Bão số 4: Hơn 7.000 tàu thuyền ở miền Trung tránh bão

VOV.VN - Đối phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, hiện các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận đã tổ chức triển khai chống bão nghiêm túc.

Các tỉnh từ Thừa Thiên- Huế đến Phú Yên đã có công điện, thông báo, báo cáo về công tác chủ động triển khai ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. Bộ đội biên phòng các địa phương đã thông báo hướng đẫn tàu thuyền biết hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh. 

Chiều 12/9, các tỉnh miền Trung đã thông báo và hướng dẫn cho hơn 7.000 tàu thuyền với hơn 45.000 lao động biết vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, trong đó: khu vực giữa quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa có hơn 300 tàu với hơn 2.000 lao động; khu vực Quần Đảo Trường Sa có 290 tàu. 

Ngư dan đối phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ.

Trong ngày, Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng cũng đã lệnh cấm tàu thuyền ra khơi. Tại Cảng cá Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, đến thời điểm này đã có gần 1.100 phương tiện tàu thuyền vào neo đậu, tránh trú áp thấp nhiệt đới.

Ông Huỳnh Văn Phương, Trưởng Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang cho biết, đơn vị đã chuẩn bị khu nhà 2 tầng ở chợ Đầu mối để ngư dân vào tạm trú an toàn; đồng thời phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố và chính quyền quận Sơn Trà kiểm tra không cho người ở lại trên tàu. 

Ngư dân quận Sơn Trà- TP Đà Nẵng di chuyển phương tiện đến nơi an toàn.

Ông Huỳnh Văn Phương nói: “Đối với các phương tiện lớn thì neo đậu vào phao neo trú bão, còn phương tiện nhỏ thì neo vào cọc bờ theo phương án hướng dẫn của Tổng Cục Thủy sản. Điều lo ngại lớn nhất của chúng tôi là theo thiết kế và quy định của Bộ Nông nghiệp, khả năng chứa của tàu chỉ có 493 phương tiện, nhưng hiện nay số lượng đã lên đến 1.100 chiếc, khi bão vào khó tránh khỏi va đập”.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các Đài thông tin tìm kiếm cứu nạn liên tục phát các bản tin thông báo về vị trí và diễn biến áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông bắn pháo hiệu theo quy định để các tàu thuyền đang hoạt động trên biển chủ động phòng tránh, hoặc di chuyển ra khỏi vùng ảnh hưởng.

Đại tá Nguyễn Văn An, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay còn 555 tàu cá của tỉnh Quảng Nam với 5.500 lao động. Hầu hết các tàu đều đã nhận được thông tin về áp thấp nhiệt đới. 

Đường Nguyễn Văn Linh, TP Đà Nẵng nước ngập hơn 20cm.

Đại tá Nguyễn Văn An thông báo: “Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng thường trực lực lượng, phương tiện sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Các đơn vị thường trực chiến đấu kể cả khối cơ quan là 100% quân số tối nay trực lại cơ quan không ai được về. Chiều nay (tức chiều 12/9), đồng chí Phó chỉ huy tham mưu tác chiến trực tiếp đi xuống các hải đội để kiểm tra công tác phòng chống, nắm tình hình các tàu ngưu dân đang hoạt động ngoài khơi”. 

Tại tỉnh Quảng Ngãi từ sáng 12/9 đã bắt đầu có mưa to. Tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các địa phương kêu gọi tàu thuyền và đối phó với mưa lớn gây sạt lở ở miền núi và ngập lụt vùng trũng thấp.

Ông Huỳnh Thương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết, do địa hình phức tạp, mùa mưa thường chia cắt nhiều vùng, chiều 12/9, huyện đã huy động lực lượng tại chỗ để đối phó với lũ lụt có thể xảy ra.

“Các nơi chia cắt chúng tôi chỉ đạo lực lượng tại chỗ. Chỗ đó chia cắt, sạt lở thì có bao nhiêu người dân, di dời đến đâu, lực lượng nào tổ chức di dời, ai chỉ huy thì chúng tôi cũng đã chỉ đạo hết sức sát sao để lúc đó không bị bị động khi bão lũ đến”, ông Huỳnh Thương khẳng định. 

Học sinh trường THPT Nguyễn Huệ trên đường Quang Trung- TP Đà Nẵng phải lội nước khi tan học.

Chủ động đối phó với áp thấp nhiệt đới, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định đang tập trung kêu gọi, thông báo cho các tàu thuyền hoạt động trên biển biết hướng đi, diễn biến của áp thấp để chủ động trú tránh.

Ông Phan Xuân Hải, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết: “Hiện nay Bình Định đang rất khẩn trương kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển. Từ chiều tối hôm 11/9 đến sáng 12/9 các cơ quan chức năng của tỉnh tích cực liên lạc với các tàu này kêu gọi và hướng dẫn người ta thoát ra khỏi vùng nguy hiểm”.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 11/9 đến ngày 12/9, tỉnh Phú Yên xuất hiện mưa trên diện rộng. Ngay khi nghe tin áp thấp nhiệt đới gần bờ và có khả năng mạnh lên thành bão, nhiều ngư dân đã chủ động cho tàu vào bờ tránh áp thấp. Tại cảng cá phường 6, thành phố Tuy Hòa, hàng chục tàu câu cá ngừ đại dương, cá nhám đã cập bờ bán thuỷ sản và neo tàu đảm bảo an toàn. 

Bà Trần Thị Hoa, ở phường 6, Tuy Hoà cho biết: “Tàu cũng đúng trăng nghe áp thấp anh em cho tàu về luôn, neo chắc chắn ở đây. Nếu gió săn quá thì đưa tàu qua bên Đông Tác núp gió chớ ở đây nước lũ xuống cũng không an toàn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công tác dự báo bão vừa qua còn chưa chính xác, gây bất ngờ
Công tác dự báo bão vừa qua còn chưa chính xác, gây bất ngờ

VOV.VN - Phó Thủ tướng yêu cầu tạo điều kiện nâng cao năng lực Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và các cơ quan cảnh báo có liên quan.

Công tác dự báo bão vừa qua còn chưa chính xác, gây bất ngờ

Công tác dự báo bão vừa qua còn chưa chính xác, gây bất ngờ

VOV.VN - Phó Thủ tướng yêu cầu tạo điều kiện nâng cao năng lực Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và các cơ quan cảnh báo có liên quan.

Bão số 3 đổ bộ vào đất liền: Các địa phương dốc sức chống bão
Bão số 3 đổ bộ vào đất liền: Các địa phương dốc sức chống bão

VOV.VN -Tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các cấp các ngành theo dõi chặt chẽ để ứng phó với cơn bão số 3 như tháo kiệt nước đồng, khơi thông các dòng chảy…

Bão số 3 đổ bộ vào đất liền: Các địa phương dốc sức chống bão

Bão số 3 đổ bộ vào đất liền: Các địa phương dốc sức chống bão

VOV.VN -Tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các cấp các ngành theo dõi chặt chẽ để ứng phó với cơn bão số 3 như tháo kiệt nước đồng, khơi thông các dòng chảy…

Cảnh báo: Hoàn lưu bão số 2 có gây sạt lở, ngập lụt trên diện rộng
Cảnh báo: Hoàn lưu bão số 2 có gây sạt lở, ngập lụt trên diện rộng

VOV.VN - Mưa do hoàn lưu bão số 2 có thể đe dọa các khu vực trọng điểm xung yếu, có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét, ngập lụt…

Cảnh báo: Hoàn lưu bão số 2 có gây sạt lở, ngập lụt trên diện rộng

Cảnh báo: Hoàn lưu bão số 2 có gây sạt lở, ngập lụt trên diện rộng

VOV.VN - Mưa do hoàn lưu bão số 2 có thể đe dọa các khu vực trọng điểm xung yếu, có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét, ngập lụt…

“Dự báo vẫn chưa tương xứng với diễn biến của bão số 3”
“Dự báo vẫn chưa tương xứng với diễn biến của bão số 3”

VOV.VN -Dự báo vẫn chưa tương xứng với diễn biến phức tạp của bão. Chính quyền địa phương thông báo bão nhưng người dân không biết bão đổ bộ lúc nào.

“Dự báo vẫn chưa tương xứng với diễn biến của bão số 3”

“Dự báo vẫn chưa tương xứng với diễn biến của bão số 3”

VOV.VN -Dự báo vẫn chưa tương xứng với diễn biến phức tạp của bão. Chính quyền địa phương thông báo bão nhưng người dân không biết bão đổ bộ lúc nào.