Tiền Giang: Đê sông bị xâm thực, trách nhiệm thuộc về ai ?

VOV.VN - Gần 170 km đê sông, tỉnh Tiền Giang đang bị xâm phạm nghiêm trọng dẫn đến hư hỏng mặt đê, đe dọa an toàn tuyến đê. 

Toàn tỉnh Tiền Giang có gần 170 km đê sông, cửa sông, nhằm phục vụ công tác ngăn mặn, chống triều cường và phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. Gần đây, do các ngành chức năng và chính quyền một số địa phương buông lỏng quản lý nên hệ thống đê sông ở địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng làm hư hỏng mặt đê, đe dọa sự an toàn của tuyến đê.

Người dân xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông đào ao nuôi thủy sản vi phạm hành lang bảo vệ đê.
Tuyến đê ven sông cửa Tiểu nối dài từ các xã Tân Thành - Phước Trung (huyện Gò Công Đông) bị xâm thực nghiêm trọng nhất. Hàng trăm hộ dân ven đê, đã tự ý đào ao nuôi thủy sản trong hành lang bảo vệ đê. Nhiều khu vực đất bị sạt lở, nước triều lấn đến chân đê. Nhiều tuyến đường trọng tải 1,5 tấn nhưng có nhiều xe tải trọng từ 3-8 tấn lưu thông thường xuyên. Ông Lê Văn Thành, người dân ấp Thanh Nhung 2, xã Phước Trung cho biết, xe tải chạy làm cho mặt đê hư hỏng nặng, khiến nhiều người lưu thông vào ban đêm bị tai nạn giao thông.

Xe quá tải đi trên đê  cặp sông Cửa Tiểu.
Theo quy định, đê sông tại Tiền Giang có hành lang bảo vệ từ 20-25 mét tính từ chân đê. Nhưng nhiều hộ cố ý xây dựng công trình, đào ao nuôi thủy sản gần chân đê, chính quyền và ngành địa phương rất khó xử lý. Tại khu vực Tân Thành, Phước Trung, huyện Gò Công Đông đã có hàng trăm ao nuôi thủy sản, nhà dân lấn chiếm hành lang an toàn đường đê. Nhiều khu vực nước sông đã xâm thực đến chân đê.
Tại các tuyến đê sông thuộc địa bàn các xã Bình Tân- Bình Phú, Thành Công(huyện Gò Công Tây); Bình Đông, Bình Xuân, Tân Trung (Thị xã Gò Công Đông) có hàng chục bãi vật liệu xây dựng, nhà kho… xây dựng trong hành lang bảo vệ đê. Các doanh nghiệp còn có xe tải có trọng tải vượt mức cho phép nhiều lần lưu thông trên đường đê. Điều nghịch lý là hầu hết tuyến đê sông có gắn biển báo trọng tải từ 1,5 - 3 tấn nhưng Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn lại tham mưu cho UBND tỉnh Tiền Giang ký Quyết định cho phép 28 doanh nghiệp với gần 100 phương tiện có trọng tải cao gấp nhiều lần, hoạt động trên đê.

Mặt đê chỉ cho phép phương tiện tải trọng 1,5 tấn.
Xe quá tải lưu thông không chỉ gây khói bụi và còn làm hư hỏng mặt đê. Vào mùa mưa, nhiều tuyến đường xuất hiện ổ gà, ổ voi. Các chủ xe tải có dặm vá nhưng chỉ mang tính đối phó. Trước đây, Hạt Quản lý Đê điều thuộc Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh) là đơn vị duy nhất làm công tác quản lý đê sông, đê biển. Thời gian qua, dù đã phát hiện rất nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm hành lang bảo vệ đê, vận chuyển hàng hóa làm hư hỏng mặt đê nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời và còn đùn đẩy trách nhiệm cho chính quyền địa phương.
Năm 2016, ông Võ Đức Phong, Hạt trưởng Hạt Quản lý Đê điều đã lập hơn 50 trường hợp vi phạm nhưng không trình Chi cục Thủy lợi xử phạt hành chính theo thẩm quyền mà “né” trách nhiệm, chuyển hồ sơ về UBND các xã. Theo nhiều người việc chiếu theo Điều 24 - Nghị định 139 của Chính phủ ban hành năm 2013 là không đúng. Việc làm tắc trách này cũng gây thất thoát ngân sách nhà nước .

Một trong 28 giấy phép do UBND tỉnh cấp cho các doanh nghiệp có xe tải hoạt động "quá tải" trên đê sông.
 
Ông Nguyễn Văn Bảy, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang cho biết, trước đây theo Luật đê điều, Nghị định 139 của Chính phủ thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực đê thuộc về thẩm quyền của chủ tịch UBND các cấp; Thanh tra Sở Nông nghiệp, Chi cục thủy lợi và Công an các huyện. Thanh tra giao thông vận tải không có chức năng xử lý các trường hợp xe chạy quá tải trên đê.

Còn ông Huỳnh Văn Trí, Chủ tịch UBND xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây cho biết, xã không có chức năng xử lý các trường hợp vi phạm mặt đê, chân đê mà do Hạt Đê điều thực hiện.

Việc các ngành, đơn vị chức năng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau đang là khe hở cho một số doanh nghiệp, cá nhân ở Tiền Giang thường xuyên cho phương tiện quá tải lưu thông trên mặt đê và vi phạm hành lang an toàn đê. Hậu quả là mỗi năm Tiền Giang phải bỏ ra nhiều tỷ đồng để dặm vá, sửa chữa mặt đê, chống sạt lở ven đê…
Ông Nguyễn Văn Nhân, chủ cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng Sáu Nhân tại ấp Bình Trị, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây có xe chở vật liệu xây dựng được cấp phép 8 tấn, chạy trên đê 3 tấn, thừa nhận có xin phép giấy tờ ở Hạt đê, cho 8 tấn, nhưng không biết là đang vi phạm.
Trao đổi với PV Đài TNVN, ông Ưng Hồng Nghi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang thừa nhận, công tác quản lý đê sông của đơn vị, cụ thể là Hạt Đê điều và rừng phòng hộ thuộc Chi cục thủy lợi chưa chặt chẽ. Từ trước đến nay, các trường hợp vi phạm đều chỉ ở mức độ “lập biên bản” chứ chưa có biện pháp chế tài một trường hợp nào.
"Những trường hợp vi phạm Chi cục thủy lợi có phát hiện nhưng phối hợp để giải quyết dứt điểm các trường hợp này chưa chặt chẽ, cần phải củng cố tốt hơn. Về việc xe vận chuyển quá tải trên đê điều, Sở sẽ phối hợp cùng các ngành chức năng địa phương để triển khai quyết định của UBND tỉnh để cùng nhau phối hợp, thanh tra, kiểm tra xử phạt. Riêng về hành lang lấn chiếm đê điều thời gian qua còn tồn tại thì sẽ tổ chức hội nghị để bàn cùng với địa phương chấn chỉnh lại", ông Nghi cho biết.
Trước những bất cập này, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định 295 về quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ đê điều. Theo đó, ngoài các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, công an tỉnh, UBND các huyện, xã còn có trách nhiệm của Thanh tra Giao thông vận tải trong việc tham gia quản lý, xử lý vi phạm về lĩnh vực đê điều. Với động thái này, hy vọng thời gian tới công tác quản lý đê điều ở Tiền Giang đi vào nề nếp, không còn tái diễn tình trạng “buông lỏng” trong quản lý đê điều như thời gian qua./.







Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội: Ẩn họa đường ngang dân sinh cắt qua đường sắt
Hà Nội: Ẩn họa đường ngang dân sinh cắt qua đường sắt

VOV.VN - Hàng chục đường ngang dân sinh cắt qua đường sắt trên địa bàn huyện Thanh Trì tiềm ẩn những vụ tai nạn chết người.

Hà Nội: Ẩn họa đường ngang dân sinh cắt qua đường sắt

Hà Nội: Ẩn họa đường ngang dân sinh cắt qua đường sắt

VOV.VN - Hàng chục đường ngang dân sinh cắt qua đường sắt trên địa bàn huyện Thanh Trì tiềm ẩn những vụ tai nạn chết người.

Đêm nay, Hà Nội cấm đường để cẩu đầu máy, toa xe đường sắt trên cao
Đêm nay, Hà Nội cấm đường để cẩu đầu máy, toa xe đường sắt trên cao

VOV.VN - Trong thời gian cẩu lắp từ 22h30 đến 5h sáng mai (21/2), cấm toàn bộ đường Quang Trung tại khu vực thi công.

Đêm nay, Hà Nội cấm đường để cẩu đầu máy, toa xe đường sắt trên cao

Đêm nay, Hà Nội cấm đường để cẩu đầu máy, toa xe đường sắt trên cao

VOV.VN - Trong thời gian cẩu lắp từ 22h30 đến 5h sáng mai (21/2), cấm toàn bộ đường Quang Trung tại khu vực thi công.

Học sinh tiểu học chặn đường giật túi xách của ông già đi đường
Học sinh tiểu học chặn đường giật túi xách của ông già đi đường

VOV.VN - Thấy ông Huấn đi xe đạp, để túi xách ở giỏ xe, L.V.Y (11 tuổi) vượt lên đón đường, rồi lao ra giật chiếc túi bên trong có tiền, điện thoại và nhiều giấy tờ

Học sinh tiểu học chặn đường giật túi xách của ông già đi đường

Học sinh tiểu học chặn đường giật túi xách của ông già đi đường

VOV.VN - Thấy ông Huấn đi xe đạp, để túi xách ở giỏ xe, L.V.Y (11 tuổi) vượt lên đón đường, rồi lao ra giật chiếc túi bên trong có tiền, điện thoại và nhiều giấy tờ

Cận cảnh đường ray tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Cận cảnh đường ray tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Dự kiến, ngày 30/9, tuyến đường sắt nội đô đầu tiên ở Hà Nội (Cát Linh - Hà Đông) sẽ được đưa vào chạy thử. Công việc lớn nhất ở giai đoạn này là lắp ráp và hoàn thiện các đường ray trên về mặt đường sắt

Cận cảnh đường ray tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Cận cảnh đường ray tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Dự kiến, ngày 30/9, tuyến đường sắt nội đô đầu tiên ở Hà Nội (Cát Linh - Hà Đông) sẽ được đưa vào chạy thử. Công việc lớn nhất ở giai đoạn này là lắp ráp và hoàn thiện các đường ray trên về mặt đường sắt

Luật đường sắt (sửa đổi): Đừng để ngành đường sắt bị lãng quên
Luật đường sắt (sửa đổi): Đừng để ngành đường sắt bị lãng quên

VOV.VN - Đề nghị có sự đầu tư thỏa đáng đối với ngành đường sắt, “đừng để ngành đường sắt bị lãng quên như mấy chục năm qua”.

Luật đường sắt (sửa đổi): Đừng để ngành đường sắt bị lãng quên

Luật đường sắt (sửa đổi): Đừng để ngành đường sắt bị lãng quên

VOV.VN - Đề nghị có sự đầu tư thỏa đáng đối với ngành đường sắt, “đừng để ngành đường sắt bị lãng quên như mấy chục năm qua”.