Thủ tướng: Nhiều sự cố môi trường ảnh hưởng đời sống người dân

VOV.VN - Thủ tướng nói: Thời gian qua, xảy ra nhiều sự cố môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống người dân, gây bất ổn xã hội.

Sáng nay (24/8), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo vệ môi trường.

Tham dự có các Phó Thủ tướng: Trương Hòa Bình, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành và 63 tỉnh, thành phố tại các đầu cầu truyền hình trực tuyến.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng đề cập ngay đến thực trạng ô nhiễm môi trường. Thời gian qua, các vi phạm pháp luật về môi trường bùng phát, xảy ra nhiều sự cố môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống người dân, gây bất ổn xã hội. Nhiều điểm nóng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều vùng, nhiều lĩnh vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: VGP
Báo cáo trình bày tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Môi trường nước ta đang chịu nhiều áp lực lớn từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong nước, sức ép cạnh tranh của quá trình hội nhập quốc tế cùng các tác động xuyên biên giới.

Hàng năm, có hơn 2.000 dự án đầu tư thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nếu không được đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát hiệu quả sẽ là những nguy cơ rất lớn đến môi trường.

Các vấn đề môi trường theo dòng chảy sông Mê Công, sông Hồng, các sông xuyên biên giới ngày càng phức tạp. Việc xây dựng các dự án thủy điện của một số quốc gia trên dòng chính sông Mê Công đã và đang có những tác động, ảnh hưởng lớn đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hội nghị trực tuyến tại đầu cầu UBND TP Hà Nội

Theo ông Trần Hồng Hà: cả nước hiện nay có 283 khu công nghiệp với hơn 550.000 m3 nước thải/ngày đêm; 615 cụm công nghiệp trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hơn 5.000 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, hơn 4.500 làng nghề, lưu hành gần 43 triệu xe mô tô và trên 2 triệu ô tô.

Hằng năm, trên cả nước sử dụng hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật; phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại. Hiện có 458 bãi chôn lấp rác thải, trong đó có 337 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh.

Tình trạng chuyển đổi đất rừng, khai thác khoáng sản, xây dựng thủy điện, khai thác tài nguyên đa dạng sinh học đã dẫn đến thu hẹp diện tích các hệ sinh thái tự nhiên, chia cắt các sinh cảnh, suy giảm đa dạng sinh học.

Khu vực FDI hiện đóng vai trò chủ yếu trong xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, FDI có chiều hướng dịch chuyển dòng vốn vào các ngành tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường…

Biến đổi khí hậu diễn biến nhanh, phức tạp hơn so với dự báo, tác động nhiều mặt lên môi trường nước ta. Các vấn đề môi trường theo dòng chảy sông Mekong, sông Hồng, các sông xuyên biên giới ngày càng phức tạp.

Theo lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong những năm qua, hệ thống chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường được bổ sung, hoàn thiện từng bước. Việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, các công cụ, biện pháp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được đẩy mạnh.

Tính từ năm 2006 đến nay, đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với 2.229 tổ chức, đồng thời buộc các đối tượng vi phạm thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Thực trạng môi trường nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về khách quan: Do Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh, mạnh, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, đầu tư phát triển rất cao, kéo theo nhiều áp lực đến môi trường.

Trên thực tế, nhiều nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc ... cũng đã phải trải qua giai đoạn phát triển như Việt Nam hiện nay, khi kinh tế vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên, phát triển ồ ạt các nhà máy, xí nghiệp, ngành công nghiệp nhưng thiếu quan tâm thích đáng đến vấn đề tài nguyên, môi trường, một số dự án đầu tư đi ngược lại các quy luật của tự nhiên; Biến đổi khí hậu diễn biến nhanh hơn so với dự báo làm phức tạp thêm các vấn đề môi trường;

Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài đã tác động đến nền kinh tế của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta bị chững lại trong giai đoạn 2011 đến nay dẫn đến đầu tư từ doanh nghiệp và xã hội cho công tác bảo vệ môi trường bị giảm sút, không đáp ứng được yêu cầu.

Ông Trần Hồng Hà nhấn mạnh: “Đảng và Nhà nước ta đã luôn chủ trương và khẳng định rõ quan điểm “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “phát triển kinh tế – xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”.

Phát triển ở Việt Nam phải bền vững nhằm hướng tới mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đó cũng chính là những quan điểm chỉ đạo điều hành xuyên suốt của Chính phủ trong giai đoạn vừa qua cũng như hiện nay”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cá chết, người bị mẩn ngứa do nước suối gần Nhà máy Alumin
Cá chết, người bị mẩn ngứa do nước suối gần Nhà máy Alumin

VOV.VN - Nguyên nhân nước suối bị ô nhiễm có thể liên quan đến việc vận hành sản xuất Alumin tại Công ty Nhôm Đắk Nông.

Cá chết, người bị mẩn ngứa do nước suối gần Nhà máy Alumin

Cá chết, người bị mẩn ngứa do nước suối gần Nhà máy Alumin

VOV.VN - Nguyên nhân nước suối bị ô nhiễm có thể liên quan đến việc vận hành sản xuất Alumin tại Công ty Nhôm Đắk Nông.

Đà Nẵng: Cá chết nổi trắng mặt hồ Công viên 29/3
Đà Nẵng: Cá chết nổi trắng mặt hồ Công viên 29/3

VOV.VN -Hiện tượng cá chết bắt đầu xuất hiện vào sáng 1/8, đến khoảng đầu giờ chiều thì cá nổi lên mặt hồ ngày càng nhiều.

Đà Nẵng: Cá chết nổi trắng mặt hồ Công viên 29/3

Đà Nẵng: Cá chết nổi trắng mặt hồ Công viên 29/3

VOV.VN -Hiện tượng cá chết bắt đầu xuất hiện vào sáng 1/8, đến khoảng đầu giờ chiều thì cá nổi lên mặt hồ ngày càng nhiều.

Cá chết liên tục 3-4 tạ/ngày, do nắng nóng gây ra?
Cá chết liên tục 3-4 tạ/ngày, do nắng nóng gây ra?

VOV.VN - Thiệt hại do cá nuôi chết ở hồ Phước Hà kéo dài đã nhiều ngày nay nghi do thời tiết nắng nóng sinh ra tảo độc, gây thiệt hại lên đến nửa tỉ đồng.

Cá chết liên tục 3-4 tạ/ngày, do nắng nóng gây ra?

Cá chết liên tục 3-4 tạ/ngày, do nắng nóng gây ra?

VOV.VN - Thiệt hại do cá nuôi chết ở hồ Phước Hà kéo dài đã nhiều ngày nay nghi do thời tiết nắng nóng sinh ra tảo độc, gây thiệt hại lên đến nửa tỉ đồng.

Quảng Ninh: Cá chết hàng loạt nổi lềnh bềnh trên mặt Vịnh
Quảng Ninh: Cá chết hàng loạt nổi lềnh bềnh trên mặt Vịnh

VOV.VN - Chỉ trong vòng 1 đêm, hàng chục tấn cá đang vào vụ thu hoạch tại khu vực Bến Do, Cẩm Trung, Cẩm Phả, Quảng Ninh bị chết, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Quảng Ninh: Cá chết hàng loạt nổi lềnh bềnh trên mặt Vịnh

Quảng Ninh: Cá chết hàng loạt nổi lềnh bềnh trên mặt Vịnh

VOV.VN - Chỉ trong vòng 1 đêm, hàng chục tấn cá đang vào vụ thu hoạch tại khu vực Bến Do, Cẩm Trung, Cẩm Phả, Quảng Ninh bị chết, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Quảng Bình: Sau sự cố cá chết, nhiều trẻ có nguy cơ phải bỏ học
Quảng Bình: Sau sự cố cá chết, nhiều trẻ có nguy cơ phải bỏ học

VOV.VN -Hành trình đến với tri thức của con em ngư dân các xã vùng biển trên địa bàn Quảng Bình sau sự cố cá chết còn lắm gian nan.

Quảng Bình: Sau sự cố cá chết, nhiều trẻ có nguy cơ phải bỏ học

Quảng Bình: Sau sự cố cá chết, nhiều trẻ có nguy cơ phải bỏ học

VOV.VN -Hành trình đến với tri thức của con em ngư dân các xã vùng biển trên địa bàn Quảng Bình sau sự cố cá chết còn lắm gian nan.

Thủ tướng: “Không vì lợi ích trước mắt mà làm tổn hại môi trường“
Thủ tướng: “Không vì lợi ích trước mắt mà làm tổn hại môi trường“

VOV.VN - Thủ tướng: Cần phải phát triển theo hướng tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, kiên quyết không vì lợi ích trước mắt mà làm tổn hại môi trường

Thủ tướng: “Không vì lợi ích trước mắt mà làm tổn hại môi trường“

Thủ tướng: “Không vì lợi ích trước mắt mà làm tổn hại môi trường“

VOV.VN - Thủ tướng: Cần phải phát triển theo hướng tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, kiên quyết không vì lợi ích trước mắt mà làm tổn hại môi trường

Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh xin rút kinh nghiệm sau vụ cá chết
Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh xin rút kinh nghiệm sau vụ cá chết

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh chỉ xin rút kinh nghiệm khi để xảy ra sự cố môi trường và chôn lấp chất thải của Formosa.

Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh xin rút kinh nghiệm sau vụ cá chết

Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh xin rút kinh nghiệm sau vụ cá chết

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh chỉ xin rút kinh nghiệm khi để xảy ra sự cố môi trường và chôn lấp chất thải của Formosa.