Mổ nhầm tay cháu bé, một bác sĩ bị kỉ luật

Phẫu thuật viên tưởng cổ tay trái đã đóng đinh nên để tay trái lên vị trí mổ. Bác sĩ tìm mãi không thấy đinh nên mới biết đã phẫu thuật nhầm tay của cháu bé

Ngày 21/6, BS Phạm Văn Dũng, phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An, cho biết: “Sau sự cố mổ nhầm tay phải sang tay trái để rút đinh cho cháu Phạm Thành Luân, Ban giám đốc Bệnh viện đã đình chỉ công tác đối với BS Trần Văn Tuấn, người phụ trách kíp mổ”.

Phẫu thuật viên cứ tưởng cổ tay trái đã đóng đinh nên để tay trái lên vị trí mổ

Trước đó, ngày 17/2, chị Lê Thị Thương (35 tuổi, ngụ tại xóm 6 phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đưa con là Phạm Thành Luân (6 tuổi) bị gãy đầu xương trụ cổ tay phải do ngã đến Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An điều trị.

Tại đây, các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật, nắn xương trụ thẳng lại rồi đóng đinh cố định ở cổ tay phải. Sau khi hoàn thành ca phẫu thuật, bác sĩ hẹn “sau ba tháng chị đưa con đến để tái khám và rút đinh”.

Ngày 15/6 chị Thương đưa con trở lại bệnh viện. Bác sĩ Tuấn và một bác sĩ gây mê cùng một kĩ thuật viên thực hiện ca phẫu thuật này. 

Tuy nhiên, theo chị Thương, lần phẫu thuật này dài gần 2 giờ, lâu hơn nhiều khi so với lần đóng đinh ban đầu. Sau đó, chị thấy hai cổ tay của con đều băng bó như nhau.

Khi hỏi bác sĩ Tuấn, chị Thương được giải thích: Trong quá trình phẫu thuật, đinh bị lún sâu nên phải đục để lấy đinh ra, do đó hốp xương cổ tay phải bị hổng. Vì thế phải phẫu thuật cổ tay trái để lấy hốp xương đắp sang cổ tay phải.

Trao đổi vụ việc này, bác sĩ Phạm Văn Dũng, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An, thừa nhận kíp phẫu thuật đã để xảy sai sót không đáng có dẫn đến hậu quả mổ nhầm tay.

Đáng lẽ phẫu thuật cổ tay phải nhưng do vết mổ cũ bị mờ nên kỹ thuật viên lại lấy ven truyền dịch ở tay phải. Do đó, phẫu thuật viên cứ tưởng cổ tay trái đã đóng đinh nên để tay trái lên vị trí mổ. Bác sĩ tìm mãi không thấy đinh nên mới biết đã phẫu thuật nhầm tay của cháu.

Chị Thương cho biết do lo lắng nên ngày 20/6 đã xin đưa con ra Bệnh viện Việt Đức tái khám. Hiện sức khỏe cháu Luân tốt, vận động bình thường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phẫu thuật nội soi 1 lỗ điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em tại BV Xanh Pôn
Phẫu thuật nội soi 1 lỗ điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em tại BV Xanh Pôn

VOV.VN - Đây là kỹ thuật mới điều trị thoát vị bẹn không còn để lại sẹo mổ và hiện tại chỉ có đơn vị ngoại nhi của Bệnh viện Xanh Pôn thực hiện kỹ thuật này.

Phẫu thuật nội soi 1 lỗ điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em tại BV Xanh Pôn

Phẫu thuật nội soi 1 lỗ điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em tại BV Xanh Pôn

VOV.VN - Đây là kỹ thuật mới điều trị thoát vị bẹn không còn để lại sẹo mổ và hiện tại chỉ có đơn vị ngoại nhi của Bệnh viện Xanh Pôn thực hiện kỹ thuật này.

Phẫu thuật nhanh cứu trẻ sơ sinh lộ ruột
Phẫu thuật nhanh cứu trẻ sơ sinh lộ ruột

Em bé ra đời thì có khối ruột lộ ra ngoài thành bụng. Các bác sĩ đã tiến hành đưa toàn bộ phần ruột lộ ra ngoài vào trong ổ bụng của bé.

Phẫu thuật nhanh cứu trẻ sơ sinh lộ ruột

Phẫu thuật nhanh cứu trẻ sơ sinh lộ ruột

Em bé ra đời thì có khối ruột lộ ra ngoài thành bụng. Các bác sĩ đã tiến hành đưa toàn bộ phần ruột lộ ra ngoài vào trong ổ bụng của bé.

Mỗi năm, 1.600 trẻ em Việt Nam được “phẫu thuật nụ cười” miễn phí
Mỗi năm, 1.600 trẻ em Việt Nam được “phẫu thuật nụ cười” miễn phí

VOV.VN - Operation Smile Việt Nam trung bình mỗi năm tiến hành phẫn thuật cho 1600 trẻ em Việt Nam bị dị tật hàm, mặt bẩm sinh.

Mỗi năm, 1.600 trẻ em Việt Nam được “phẫu thuật nụ cười” miễn phí

Mỗi năm, 1.600 trẻ em Việt Nam được “phẫu thuật nụ cười” miễn phí

VOV.VN - Operation Smile Việt Nam trung bình mỗi năm tiến hành phẫn thuật cho 1600 trẻ em Việt Nam bị dị tật hàm, mặt bẩm sinh.