháp luật. Mức bồi thường thương lượng lần thứ 3 so với lần thứ 4 có mức chênh lệch khá lớn như vậy có thể do vận dụng pháp luật không chuẩn, không bảo đảm nên khi rà soát lại mức bồi thường giảm xuống. Những điều này đều phải có căn cứ pháp luật” – ông Huỳnh Thanh Cảnh nói.

Trước băn khoăn rằng ông Huỳnh Văn Nén đi tù 17 năm thì làm sao có thể có đủ hóa đơn, chứng từ để chứng minh được thiệt hại, theo ông Huỳnh Thanh Cảnh, cơ quan chức năng phải có sự vận dụng tối đa để bồi thường.

“Toà án phải có trách nhiệm rà soát lại thật kỹ, vận dụng tối đa để bồi thường thỏa đáng nhất, cao nhất cho ông Nén. Nhưng vận dụng tối đa cũng phải theo quy định của pháp luật” – Trưởng đoàn ĐBQH Bình Thuận nhấn mạnh.

Liên quan đến công tác bồi thường oan sai, khi thảo luận về dự án Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước (sửa đổi), Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình cũng chia sẻ, việc bồi thường kiểu gì cũng bị nói và gặp không ít khó khăn.

“Nếu bồi thường đúng quy định của luật, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính là phải có chứng cứ, giấy tờ xác nhận chi tiêu... thì bồi thường không được bao nhiêu cả, lại lên tiếng tại sao bồi thường thấp. Như vụ Huỳnh Văn Nén (ở Bình Thuận), nếu “kẻ” theo đúng quy định số tiền không lớn. Dư luận sẽ đặt câu hỏi sao mười mấy năm mà chỉ có bấy nhiêu? Còn nếu vận dụng số tiền quá nhiều, thì cũng sẽ có một luồng dư luận khác lên án, tại sao tiền Nhà nước mất nhiều thế!” – ông Bình bày tỏ

Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình cũng cho rằng, trên thực tế khi vận dụng luật, có hướng dẫn bao nhiêu cũng không đủ, vì có những khoản không thể nào chứng cứ hoá được như danh dự, sức khoẻ, tinh thần... Đây là những thứ không có định lượng nên tuỳ theo sự vận dụng. Điều đó khiến cơ quan thi hành gặp khó khăn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần có quy định chuẩn để tính toán bồi thường oan sai
Cần có quy định chuẩn để tính toán bồi thường oan sai

VOV.VN - Dự thảo Luật sửa đổi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cần có quy định chuẩn để các cơ quan nhà nước lấy làm căn cứ tính toán mức bồi thường.

Cần có quy định chuẩn để tính toán bồi thường oan sai

Cần có quy định chuẩn để tính toán bồi thường oan sai

VOV.VN - Dự thảo Luật sửa đổi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cần có quy định chuẩn để các cơ quan nhà nước lấy làm căn cứ tính toán mức bồi thường.

Tòa án tỉnh Bình Thuận thương lượng với ông Nén để bồi thường oan sai
Tòa án tỉnh Bình Thuận thương lượng với ông Nén để bồi thường oan sai

VOV.VN - Sáng 20/5, TAND tỉnh Bình Thuận có cuộc làm việc với ông Nén và các luật sư để thương lượng việc bồi thường án oan sai hơn 17 năm của ông này

Tòa án tỉnh Bình Thuận thương lượng với ông Nén để bồi thường oan sai

Tòa án tỉnh Bình Thuận thương lượng với ông Nén để bồi thường oan sai

VOV.VN - Sáng 20/5, TAND tỉnh Bình Thuận có cuộc làm việc với ông Nén và các luật sư để thương lượng việc bồi thường án oan sai hơn 17 năm của ông này

Chậm trễ bồi thường oan sai hàng trăm tỉ đồng
Chậm trễ bồi thường oan sai hàng trăm tỉ đồng

VOV.VN - Theo thống kê, 6 năm qua, mới có 22 trong tổng số hơn 200 vụ việc đã giải quyết yêu cầu bồi thường với tổng số tiền hơn 600 triệu đồng trên tổng số hơn 111 tỉ đồng Nhà nước phải bồi thường. 

Chậm trễ bồi thường oan sai hàng trăm tỉ đồng

Chậm trễ bồi thường oan sai hàng trăm tỉ đồng

VOV.VN - Theo thống kê, 6 năm qua, mới có 22 trong tổng số hơn 200 vụ việc đã giải quyết yêu cầu bồi thường với tổng số tiền hơn 600 triệu đồng trên tổng số hơn 111 tỉ đồng Nhà nước phải bồi thường. 

Xác định thiệt hại - điểm nghẽn trong bồi thường oan sai
Xác định thiệt hại - điểm nghẽn trong bồi thường oan sai

VOV.VN -Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải dự liệu và khái quát hóa được các loại thiệt hại để làm căn cứ áp dụng cho từng vụ việc, hoàn cảnh cụ thể

Xác định thiệt hại - điểm nghẽn trong bồi thường oan sai

Xác định thiệt hại - điểm nghẽn trong bồi thường oan sai

VOV.VN -Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải dự liệu và khái quát hóa được các loại thiệt hại để làm căn cứ áp dụng cho từng vụ việc, hoàn cảnh cụ thể