Phạt vượt đèn vàng: Vẫn còn nhiều tranh cãi

VOV.VN - Người tham gia giao thông vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ. Qui định này đang gây  nhiều tranh cãi.   

Đã gần 1 tuần Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt được triển khai, nhưng còn một số điểm mới trong nghị định vẫn đang gây tranh cãi. 

Xử phạt vượt đèn vàng

Tầm 5h chiều 3/8 tại khu vực đèn xanh, đèn đỏ ngã tư đường Nguyễn Văn Cừ giao với phố Nguyễn Sơn (Hà Nội), dù các phương tiện tham gia giao thông bị ùn ứ khá dài nhưng tất cả đều dừng lại kiên nhẫn đứng chờ khi tín hiệu giao thông chuyển sang đèn vàng. Loa phát thanh đặt ngay tại ngã tư được bật to để tuyên truyền về những điểm mới của Nghị định 46 cho người dân nắm được.

Anh Nguyễn Văn Lợi (Thạch Bàn, Long Biên) cho biết: “Trước kia luật không rõ ràng là có xử phạt vượt đèn vàng hay không nên cảnh sát lúc phạt lúc không, vì thế, dù đã đèn vàng vẫn có khá nhiều phương tiện di chuyển nên mới có chuyện vượt đèn đỏ, rất nguy hiểm. Giờ xử phạt vượt đèn vàng thì sẽ hạn chế được tình trạng vượt đèn đỏ”.

Việc xử phạt người tham gia giao thông vượt đèn vàng như vượt đèn đỏ với mức tiền từ 1,2 đến 2 triệu đồng gây nhiều tranh cãi. Không ít ý kiến cho rằng, vượt đèn vàng cũng phạt như đèn đỏ thì đèn vàng không cần thiết nữa.

Anh Hoàng Minh (diễn đàn otoFun) cho rằng, khi xử phạt vượt đèn vàng dễ làm người tham gia giao thông dừng lại đột ngột rất nguy hiểm.

Tại TPHCM, Trung tá Phan Hoàng Vũ, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông quận 3, cho biết dù không xử phạt đèn vàng, nhưng trong những ngày đầu thực hiện Nghị định 46 mỗi ngày, TPHCM xử phạt hàng trăm trường hợp vi phạm, đặc biệt xử lý nghiêm vi phạm về nồng độ cồn với mức phạt mới lên tới 4 triệu đồng.

Xử phạt tại chỗ không cần lập biên bản

Tại Điều 56 của Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 (có hiệu lực từ 1/7/2013), Điều 15 Thông tư 01/2016/TT/BCA (có hiệu lực từ ngày 15/2/2016), Nghị định 46/2016/ND-CP (có hiệu lực từ 1/8/2016), CSGT có quyền xử phạt vi phạm không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp: Xử phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức. Với quy định này, người vi phạm chỉ cần nộp phạt cho CSGT (có biên lai thu tiền) là được tiếp tục tham gia giao thông.

Tại ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền sáng 4/8, sau khi nộp phạt vi phạm hành vi “Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước” và hành vi đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách, anh Việt và anh Tùng lại được tham gia giao thông bình thường.

Hai anh chia sẻ, với những vi phạm không quá nghiêm trọng và mức tiền phạt không lớn thì việc nộp phạt tại chỗ như thế này đỡ gây phiền hà cho người dân. Tuy nhiên, việc nộp phạt tại chỗ nếu không được quản lý chặt dễ chảy vào túi cá nhân, gây thất thu nguồn ngân sách.

Với những lo ngại này, Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT Hà Nội cho biết, các ca công tác đều phân công tổ trưởng, tổ phó và lãnh đạo trực tiếp kiểm tra việc làm của cán bộ chiến sĩ. Hiện trên địa bàn Thủ đô, Trung tâm Điều khiển giao thông lắp đặt gần 500 camera theo dõi các vi phạm trên đường, ngoài ra còn có các tổ kiểm tra đặc biệt kiểm tra phát hiện sai phạm của cán bộ, chiến sĩ.

Khi nhân dân phản ánh những sai phạm của cán bộ, chiến sĩ sẽ được kiểm tra, thanh tra, xác minh làm rõ, nếu vi phạm sẽ xử lý theo quy định của ngành./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình ảnh: Ngày đầu ra quân xử phạt “vượt đèn vàng như đèn đỏ“
Hình ảnh: Ngày đầu ra quân xử phạt “vượt đèn vàng như đèn đỏ“

VOV.VN- Hôm nay (1/8), Nghị định 46/2016 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông chính thức có hiệu lực. 

Hình ảnh: Ngày đầu ra quân xử phạt “vượt đèn vàng như đèn đỏ“

Hình ảnh: Ngày đầu ra quân xử phạt “vượt đèn vàng như đèn đỏ“

VOV.VN- Hôm nay (1/8), Nghị định 46/2016 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông chính thức có hiệu lực. 

Có nên xử phạt vượt đèn vàng như vượt đèn đỏ?
Có nên xử phạt vượt đèn vàng như vượt đèn đỏ?

VOV.VN- Mức độ vượt đèn vàng nhẹ hơn vượt đèn đỏ. Do đó, cơ quan chức năng khi ban hành Nghị định 46/2016 cần tính đến yếu tố thực tế này.

Có nên xử phạt vượt đèn vàng như vượt đèn đỏ?

Có nên xử phạt vượt đèn vàng như vượt đèn đỏ?

VOV.VN- Mức độ vượt đèn vàng nhẹ hơn vượt đèn đỏ. Do đó, cơ quan chức năng khi ban hành Nghị định 46/2016 cần tính đến yếu tố thực tế này.

Vượt đèn vàng trong tình huống nào sẽ bị xử phạt?
Vượt đèn vàng trong tình huống nào sẽ bị xử phạt?

VOV.VN - Luật Giao thông Đường bộ đã quy định người điều khiển phương tiện thấy đèn vàng, đèn đỏ trước vạch dừng thì phải dừng phương tiện.

Vượt đèn vàng trong tình huống nào sẽ bị xử phạt?

Vượt đèn vàng trong tình huống nào sẽ bị xử phạt?

VOV.VN - Luật Giao thông Đường bộ đã quy định người điều khiển phương tiện thấy đèn vàng, đèn đỏ trước vạch dừng thì phải dừng phương tiện.

Phạt vượt đèn vàng như đèn đỏ: Không phải cứ vượt đèn vàng là bị phạt
Phạt vượt đèn vàng như đèn đỏ: Không phải cứ vượt đèn vàng là bị phạt

Nếu người dân đã đi quá vạch dừng, lúc đó đèn mới chuyển sang màu vàng thì lúc đó họvẫn có quyền đi tiếp mà không bị phạt.

Phạt vượt đèn vàng như đèn đỏ: Không phải cứ vượt đèn vàng là bị phạt

Phạt vượt đèn vàng như đèn đỏ: Không phải cứ vượt đèn vàng là bị phạt

Nếu người dân đã đi quá vạch dừng, lúc đó đèn mới chuyển sang màu vàng thì lúc đó họvẫn có quyền đi tiếp mà không bị phạt.

Xử phạt vượt đèn vàng như đèn đỏ: Có nên bỏ đèn vàng?
Xử phạt vượt đèn vàng như đèn đỏ: Có nên bỏ đèn vàng?

VOV.VN -Ngay khi thông tin về hình phạt khi vượt đèn vàng được công bố, có nhiều ý kiến khác nhau về mức phạt cũng như tính hợp lý của quy định này.

Xử phạt vượt đèn vàng như đèn đỏ: Có nên bỏ đèn vàng?

Xử phạt vượt đèn vàng như đèn đỏ: Có nên bỏ đèn vàng?

VOV.VN -Ngay khi thông tin về hình phạt khi vượt đèn vàng được công bố, có nhiều ý kiến khác nhau về mức phạt cũng như tính hợp lý của quy định này.