25 thành phố dẫn đầu thế giới về công nghệ cao

VOV.VN - 25 thành phố phát triển nhất trên thế giới dựa vào các công nghệ tiên tiến và tạo cơ hội cho người dân phát triển những lĩnh vực mới.

Washington, DC: Thủ đô của nước Mỹ phát triển công nghệ nhanh chóng trong thập kỷ qua, tăng tổng số việc làm liên quan đến công nghệ lên 50%. Thêm vào đó, hơn 1.000 doanh nghiệp khởi nghiệp tại đây. Sự kết hợp giữa chính sách của chính quyền liên bang với các quỹ đầu tư mạo hiểm đã tạo môi trường hấp dẫn cho các công ty công nghệ phát triển trong thành phố. (Ảnh: National Geographic).
Barcelona, Spain: Thành phố Tây Ban Nha phát triển đáng kể trong sử dụng điện thoại thông minh trong thành phố. Cơ sở hạ tầng điện thoại thông minh rất tinh vi nhờ các hộp điện nằm rải rác xung quanh Barcelona chứa các máy tính có thể kiểm soát được mức độ ồn, mô hình lưu lượng truy cập và số người sử dùng. (Ảnh: Youtube)
Copenhagen, Đan Mạch: Đến năm 2025, thành phố có kế hoạch sử dụng năng lượng gió thay thế hoàn toàn cho nhiên liệu hóa thạch. Văn hoá đi xe đạp cũng phát triển mạnh mẽ khiến Copenhagen trở thành một thành phố không chỉ xanh mà còn đẹp. (Ảnh: YouTube).
Hong Kong, Trung Quốc: Thay vì vượt trội trong một lĩnh vực cụ thể, Hong Kong tiếp cận mọi tiến bộ khoa học công nghệ. Thành phố dành nhiều thời gian nghiên cứu, phát triển và đổi mới toàn thành phố. Đây cũng là thành phố có tốc độ Internet nhanh nhất ở Trung Quốc. Xuất khẩu công nghệ cao đạt 243 tỷ USD, chiếm 51% tổng lượng hàng xuất khẩu. (Ảnh: Opentour)
Berlin, Đức: Thủ đô của Đức tự hào có một nền văn hóa khởi nghiệp mạnh mẽ và có số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm cao nhất ở châu Âu. Berlin cũng là trụ sở ngành công nghiệp ô tô của châu Âu. Đây là thành phố duy nhất trên thế giới có tất cả các thương hiệu ô tô lớn. (Ảnh: YouTube).
Thâm Quyến, Trung Quốc: Là thành phố ở miền nam Trung Quốc với 11 triệu dân, đây là nơi xuất phát phần lớn các bằng sáng chế của Trung Quốc. Thâm Quyến phát triển nhanh trong vài năm qua và trở thành trung tâm của các nhà máy và robot. Nhiều công ty viễn thông và điện tử "khổng lồ" trên thế giới đã đặt trụ sở tại đây. (Ảnh: Viettravel).
Bangalore, Ấn Độ: nơi khởi nguồn của một loạt các công ty CNTT và phần lớn dân số của thành phố là các lập trình viên. Một nửa dân số của Ấn Độ dưới 25 và phần lớn trong số đó tham gia vào lĩnh vực công nghệ. (Ảnh: Pxhere.com).
Montreal, Canada: Nếu bạn muốn trở thành một nhà thiết kế hoặc lập trình công nghệ hay làm việc với thực tế ảo, bạn nên xem xét chuyển tới Montreal. Montreal là quê hương của Vrvana, hãng sản xuất tai nghe VR, và các công ty Hexoskin và OMSignal, thiết kế quần áo đo tín hiệu sinh trắc học của người đeo. Thành phố cũng có một nền văn hoá khởi nghiệp khá phát triển. (Ảnh: FlexJobs)
Thượng Hải, Trung Quốc: với khu công nghệ cao Zhangjiang gần đạt đến quy mô của thung lũng Silicon (Mỹ). Nơi đây có hơn 100.000 công nhân làm việc tại hàng nghìn công ty công nghệ cao. Giống như hầu hết các thành phố công nghệ cao của Trung Quốc, Thượng Hải có ưu thế về bằng sáng chế và quỹ đầu tư. (Ảnh: Đời sống Pháp luật).
Bắc Kinh, Trung Quốc: Mặc dù văn hóa khởi nghiệp không phát triển bằng các thành phố công nghệ cao khác của Trung Quốc, Bắc Kinh nổi tiếng về việc sử dụng điện thoại thông minh ở khắp nơi trong thành phố và số lượng bằng sáng chế được phân bổ trên đầu người. Số quỹ đầu tư mạo hiểm cũng tăng nhanh trong vài năm qua. (Ảnh: Viettravel).
Amsterdam, Hà Lan: Sự kết hợp giữa công nghệ tài chính, hiệu suất năng lượng và văn hoá khởi nghiệp đã khiến Amsterdam trở thành thành phố công nghệ ở châu Âu mặc dù nhỏ hơn nhiều so với các nước láng giềng. (Ví dụ chỉ có 1/3 dân số của Berlin). Cụ thể, vào tháng 4, các nhà lập pháp tuyên bố cấm xe hơi chạy xăng và khí đốt vào năm 2025 để mua xe điện - Đây có lẽ là dấu hiệu rõ nhất của thành phố đối trong tương lai. (Ảnh: YouTube).
Vancouver, Canada: Ngày từ năm 2014, CBC gọi Vancouver là "Thung lũng Silicon Bắc" để công nhận nền văn hóa khởi nghiệp mạnh mẽ của thành phố này. Tại đây, có hơn 600 công ty truyền thông kỹ thuật số tạo ra hơn 2 tỷ đô la doanh thu. Các trường đại học tập trung vào công nghệ và mức thuế doanh nghiệp thấp, đã làm cho thành phố trở nên hấp dẫn thu hút nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao. (Ảnh: YouTube).
Stockholm, Thụy Điển: với mục tiêu không dùng tiền mặt và xăng dầu trong 5 năm tới, Stockholm đang thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật số và môi trường. Thành phố này cũng có nhiều công ty khởi nghiệp trị giá "tỷ đô" nhất ở Châu Âu và là thị trường lớn thứ hai trên thế giới về số quỹ đầu tư mạo hiểm. Không có gì ngạc nhiên khi các lập trình viên đang đổ xô vào thủ đô của Thụy Điển. (Ảnh: YouTube).
Tokyo, Nhật Bản: thành phố nổi tiếng trên thế giới về cơ sở hạ tầng - ngành vận tải nói chung, hệ thống tàu điện ngầm nói riêng rất hiện đại và được sử dụng bởi 2,3 tỷ người/năm. Tokyo nổi tiếng với số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm, và là nơi làm việc của nhiều "gã khổng lồ" công nghệ. (Ảnh: Saigontravel).
Dallas-Fort Worth, Texas: Chỉ trong vòng vài năm gần đây, Dallas đã trở thành một trung tâm khởi nghiệp, với sự phát triển nhanh chóng về số lượng các nhà đầu tư mạo hiểm và tích hợp công nghệ vào hạ tầng thành phố. (Ảnh: Fathmreality).
Chicago, Illinois: là một trong 5 thành phố hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ cao ở Mỹ. Trong đó, Chicago tập trung vào số hóa thành phố, nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyển giao và vận chuyển năng lượng. (Ảnh: Wikipedia)
Toronto, Canada: đây là nơi bắt nguồn của Trung tâm đổi mới sáng tạo Cisco và khoảng 30% số doanh nghiệp CNTT của Canada, phần lớn trong số đó có ít hơn 50 nhân viên. Nhìn chung, các công ty của thành phố chiếm khoảng 52 tỷ USD doanh thu/năm ở Canada. (Ảnh: Wikipedia).
Singapore: có số lượng rất lớn các lập trình viên và các nhà đầu tư mạo hiểm. Tại đây liên tục giới thiệu cơ sở hạ tầng công nghệ cao. Singapore cũng hợp tác với MIT để xây dựng giao thông thông minh, dựa ít hơn vào xe hơi cá nhân và phát triển nhiều hơn các phương tiện công cộng như tàu hỏa công cộng. (Ảnh: Telegraph).
Boston, Massachusetts: nơi ra đời của một loạt các doanh nghiệp công nghệ lớn trong vài năm gần đây như MIT, Harvard, Tufts và Northeastern và nhiều doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ sinh học và robot. Đây cũng là trụ sở nghiên cứu R&D của các công ty lớn tên tuổi như Facebook và Amazon. (Ảnh: YouTube).
Đài Bắc, Đài Loan: thành phố tập trung phát triển phần cứng nhiều hơn là phần mềm. Một số công ty máy tính lớn nhất cũng tập trung đầu tư vào đây, bao gồm Asus, MSI, Gigabyte và Acer. Thành phố cũng tập trung rất nhiều các nhà đầu tư mạo hiểm. (Ảnh: tinhte.vn).

Seoul, Hàn Quốc: được gọi là thành phố tương lai với hệ thống tàu điện ngầm hiện đại bậc nhất. Seoul có số lượng bằng sáng chế nhiều hơn bất kỳ thành phố nào trên thế giới. Thành phố đã phát triển công nghệ phổ biến - như công nghệ 4G LTE cho điện thoại thông minh hay các cửa hàng ảo. (Ảnh: Goldenway).
Los Angeles, California: Đây là thành phố có số lượng việc làm lĩnh vực công nghệ cao lớn nhất nước Mỹ, với doanh thu khoảng 58 tỷ USD/năm. Khởi nghiệp và vốn mạo hiểm đóng vai trò quan trọng trong sự bùng nổ ngành công nghệ của Los Angeles. (Ảnh: YouTube).
London, Anh: Năm 2018, 10 tuyến tàu mới nối 30 trạm hiện có tại Anh với các đường hầm hoàn toàn mới. Với 20 tỷ đô la, đây là dự án giao thông lớn nhất ở châu Âu. Đây cũng là nơi có nhiều người khởi nghiệp và lập trình hơn hầu hết các thành phố khác trên thế giới. Theo một số ước tính, có thể có nhiều công việc IT ở London hơn tất cả các bang California. Theo ước tính sẽ có thêm 11.000 việc làm công nghệ mới tại London vào thập kỷ tới. (Ảnh: Goldenway).
New York, Mỹ: Theo văn phòng điều hành của chính phủ, gần 7.000 công ty công nghệ cao ở thành phố New York đã cung cấp hơn 100.000 việc làm trong quý III năm 2013. Bên cạnh các công ty khởi nghiệp, thành phố cũng hướng tới công nghệ tích hợp trên toàn thành phố: LinkNYC, dịch vụ Wifi miễn phí, có hơn 500 kiốt xung quanh Manhattan có sẵn để sử dụng công cộng. (Ảnh: Sinhvienboston.com).
San Francisco, Mỹ: chiếm vị trí hàng đầu của tất cả mọi thứ về công nghệ, từ nền văn hoá khởi nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm đến số lượng kỹ sư thiết kế và lập trình. (Ảnh: saigontourist)./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

68% sinh viên Học viện Công nghệ BCVT có việc làm ngay sau tốt nghiệp
68% sinh viên Học viện Công nghệ BCVT có việc làm ngay sau tốt nghiệp

VOV.VN - Gần 30% sinh viên mới ra trường của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) có lương hơn 10 triệu đồng/tháng.

68% sinh viên Học viện Công nghệ BCVT có việc làm ngay sau tốt nghiệp

68% sinh viên Học viện Công nghệ BCVT có việc làm ngay sau tốt nghiệp

VOV.VN - Gần 30% sinh viên mới ra trường của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) có lương hơn 10 triệu đồng/tháng.

Xu hướng công nghệ đột phá trên điện thoại trong năm 2018
Xu hướng công nghệ đột phá trên điện thoại trong năm 2018

VOV.VN - Mở khoá bằng nhận diện khuôn mặt, thực tế ảo, camera kép... là những xu hướng trên điện thoại trong năm nay.

Xu hướng công nghệ đột phá trên điện thoại trong năm 2018

Xu hướng công nghệ đột phá trên điện thoại trong năm 2018

VOV.VN - Mở khoá bằng nhận diện khuôn mặt, thực tế ảo, camera kép... là những xu hướng trên điện thoại trong năm nay.

An toàn thông tin: 95% sự cố do lỗi của người dùng
An toàn thông tin: 95% sự cố do lỗi của người dùng

VOV.VN - Năm 2018, an toàn thông tin vẫn là vấn đề nóng tại Việt Nam khi nguy cơ mất an toàn thông tin vẫn hiện hữu khắp mọi nơi. 

An toàn thông tin: 95% sự cố do lỗi của người dùng

An toàn thông tin: 95% sự cố do lỗi của người dùng

VOV.VN - Năm 2018, an toàn thông tin vẫn là vấn đề nóng tại Việt Nam khi nguy cơ mất an toàn thông tin vẫn hiện hữu khắp mọi nơi. 

An toàn thông tin: Người dùng phải chủ động tự vệ
An toàn thông tin: Người dùng phải chủ động tự vệ

VOV.VN - Người dùng cần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin ngay từ việc bảo mật thông tin cá nhân của mình.

An toàn thông tin: Người dùng phải chủ động tự vệ

An toàn thông tin: Người dùng phải chủ động tự vệ

VOV.VN - Người dùng cần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin ngay từ việc bảo mật thông tin cá nhân của mình.