Người trẻ phấn đấu để “nghệ tinh - thân vinh”

VOV.VN - Ngày nay, thay vì chen chân bằng được vào đại học, nhiều bạn trẻ đã chuyển hướng sang học nghề và thành công. 

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cả nước Hiện có hơn 200.000 người có trình độ cử nhân trở lên chưa tìm được việc làm. Để không gia tăng lực lượng này và phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020 có 30% số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông theo học tại các trường đào tạo nghề, thời gian qua nhiều trường cao đẳng nghề đã tích cực tham gia trực tiếp vào tư vấn học nghề, góp phần phân luồng học sinh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước.

Sinh viên Khoa Cơ điện, Trường CĐ Kỹ Nghệ II, TPHCM.
 

Trong xã hội hiện nay nhiều người vẫn còn quan niệm coi trọng bằng cấp. Quan niệm đó gây không ít khó khăn cho tuyển sinh đầu vào của các trường cao đẳng dạy nghề. Để khắc phục thực tế này, nhiều trường dạy nghề đã tổ chức các hoạt động tư vấn kết nối tìm đầu vào tại các trường trung học phổ thông; hay cam kết tạo đầu ra tại các doanh nghiệp; đồng thời tư vấn cho phụ huynh học sinh và học sinh để truyền đi thông điệp: học nghề - việc làm - cuộc sống - tương lai.

Thêm vào đó là hoạt động hiệu quả của các câu lạc bộ khởi nghiệp tại nhiều địa phương nên ngày càng có nhiều sinh viên thi vào trường nghề, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tiến sỹ Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II TPHCM cho biết, hiện trường có gần 5.000 sinh viên, học sinh theo học nhiều nghề có nhu cầu lao động cao như: điện công nghiệp, ô tô, công nghệ thông tin, hàn, cắt gọt kim loại, xử lý nước thải công nghiệp… Học sinh của trường đã đoạt nhiều giải cao trong các kỳ thi tay nghề quốc gia, nhiều doanh nghiệp liên kết với trường để đào tạo công nhân, mở các lớp ngắn ngày nâng cao tay nghề cho người lao động, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm ngày càng cao.

Hiệu trưởng Nguyễn Thị Hằng tiết lộ bí quyết: "Trong thời gian gần đây, chúng tôi còn tiếp cận với các thầy cô giáo ở các trường phổ thông để cùng với nhà trường làm phần hướng nghiệp cũng như là phân luồng luôn từ các trường phổ thông, để sự lan tỏa nhanh hơn. Thông qua đó, các em cũng nhận thức được rằng chúng ta học là để ra xã hội có việc làm tốt, có lương tốt chứ không phải là bằng cấp"./.

Thông qua kênh tiếp cận với phụ huynh, với học sinh của một số trường dạy nghề và từ bài học kinh nghiệm của nhiều anh chị đi trước mà ngày càng nhiều bạn trẻ đã lựa chọn thi vào trường nghề, học ngành nghề mà mình yêu thích thay vì chen chân vào đại học.

Sinh viên khoa Cơ khí, Trường CĐ Kỹ Nghệ II, TPHCM 
thực hành tại xưởng.

Lê Ngọc Yến Vi, sinh viên năm thứ nhất Khoa May cho biết, em và nhiều bạn đã xác định con đường lập thân, lập nghiệp từ những tư vấn của thầy cô giáo: "Qua những lời tư vấn của các thầy cô giáo thì các bạn cũng hiểu ra rằng nghề nào phù hợp với mình hơn. Mình nên chọn nghề nào để phù hợp với bản thân và mình thích nhất. Bản thân em cảm thấy việc học nghề giúp mình có cái nghề ổn định hơn để ổn định cuộc sống và tương lai sau này"./.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở nước ta hiện nay cần đổi mới cơ chế chính sách quản lý, gắn kết đào tạo nghề với doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất, kiểm định chất lượng dạy nghề… Trong đó giải pháp quan trọng là hướng nghiệp cho học sinh ngay từ khi chưa tốt nghiệp bậc học phổ thông.

Các em cần biết học nghề gì là phù hợp với khả năng của mình, nghề gì xã hội đang cần, nghề gì có thu nhập tốt, có điều kiện làm việc tốt… để các em lựa chọn.

Ông Minh cho biết, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích học sinh học nghề:"Chúng tôi phân luồng học sinh vào học nghề thông qua các chính sách, chế độ đối với người tốt nghiệp THCS vào học nghề. Trong Luật Giáo dục nghề nghiệp đã quy định, tất cả học sinh, sinh viên tốt nghiệp THCS mà vào học nghề sẽ được miễn giảm học phí. Học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số và con gia đình chính sách thì được miễn giảm học phí và có học bổng".

Trên thực tế, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã sáng suốt khi chọn học nghề trước để ổn định cuộc sống, sau đó sẽ học cao hơn. Có học sinh nhìn thấy tương lai của mình khi học nghề nên đã bỏ cơ hội học đại học…

Lương Thị Thu, sinh viên năm thứ 3 ngành cơ điện, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II TPHCM cho biết, em ý thức được việc chọn nghề, học nghề và hành nghề để ổn định cuộc sống. Hiện Thu đang đi làm tại một công ty thiết bị điện tử và em thấy mình có đủ khả năng, kinh nghiệm làm nghề để bước ra cuộc sống: "Em cũng đã thi đỗ đại học nhưng với tình hình đất nước hiện nay thì em nghĩ việc chọn nghề là thích hợp. Do đó, em chọn trường nghề để được học kỹ năng nghề nhiều hơn. Em đã quyết định chọn học nghề cơ điện tử và trong quá trình học em được tiếp xúc với thực tế nhiều hơn, được thực hành nhiều hơn".

Các cụ ngày xưa có câu: “Nhất nghệ tinh - nhất thân vinh”, hay “Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”… Đặc biệt, kết quả cao tại một số cuộc thi tay nghề gần đây cho thấy, thợ  trẻ Việt Nam đã khẳng định nhiều “bàn tay vàng” đẳng cấp khu vực ASEAN và thế giới. Đó là niềm tự hào thôi thúc các bạn trẻ tự tin học nghề để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng đất nước./.



Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao trường nghề khó tuyển sinh?
Vì sao trường nghề khó tuyển sinh?

VOV.VN - Trong khi nhiều trường Đại học, Cao đẳng đang chạy đua tuyển sinh thì với các trường nghề, mùa tuyển sinh năm nào cũng đau đầu vì thiếu chỉ tiêu.

Vì sao trường nghề khó tuyển sinh?

Vì sao trường nghề khó tuyển sinh?

VOV.VN - Trong khi nhiều trường Đại học, Cao đẳng đang chạy đua tuyển sinh thì với các trường nghề, mùa tuyển sinh năm nào cũng đau đầu vì thiếu chỉ tiêu.

Bỏ học đại học, chọn vào trường nghề
Bỏ học đại học, chọn vào trường nghề

VOV.VN - Tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp khiến nhiều em sau khi tốt nghiệp PTTH đã chọn con đường học nghề.

Bỏ học đại học, chọn vào trường nghề

Bỏ học đại học, chọn vào trường nghề

VOV.VN - Tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp khiến nhiều em sau khi tốt nghiệp PTTH đã chọn con đường học nghề.

Khó khăn tuyển sinh, các trường nghề ký cam kết đầu ra cho sinh viên
Khó khăn tuyển sinh, các trường nghề ký cam kết đầu ra cho sinh viên

VOV.VN - Dù đã đến tận các trường phổ thông chiêu sinh, nhưng đến nay, các trường cao đẳng, trung cấp vẫn đang vật vã do không tuyển đủ chỉ tiêu.

Khó khăn tuyển sinh, các trường nghề ký cam kết đầu ra cho sinh viên

Khó khăn tuyển sinh, các trường nghề ký cam kết đầu ra cho sinh viên

VOV.VN - Dù đã đến tận các trường phổ thông chiêu sinh, nhưng đến nay, các trường cao đẳng, trung cấp vẫn đang vật vã do không tuyển đủ chỉ tiêu.